Phân loại tư liệu dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng tư liệu dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực phần dẫn xuất (Trang 20 - 23)

1.2. T ư liệu dạy học trong dạy học môn Hóa học

1.2.2. Phân loại tư liệu dạy học

Trong lý luận dạy học, việc phân loại TLDH vẫn còn là một vấn đề chưa thống nhất, các tác giả đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau. Chẳng hạn, phân loại TLDH dựa vào tên gọi, đặc tính, cấu trúc, chức năng của TLDH; hoặc dựa vào vai trò, ý nghĩa của TLDH trong quá trình hình thành khái niệm khoa học; hoặc đặc điểm nhận thức của HS; hoặc đặc điểm môn học....

Để thống nhất cách phân loại TLDH trong DH hóa học có thể kết hợp dựa vào các cách phân loại của các tác giả trong nước và ngoài nước, đồng thời dựa trên các căn cứ chủ yếu sau:

− Cơ sở khoa học về những con đường nhận thức của HS trong quá trình học tập.

− Chức năng của các loại hình thiết bị dạy học.

− Yêu cầu giáo dục và khả năng trang bị, sử dụng tư liệu dạy học.

Chúng ta có thể phân loại tư liệu dạy học hóa học như hình 1.1. Sơ đồ phân loại tư liệu dạy học [7]:

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tư liệu dạy học Trong dạy học hóa học thường sử dụng các TLDH chủ yếu sau:

Thí nghiệm hóa học

Hình 1.2. Sơ đồ phân loại thí nghiệm hóa học ở phổ thông

Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là thí nghiệm do GV tự tay trình bày trước học sinh [30].

Trong khi biểu diễn thí nghiệm hóa học, GV nhất thiết phải tuân theo những yêu cầu sau:

+ Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho HS. Sự nắm vững kĩ thuật và kĩ năng thành thạo khi làm thí nghiệm, sự am hiểu về những không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn cho các thí nghiệm hóa học.

+ Thí nghiệm phải đảm bảo thành công. Tuyệt đối tránh tình trạng thí nghiệm không có kết quả. Làm như vậy sẽ mất lòng tin của HS vào GV và vào khoa học.

+ Thí nghiệm phải rõ ràng, HS phải được quan sát đầy đủ.

+ Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, mỹ thuật, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học.

+ Số lượng thí nghiệm trong bài học là vừa phải, hợp lí.

+ Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.

Thí nghiệm học sinh: là thí nghiệm do học sinh tự tay làm với các dạng sau:

+ Thí nghiệm đồng loạt của HS trong bài học mới ở trên lớp, để nghiên cứu sâu vài HS được chỉ định biểu diễn một vài thí nghiệm.

+ Thí nghiệm thực hành: sử dụng khi ôn tập, có thể thực hiện vào cuối giờ học, đầu giờ học hoặc sau khi học xong một chương, một phần của chương trình.

+ Thí nghiệm ngoại khóa.

+ Thí nghiệm ở nhà.

Mẫu vật

Gồm vật thật, mẫu vật phân phát (như mẫu các chất hóa học, kim loại, phi kim, hợp kim, các loại dầu mỏ, tơ, lụa), các sản phẩm nhân tạo (cao su, tơ lụa, gốm sứ, thủy tinh, polime…), các bộ sưu tập (về quặng kim loại, về dầu mỏ, về tơ lụa, về nguyên liệu và sản phẩm sản xuất gang, thép…) [8, 19].

Mô hình

Như mô hình cấu tạo nguyên tử (mẫu Bohr, Rutherford, mô hình obitan nguyên tử, mô hình cấu tạo phân tử một số hợp chất hữu cơ như metan, etilen, axetilen, ancol etylic, axit axetic, benzen…) [8, 19].

Hình vẽ, sơ đồ

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng tính tan; sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố hóa học; cấu tạo phân tử một số hợp chất hữu cơ; mạng tinh thể kim cương, than chì, cacbon vô định hình, mạng tinh thể kim loại..; sơ đồ cấu tạo lò luyện gang, thép, lò quay sản xuất clanh–ke… [8, 19].

Tranh vẽ, ảnh

Ảnh một số nhà khoa học nổi tiếng, ảnh các nhà máy sản xuất hóa chất tiêu biểu như nhà máy sản xuất axit clohidric, axit sunfuric, amoniac, axit nitric, sản xuất phân đạm và phân lân, khai thác dầu mỏ và khí đốt… [8, 19].

Đĩa ghi âm, ghi hình, đầu video, tivi, máy tính các phần mềm dạy học Sử dụng các băng hình, đĩa VCD hoặc DVD trong việc minh họa cho phản ứng hóa học khó thực hiện ở điều kiện thường, phản ứng phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. [8, 19].

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng tư liệu dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực phần dẫn xuất (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)