Thực trạng tuyển sinh

Một phần của tài liệu xây dựng hệ trợ giúp ra quyết định trong công tác tuyển sinh đại học hệ từ xa tại viện đại học mở hà nội (Trang 57 - 63)

7. Bố cục luận văn

2.2.4. Thực trạng tuyển sinh

Quá trình triển khai công tác đào tạo cho một khóa học của nhà trường có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau:

Hình 2.2. Các giai đoạn chính của quá trình đào tạo

Ba giai đoạn đào tạo trên là độc lập khi triển khai các công tác chuyên môn nhưng nó lại có sự ảnh hưởng rất lớn với nhau. Nếu giai đoạn tuyển sinh không tốt sẽ không thể hình thành lớp để đưa vào đào tạo. Nếu giai đoạn đào tạo không đảm bảo chất lượng, cơ hội việc làm của người học sẽ rất thấp, xã hội không đánh giá cao vị trí lao động của người học. Từ đó, uy tín, thương hiệu của nhà trường bị giảm sút, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tuyển sinh sau này.

Chúng ta lần lượt phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn này:

1. Giai đoạn tuyển sinh

Đây là giai đoạn khởi đầu cho một chu trình đào tạo, giai đoạn này đóng vai trò quyết định việc có hay không hình thành lớp để đưa vào đào tạo.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giai đoạn tuyển sinh:

Đơn vị liên kết: Để có thể mở rộng địa bàn tuyển sinh, đào tạo nhằm nâng cao số lượng học viên thì không có cách nào tốt hơn là VĐHMHN cùng hợp tác với các trường, đơn vị có chức năng liên kết đào tạo, để triển khai có hiệu quả công tác tuyển sinh. (phụ lục 4)

Thương hiệu: Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, VĐHMHN từng bước khẳng định vị thế của mình. Đảng, nhà nước và xã hội đã có những ghi nhận về sự đóng góp của nhà trường trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, việc quảng bá hình ảnh vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều người dân vẫn chưa biết nhiều về nhà trường (là một trường công lập nhưng rất nhiều người nghĩ VĐHMHN là một trường dân lập), phần nào đó đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng mà lãnh đạo nhà trường phải đặc biệt quan tâm.

Thông báo, tuyên truyền công tác tuyển sinh: Đây là một yếu tố quan trọng trong việc triển khai công tác tuyển sinh. Nếu việc này không được triển khai tốt, người dân sẽ không biết nhà trường đang tuyển ngành gì, ở đâu… dẫn đến nhu cầu xã hội sẽ không cao. Vì vậy, các phòng ban chức năng cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên kết để triển khai thật tốt công tác này.

Tư vấn tuyển sinh: Khi triển khai công tác tuyển sinh, nhà trường nên chú trọng việc cắt cử cán bộ làm công tác tư vấn, thậm chí có thể thành lập 1 phòng chuyên trách về chức năng này. Bởi vì, khi người dân đến mua hồ sơ, có rất nhiều người trong số họ còn mơ hồ về việc chọn ngành nghề để học, cho nên việc nắm bắt được tâm lý của người dân để có thể tư vấn thật sát nhu cầu của họ là một việc làm hết sức quan trọng.

Vùng miền tuyển sinh: Mỗi vùng miền sẽ có đặc thù phát triển kinh tế - xã hội riêng, nhà trường cần phải điều tra, thống kê để có thể quyết định ngành tuyển sinh cho phù hợp với từng địa phương. (phụ lục 19)

Ngành tuyển sinh: Đây là một khâu quan trọng trong việc triển khai công tác tuyển sinh. Nếu quyết định tuyển sinh ngành đào tạo mà nhu cầu xã hội không cao sẽ rất dễ dẫn đến thất bại.

Mục đích học tập: Mục đích học tập của người dân chính là yếu tố quyết định đến nhu cầu của xã hội. Nhu cầu học tập của xã hội quyết định đến sự thành bại trong công tác tuyển sinh. Đây là yếu tố quan trọng, cần phải điều tra trước khi triển khai công tác tuyển sinh. (phụ lục 18)

Cạnh tranh trong đào tạo: Đây là một yếu tố cần đặc biệt quan tâm, vì nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng địa bàn tuyển sinh cũng như số lượng học viên theo học. Đã và đang xảy ra việc cạnh tranh giữa các trường trong việc chiếm lĩnh địa bàn tuyển sinh. Có những đơn vị cùng lúc hợp tác với 2 đến 3 trường và tuyển sinh cùng 1 ngành. Vì vậy, ban giám hiệu phải giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra từ yếu tố này bằng cách nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường nhằm tạo sự tin tưởng đối với người dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể để nhận được sự ủng hộ duy nhất của các đơn vị liên kết. (phụ lục 2)

2. Giai đoạn đào tạo

Sau khi tuyển sinh thành công, nhà trường sẽ khai giảng khóa học và đưa vào đào tạo. Trong giai đoạn này có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh trước đó và những năm tiếp theo.

