Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục TT (Trang 20 - 24)

2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, yêu cầu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

2.5.1.1. Thực trạng xác định mục tiêu, yêu cầu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Qua trao khảo sát, mục tiêu, yêu cầu của các khoá bồi dưỡng chưa thật sự hướng đến các mục tiêu, yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Các chương trình bồi dưỡng đã được triển khai chưa thực sự đổi mới về mọi mặt, chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác chỉ đạo, định hướng thực hiện mục tiêu, yêu cầu chưa đủ hiệu lực để tầm soát và cải biến mục tiêu, yêu cầu của các chương trình bồi dưỡng hiện nay dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng chưa gắn kết với tinh thần đổi mới, chủ yếu triển khai theo hướng kinh nghiệm; các chủ thể quản lý đang trong tình trạng ngại thay đổi, ngại tiếp cận và thích ứng.

2.5.1.2. Thực trạng xác định yêu cầu đối với hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát ở bảng 2.21:

Bảng 2.1. Đánh giá việc xác định yêu cầu đối với hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh T

T Nội dung HT, PHT CBQL,

GV t(552) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng phải

phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu 4.16 0.82 3.22 0.81 9.27***

2 Hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng phải

phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập 3.36 0.75 3.13 0.89 1.81 3 Hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng phải

thực hiện tốt nội quy khóa bồi dưỡng 3.74 0.96 3.18 0.77 4.87***

Chung 3.76 0.69 3.18 0.73 6.50***

Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; *: p < 0,05; ***: p< 0,001

Cho thấy, các đối tượng được cử đi tham gia bồi dưỡng chưa thật sự thực sự dựa trên nhu cầu nâng cao năng lực cho bản thân mà chủ yếu là để lấy chứng chỉ phù hợp với quy định. Việc tham gia chỉ mang tính đối phó, đây là một trong những khó khăn dẫn đến công tác Chỉ đạo xác định yêu cầu đối với hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong việc chỉ đạo hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng phải phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập và thực hiện tốt nội quy khóa bồi dưỡng. Mặt khác, về vấn đề xác định nhu cầu bồi dưỡng, các đối tượng được cử đi tham gia bồi dưỡng đa số đều chung nhận định là việc bồi dưỡng hiện nay chưa dựa trên nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng trường THPT, các cơ quan quản lý chưa có động thái chế tài, chế định đúng mức để người học xác định được tâm thế. Vì thế, mục tiêu tham gia khóa bồi dưỡng của hiệu trưởng cũng chủ yếu là để lấy chứng chỉ phù hợp với quy định chứ chưa thật sự để nâng cao năng lực cho bản thân.

2.5.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dụng bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát ở bảng 2.18:

Bảng 2.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh

TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV

t(552) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Thực hiện việc cập nhật chương trình

bồi dưỡng 3.36 0.93 3.30 0.78 1.01

2 Thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi về

chương trình từ các bên liên quan 3.38 1.04 3.29 0.88 1.23

Chung 3.37 0.84 3.29 0.71 1.30

Ghi chú: 1≤ĐTB≤5

Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều chung nhận định: “Các tài liệu, chương trình bồi dưỡng chưa thay đổi để theo kịp với sự đổi mới giáo dục hiện nay, thậm chí rất khó khăn trong việc tìm kiếm các tài liệu liên quan đến các thuật

ngữ mới, đặc biệt là quản trị nhà trường”. Sau các khóa bồi dưỡng, trước đây các hiệu trưởng cũng được lấy ý kiến về chương trình bồi dưỡng, các ý kiến góp ý đều xoay quanh việc xây dựng và phát triển các chương trình bồi dưỡng gắn với nâng cao năng lực quản trị nhà trường, đáp ứng đổi mới chuẩn hiệu trưởng, đổi mới giáo dục hiện nay nhưng thực tế là các thông tin trong các tài liệu bồi dưỡng hiện nay vẫn là những thông tin chưa được cập nhật, hoặc nếu có thì cũng chỉ mới cung cấp thông tin mà chưa cung cấp phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

2.5.3. Thực trạng quản lý quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.5.3.1. Thực trạng việc vận hành hệ thống quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức khảo sát trên 552 khách thể là cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý các cơ sở bồi dưỡng, cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phản ánh như sau:

* Về trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT: Nhiều ý kiến cho biết việc định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT là chưa được quan tâm (TX=25.4%; RTX=12.1%).

*Về trách nhiệm của Sở GD&ĐT: Hiện nay khâu mà các sở làm tốt là khâu hợp đồng hoặc chuyển giao giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL trường THPT(TB_TX&RTX =79.1%).

