liệu dạy học cũng chưa được rộng rãi và chưa phát huy hết được các vai trò của tư liệu dạy học trong dạy học.
Để nắm được thực trạng của việc sử dụng tư liệu dạy học và các phương pháp dạy học ở trường THPT chúng tôi đã tiến hành điều tra với 62 giáo viên của một số trường THPT trên địa bàn TPHCM và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Bảng 1.3. Bảng chi tiết số lượng giáo viên được điều tra
STT Tên trường Tỉnh/Thành Số lượng GV
1 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm BRVT 5
2 THPT Bà Rịa BRVT 6
3 THPT Châu Thành BRVT 5
4 THPT Trần Văn Quan BRVT 6
5 THPT Hắc Dịch BRVT 5
6 THPT Trần Hưng Đạo BRVT 6
7 THPT Thanh Bình Tp HCM 6
8 THPT Lê Minh Xuân Tp HCM 8
9 THPT Đa Phước Tp HCM 7
10 THPT Nguyễn Tất Thành Tp HCM 8
Kết quả điều tra như sau:
Bảng 1.4. Tình hình sử dụng TLDH trong dạy học hóa học của giáo viên THPT Tên các tư liệu dạy học sử dụng để dạy
học hóa học 11 phần dẫn xuất của hiđrocacbon
Mức độ sử dụng TLDH (%) Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
Mô hình 16.13 32.26 16.13 35.48
Sơ đồ 20.97 32.26 30.64 16.13
Biểu bảng 14.52 29.03 37.10 19.35
Tranh ảnh, hình vẽ 22.58 41.94 20.97 14.51
Thí nghiệm 9.68 14.52 40.32 35.48
Bảng 1.5. Phương pháp sử dụng trong nội dung tương ứng
Nội dung kiến thức
Phương pháp dạy học được sử dụng (%)
Thuyết trình
Đàm thoại
Nghiên cứu
Sử dụng bài tập hóa học
Đàm thoại ơrixtic
Nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp Grap 1. Đồng đẳng, đồng
phân, danh pháp 40.32 11.29 20.97 11.29 9.68 1.61 4.84 2. Tính chất vật lý 11.29 24.19 40.32 1.61 4.84 12.90 4.85 3. Tính chất hóa học 19.35 16.13 24.19 16.13 4.84 8.07 11.29 4. Điều chế, ứng dụng 40.32 16.13 12.90 11.29 11.29 14.52 4.84
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng PPDH hóa học của giáo viên THPT Tên các phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học
Mức độ sử dụng PPDH (%) Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
Thuyết trình 56.45 32.26 11.29 0.00
Đàm thoại 24.19 33.87 37.10 4.84
Nghiên cứu 24.19 35.48 27.42 12.91
Trực quan 16.13 25.81 27.42 30.97
Sử dụng bài tập hóa học 25.80 32.26 25.80 16.14
Đàm thoại ơrixtic 16.13 22.58 32.26 29.03
Nêu và giải quyết vấn đề 24.19 48.39 19.35 8.07
Phương pháp Grap 20.97 20.97 35.48 22.58
Dựa vào kết quả điều tra và những điều trực tiếp trao đổi với các giáo viên chúng tôi có các nhận định sau:
- Phương pháp được sử dụng nhiều vẫn là phương pháp thuyết trình (chiếm tới 56.45% ), các phương pháp khác ít sử dụng hơn.
- Các phương pháp dạy học khác như phương pháp grap, phương pháp đàm thoại ơrixtic còn ít được sử dụng, phương pháp nghiên cứu và phương pháp nêu và giải quyết vấn đề đã được sử dụng nhiều hơn.
Qua việc điều tra và tìm hiểu thực tiễn giảng dạy và học tập môn hóa học ở trường phổ thông có thể rút ra một số đánh giá về thực trạng dạy-học hóa học ở trường THPT như sau:
Trong các giờ học hóa học, HS chưa được hoạt động nhiều, nặng về nghe giảng và ghi chép, ít được suy luận và vận dụng. HS chưa được trở thành chủ thể hoạt động.
Các PPDH được sử dụng chủ yếu là thuyết trình, còn thí nghiệm hóa học và các TLDH, PPNC ít được sử dụng và chất lượng chưa cao. PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo và chủ động của HS còn hạn chế và chưa được sử dụng nhiều.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày tổng quan về TLDH trong dạy học hóa học, cũng như vấn đề thuộc cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đó là:
1. Cơ sở lí luận về tư liệu dạy học. Chúng tôi đã tìm hiểu và làm rõ về khái niệm, phân loại, vai trò và những yêu cầu sư phạm và các phương pháp sử dụng TLDH trong dạy học hóa học.
2. Cơ sở lí luận về tư liệu dạy học và các phương pháp dạy học tích cực. Chúng tôi đã tìm hiểu và làm rõ các vấn đề như: định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tính tích cực trong học tập của HS, khái niệm phương pháp dạy học tích cực, bốn đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực và một số điểm khác biệt cơ bản giữa dạy học theo hướng tích cực và dạy học thụ động.
3. Tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng TLDH trong dạy học hóa học và các PPDH tích cực của 62 GV ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chúng tôi nhận thấy PPDH được sử dụng chủ yếu là thuyết trình hoặc đàm thoại, còn PPDH tích cực và việc sử dụng TLDH góp nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo và chủ động của HS vẫn còn hạn chế và chưa được sử dụng nhiều.
4. Chúng tôi đã hệ thống được một số phương pháp dạy học tích cực. Trong đó, với mỗi phương pháp chúng tôi đã phân chia, sắp xếp theo trình tự gồm: đặc điểm, cách sử dụng, ưu và nhược điểm của nó. Việc trình bày như vậy sẽ giúp chúng ta thuận lợi hơn khi tìm hiểu, lựa chọn, vận dụng cho phù hợp điều kiện thực tiễn dạy học.