Chương trình đào tạo: Đối với mỗi ngành học, nhà trường lấy từ 70 đến 80% khung chương trường chính do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, còn lại từ 20 đến 30% chương trình do nhà trường tự xây dựng. Trong khung chương trình do nhà trường tự xây dựng (có thể thay đổi theo hàng năm) là các chuyên đề, các môn học phải luôn bám sát tính thời sự trong những biến động của nền kinh tế, xã hội đang diễn ra, nhằm trang bị kịp thời cho học viên những kiến thức mới nhất.

Thời gian đào tạo: Tùy theo đối tượng đăng ký theo học. Đối với những trường hợp đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn tùy thuộc vào số môn học được miễn. Các trường hợp tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, thời gian đào tạo là 5 năm. (phụ lục 13)

Hình thức đào tạo: Hiện tại nhà trường vẫn áp dụng học theo niên chế mà chưa chuyển đổi qua học theo hình thức tín chỉ, chính vì vậy mà thời gian đào tạo kéo dài hơn so với các trường khác. Đây cũng là một yếu điểm trong việc cạnh tranh tuyển sinh với các trường.

Hình thức học: Học từ xa lấy tự học là chủ yếu. Thời lượng ôn tập và giải đáp thắc mắc cho mỗi môn học là 2 ngày (16 tiết).

Văn hóa học đường: Nhà trường cần đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường lành mạnh, tham gia tích cực thực hiện mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực” và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tích cực phòng chống tiêu cực, xây dựng tiêu chí về nếp sống văn hóa học đường trong toàn trường… nhằm biến mục tiêu xây dựng văn hóa học đường trở thành nét đẹp thường nhật trong mỗi cán bộ, giáo viện và sinh viên.

Với hơn 50.000 học viên của tất cả các loại hình đào tạo, thì việc lan tỏa thông tin là vô cùng lớn. Vì vậy, yếu tố này là rất quan trọng trong việc gây dựng hình ảnh, nâng cao uy, tín thương hiệu của nhà trường.

Học phí: Thu theo số đơn vị học trình của môn học, ngành học (ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Luật kinh tế, Tài chính-Ngân hàng thu 55.000đ/đvht, ngành Tiếng Anh thu 65.000đ/đvht, ngành Tin học, Điện tử viễn thông thu 85.000đ/đvht).

(phụ lục 14)

Học liệu: Đây là một khâu rất quan trọng đối với hệ từ xa. Học liệu chính là “người thầy” gần gũi nhất đối với học viên. Vì vậy, trong những năm qua VĐHMHN đã mời các giảng viên có kinh nghiệm để soạn ra bộ giáo trình đầy đủ nhất từ trước đến nay cho hệ Từ xa.

Đội ngũ giảng viên: Phần lớn giảng viên của VĐHMHN là giáo viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học trong cả nước. Qua gần 20 năm đào tạo đến nay VĐHMHN đã nhận được sự hợp tác của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có uy tín, kinh nghiệm. Chính quý thầy cô thỉnh giảng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu của nhà trường. Vì vậy VĐHMHN phải hết sức quan tâm đến yếu tố này.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập: VĐHMHN chỉ có 2 cơ sở chính đóng trên địa bàn Hà Nội và Đà Nẵng, còn lại là sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở liên kết đào tạo. Chính vì vậy đã gây khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học.

Xét miễn môn học: Đối tượng theo học hệ từ xa rất đa dạng, không chỉ có riêng đối tượng học từ đầu mà còn có các đối tượng đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi văn bằng cho phù hợp với công việc… Bình quân 1 khóa học, đối tượng được xét miễn môn học xin học vượt lớp để rút ngắn thời gian đào tạo chiếm khoảng 20 đến 25% số lượng học viên đăng ký theo học. Đây cũng là 1 nguồn mà nhà trường cần quan tâm khi triển khai công tác tuyển sinh.

