Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
3.6. Thử nghiệm biện pháp
3.6.1. Mục đích thử nghiệm 3.6.2. Nội dung thử nghiệm
3.6.2.1. Cơ sở lựa chọn nội dung thử nghiệm
Người nghiên cứu lựa chọn nội dung “Tổ chức bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm, bối cảnh đổi mới giáo dục” của biện pháp 2 và nội dung “Quản lý hiệu quả hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế” của biện pháp 5 để tiến hành thử nghiệm.
3.6.2.2. Lựa chọn nội dung thử nghiệm
Trong “Biện pháp 2: Tổ chức bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm, bối cảnh đổi mới giáo dục”, người nghiên cứu lựa chọn nội dung: Tổ chức hoàn thiện nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và trong Biện pháp 5 : “Quản lý hiệu quả hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình bồi dưỡng hiểu trưởng trường trung học phổ thông” , người nghiên cứu lựa chọn nội dung: Tổ chức hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trên địa bàn Tp HCM.
3.6.2.3. Giả thuyết thử nghiệm
Thử nghiệm nhằm chứng minh giả thuyết: Nếu được nghiên cứu một cách khoa học, sẽ xây dựng được nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng, góp phần tăng cường và hoàn thiện năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu về mục tiêu phát triển đội ngũ và đổi mới quản lý giáo dục ở Phổ thông của Thành phố trong giai đoạn hiện nay.
3.6.3. Thời gian, đối tượng khảo sát và hình thức thử nghiệm 3.6.3.1. Thời gian thử nghiệm
3.6.3.2. Đối tượng khảo sát 3.6.3.3.Hình thức thử nghiệm
3.6.4.Tổ chức triển khai thử nghiệm
* Tổ chức triển khai thử nghiệm giai đoạn 1
3.6.4.1.Nghiên cứu chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT
3.6.4.2.Xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
3.6.4.3. Xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng (mới) cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
3.6.5. Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm
3.6.5.1. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (đang được Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện) so với yêu cầu của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT
3.6.5.2. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng (mới)
cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
*Tổ chức triển khai thử nghiệm giai đoạn 2
Bằng việc tiếp tục vận dụng tinh thần tăng cường hoạt động bồi dưỡng tronng môi trường thực tiễn, trong đó chú trọng mục tiêu bồi dưỡng trải nghiệm trong thử nghiệm giai đoạn 2 đã khẳng định thêm tính khả thi và hiệu quả của hai biện pháp lựa chọn thử nghiệm. Qua kết quả kiểm chứng ở giai đoạn 2, hoạt động bồi dưỡng thông qua hình thức học tập, nghiên cứu thực tế đã tiếp tục có những thay đổi đáng kể về mọi mặt theo hướng tích cực: Các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng đã nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc cải tiến và phát triển chương trình cũng như đổi mới hình thức bồi dưỡng phù hợp với bối cảnh và điều kiện của thành phố HCM; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học hướng đến phát triển năng lực người học đã phát huy được tác dụng; đội ngũ CBQL, GV, NV trong cơ sở bồi dưỡng có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành các hoạt động bồi dưỡng trong môi trường thể nghiệm; việc quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng đã được cải thiện nhiều, cơ chế tổ chức hoạt động bồi dưỡng được vận hành có hiệu quả; đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường phổ thông đã có thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi, đặc biệt là có sự thay đổi đáng kể trong tâm thế, kỹ năng quản lý, năng lực quản lý cũng như mức độ phối hợp và khả năng ủng hộ cơ sở bồi dưỡng trong các giải pháp và cách làm. Như vậy, có thể nói biện pháp quản lý được triển khai thể nghiệm trong giai đoạn 2 này là khả thi và có hiệu quả.
*Đánh giá chung: Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các nội dung bồi dưỡng đề xuất được các đối tượng khảo sát đánh giá là rất phù hợp với các yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT (ĐTB = 4,20; mức 5: 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5). Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là đối với Thành phố Hồ Chí Minh, các trường THPT được giao quyền tự chủ cao, trách nhiệm giải trình lớn thì nội dung quản trị trường học luôn được các đối tượng khảo sát quan tâm.
Như vậy, sau thử nghiệm, các nội dung bồi dưỡng mà luận án đề xuất đều có mức độ phù hợp cao so với chuẩn hiệu trưởng mới theo Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT, khắc phục được những bất cập, hạn chế của nội dung bồi dưỡng hiện nay.
Kết quả khảo sát đã chứng tỏ giả thuyết mà luận án đề ra là đúng đắn.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi đề xuất hệ thống 06 biện pháp đồng bộ gồm: (1) Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng; (2) Tổ chức hoàn thiện chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; (3) Đổi mới hình thức, phương thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp
với nội dung bồi dưỡng và nhu cầu hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; (4) Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng Trường trung học phổ thông; (5) Quản lý hiệu quả nội dung học tập, nghiên cứu thực tế trong yêu cầu của chương trình bồi dưỡng; (6) Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tổ chức thực hiện và quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các biện pháp. Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có khả năng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống các biện pháp được khảo sát và minh chứng là cấp thiết và khả thi.
Chúng tôi cũng đã tiến hành thử nghiệm 2 biện pháp (biện pháp 2 và 5) qua 2 giai đoạn với 2 nội dung “Biện pháp 2: Tổ chức bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm, bối cảnh đổi mới giáo dục” của biện pháp 2 và nội dung “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng thông qua hoạt động nghiên cứu thực tế” để tiến hành thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm cho thấy các nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng mà luận án đề xuất đều có mức độ phù hợp cao so với chuẩn hiệu trưởng mới theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT, khắc phục được những bất cập, hạn chế của nội dung bồi dưỡng hiện nay. Đồng thời qua nghiên cứu thức tế và viết bài thu hoạch về cơ bản nhận thức, năng lực và thái độ của đội ngũ cán bộ quản lý đã cải thiện đáng kể.