* Về trách nhiệm của các cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng: Hiện nay các cơ sở bồi dưỡng triển khai hoạt động bồi dưỡng trong tâm thế khá chủ quan, các cơ sở chạy theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; triển khai thực hiện nội dung, chương trình trong điều kiện cho phép của cơ sở; chưa quan tâm đến công tác tham mưu, phối hợp, tìm kiếm nguồn lực, đổi mới quy trình, cải tiến và sáng tạo trong hoạt động bồi dưỡng. Nên có thể nói, hiệu quả bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực của cá nhân và của tổ chức.

2.5.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát ở bảng 2.17cho thấy, nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá công tác lập kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang được thực hiện ở mức khá (3,4 ≤ ĐTB < 4,2);

nhóm lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT cho thấy công tác lập kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang được thực hiện chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4).

2.5.3.3. Thực trạng phân bổ giảng viên thực hiện bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Cả 02 nhóm đối tượng được khảo sát đều đánh giá nội dung thực hiện thấp nhất là “Tổ chức bố trí giảng viên áp dụng được kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy” (ĐTB = 3,36; ĐLC = 0,93 và ĐTB = 3,33 và ĐLC = 0,88), nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Một số giảng viên

tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết: “Mặc dù rất muốn lồng ghép kinh nghiệm thực tiễn, các thông tin mới vào nội dung bài học nhưng hoặc là do cá nhân chưa từng trải qua công tác quản lý nhà trường, hoặc do nhu cầu bồi dưỡng của các đơn vị quá lớn, giảng viên thường phải dành hết thời gian đứng lớp, ít có thời gian cập nhật các kiến thức mới, chưa sâu sát với nhu cầu học tập của các đối tượng được bồi dưỡng”.

2.5.3.4. Thực trạng tổ chức thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Cả 02 nhóm đối tượng được khảo sát đều đánh giá nội dung thực hiện thấp nhất là “Chỉ đạo thực hiện phương thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng” (ĐTB = 3,28; ĐLC = 0,76 và ĐTB = 3,16 và ĐLC = 0,73), nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Đánh giá này phù hợp với kết quả khảo sát ở bảng 2.12 (thực trạng về hiệu quả thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT). Điều này cho thấy cần phải tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển phương thức bồi dưỡng “trực tiếp, tập trung” như hiện nay sang “kết hợp học qua mạng và trực tiếp” hoặc “Tự học trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia từ các trường sư phạm” để phù hợp với nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng và thời gian tham gia bồi dưỡng của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.5.3.5. Thực trạng việc thực hiện quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát cho thấy, cả 02 nhóm đối tượng được khảo sát đều cho rằng việc “Thực hiện các quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp với đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng, phù hợp với chương trình bồi dưỡng” được thực hiện chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Thực tế cũng cho thấy, kết thúc các khóa bồi dưỡng, các đối tượng tham gia chủ yếu viết thu hoạch, làm báo cáo chuyên đề hoặc tiểu luận; các hoạt động này thường theo cấu trúc quy định sẵn, chưa phù hợp với đặc thù công tác quản lý tại các trường THPT ở thành phố phát triển lớn nhất nước, và cũng chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng. Thực trạng này đòi hỏi phải có nghiên cứu nghiêm túc để đề xuất phương án thực hiện có hiệu quả, có chất lượng, thiết thực các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng hiệu trưởng như hiện nay.

2.5.3.6. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Các đối tượng được khảo sát đều đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện chưa tốt thể hiện ở các nội dung: Chưa xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng; Chưa chuẩn bị được lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT; Việc đánh giá, rút kinh

nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giáchưa được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ.

2.5.4. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh

2.5.4.1. Thực trạng việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung đạt mức khá (3,4 ≤ ĐTB <

4,2). Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác bồi dưỡng hiện nay chủ yếu “Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung” mà chưa “Kết hợp học qua mạng và trực tiếp” hay “Tự học trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia từ các trường sư phạm”.

2.5.4.2. Thực trạng triển khai các giải pháp hỗ trợ hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Việc “Chỉ đạo thực hiện hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông” hiện nay chưa đáp ứng được nguyện vọng của các đối tượng tham gia bồi dưỡng, nhất là trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện “Mô hình trường tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế” - đây là mô hình trường học mới ở Việt Nam, điều này càng đòi hỏi cấp bách hơn việc triển khai thực hiện hoạt động thực tế một cách thiết thực và hiệu quả.

2.5.4.3.Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát vẫn còn đến 49,4% đánh giá cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng chỉ ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục TT (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w