Tuy nhiên việc xét miễn môn học của nhà trường vẫn còn cứng nhắc, không linh hoạt trong việc tạo điều kiện xét miễn môn học cho học viên. Học viên muốn được miễn môn học phải nộp bảng điểm của văn bằng trước đó, VĐHMHN căn cứ vào điểm thi hết môn (>=5) và số đơn vị học trình (bằng hoặc cao hơn số đơn vị học trình trong chương trình đào tạo của VĐHMHN) thì mới được xét miễn. Trong khi đó, một số trường khác xét miễn rất linh động bằng cách căn cứ vào nhóm ngành học viên đã được đào tạo để xét miễn các môn mà có thể không cần xét số đơn vị học trình và bảng điểm kèm theo. Ngoài ra, đối với các môn Tin học, Tiếng anh, học viên chỉ cần nộp chứng chỉ B (hoặc cao hơn) là được xét miễn. Trong khi đó, VĐHMHN lại không xét cho các trường hợp này. Chính vì vậy mà có không ít học viên đã chuyển qua trường khác học để được hưởng qui chế xét miễn mềm dẻo hơn.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập: Quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng tại VĐHMHN được triển khai qua 4 bước độc lập sau:

Bước 1: Ôn tập, giải đáp thắc mắc môn học

Bước 2: Tổ chức thi hết học phần (đề thi được chủ tịch hộ đồng thi lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi do hội đồng ra đề biên soạn chung cho tất cả các hệ đào tạo: chính qui, vừa làm vừa học, từ xa).

Bước 3: Rọc và ghép phách (do phòng Khảo thí chất lượng chịu trách nhiệm) Bước 4: Chấm thi, đánh giá kết quả bài thi (giảng viên đã tham gia giải đáp thắc mắc ở bước 1 thì sẽ không tham gia đánh giá kết quả ở bước này)

Việc kiểm, tra đánh giá chất lượng học tập như trên nhằm mục đích giảm thiểu những tiêu cực có thể xảy ra trong thi cử. Tuy nhiên, việc làm này đã phần nào làm cho tỷ lệ thi trượt môn học tương đối cao, cá biệt có những môn tỷ lệ trượt môn học nằm ở mức trên 80% (như các môn Toán cao cấp, Tiếng anh, Thống kê doanh nghiệp…). Nguyên nhân thi trượt có tỷ lệ cao đó là do tinh thần tự học của học viên chưa cao. Khối lượng kiến thức của môn học nhiều, thời lượng giáo viên lên lớp để ôn tập và giải đáp thắc mắc chỉ có 2 ngày (16 tiết), cho nên giảng viên không thể truyền tải hết nội dung môn học. Trong khi đó, ngân hàng đề thi được trải đều cho toàn bộ khối lượng chương trình của môn học. Chính vì vậy mà có những môn thi, học viên chỉ làm được một phần rất ít trong toàn bộ đề thi. Đây là lý do chính dẫn đến tỷ lệ nghỉ học giữa chừng của của học viên tăng cao, phần nào ảnh hưởng đến kết quả của công tác tuyển sinh. (phụ lục 21)

Tỷ lệ bỏ học: Đây là một khâu rất quan trọng mà các phòng ban chức năng, các đơn vị liên kết cần phải nắm bắt, thống kê thường xuyên để tìm ra nguyên nhân nhằm có những giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bỏ học. Ngoài ra, số liệu thống kê này cũng giúp cho việc tính toán (dự đoán) được số lượng tuyển sinh nằm ở mức độ hòa vốn ở các năm tiếp theo. (phụ lục 15)

3. Giai đoạn tốt nghiệp ra trường

Đây là giai đoạn có thể xem là thước đo để đánh giá quá trình đào tạo của nhà trường. Nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu và công tác tuyển sinh sau này.

Các yếu tố chính trong giai đoạn này là:

Cơ hội việc làm: Phần lớn học viên theo học hệ từ xa đều đã có việc làm ổn định. Mục đích học tập của học viên chủ yếu nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn hoặc chuyển ngạch.

Kiến thức áp dụng trong chuyên môn: Yếu tố này chính là nền tảng để các thành phần kinh tế, xã hội sử dụng lao động đánh giá chất lượng đào tạo. Nó ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Lĩnh vực công tác, thu nhập: Khảo sát yếu tố lĩnh vực công tác sẽ giúp cho nhà trường nắm bắt được nhu cầu học tập của xã hội sẽ tập trung nhiều vào các

thành phần nào (cán bộ công chức, các thành phần kinh tế xã hội, lực lực vũ trang…), để có thể tập trung công tác tuyển sinh sau này. (phụ lục 20-b)

Thu nhập của học viên sau khi ra trường chính là kết quả của quá trình phấn đấu học tập của học viên cũng như quá trình giảng dạy của nhà trường. Trí tuệ, công sức cống hiến của học viên sẽ được các đơn vị sử dụng lao động ghi nhận thông qua mức thu nhập mà học viên nhận được. (phụ lục 20-a)

Một phần của tài liệu xây dựng hệ trợ giúp ra quyết định trong công tác tuyển sinh đại học hệ từ xa tại viện đại học mở hà nội (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)