3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 244 điều dưỡng đang công tác tại tất cả các khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Hầu hết các điều dưỡng là nữ chiếm tỉ lệ 89,3% tỉ lệ này cho thấy đặc trưng của điều dưỡng tại bệnh viện chủ yếu là nữ giới bởi vì nghề điều dưỡng có đặc trưng nhẹ nhàng, tỉ mỉ và một chút hi sinh nên phù hợp với nữa giới. Sự chênh lệch về giới tính trong nghiên cứu này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Hồng Nhung về thực trạng các yếu tố tạo động lực cho điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội năm 2017, tỉ lệ điều dưỡng là nữ giới (82,4%) cao hơn nam giới (17,6%) [12]. Điều này là một thực trạng chung đối với ngành điều dưỡng tại các cơ sở y tế vấn đề này có thể gây ra những khó khăn nhất định trong công việc khi có những điều dưỡng nữ nghỉ thai sản hoặc chăm sóc con cái ...trong cùng một thời điểm.
Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy điều dưỡng đa phần còn rất trẻ độ tuổi từ 30-39 chiếm 56,6%. Nguồn nhân lực trẻ luôn có sự sáng tạo, năng động, cầu tiến đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đào tạo nhân lực điều dưỡng chất lượng cao cho bệnh viện, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đáp ứng sự hài lòng người bệnh, tuy nhiên một phần hạn chế ở độ tuổi này là những kỹ năng quản lý cũng như kinh nghiệm chuyên môn còn ít, điều này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Phương tại bệnh viện Đông Anh Hà Nội năm 2016 [11].
Điều dưỡng đã kết hôn chiếm tỉ lệ cao đây là nhóm có xu thế làm việc lâu dài, ổn định khả năng nghỉ việc, chuyển công tác thấp hơn nhóm chưa lập gia đình.
Nhân lực điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng, trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất số liệu này cho thấy trong thời gian qua bệnh viện rất chú trọng công tác đào tạo, phát triển nhân lực điều dưỡng cũng như tuyển dụng nhân lực điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao về công tác tại bệnh viện 16% điều dưỡng có thâm niên công tác tại bệnh viện dưới 5 năm trong khi điều dưỡng công tác tại bệnh viện từ 5 đến 10 năm là 38,8% và trên 10 năm đầu chiếm tỉ lệ 45,5% điều này cho thấy nhiều điều dưỡng có
kinh nghiệm làm việc trong bệnh viện. Kinh nghiệm trong công tác là yếu tố quan trọng góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh.
Điều dưỡng có thu nhập trên 10 triều đồng/tháng chiếm phần lớn 66,4% điều dưỡng có thu nhập dưới 10 triệu đồng/ tháng chiếm 33,6% điều này cũng tương ứng với thâm niên làm việc. Hầu hết điều dưỡng có thâm niên công tác trên 10 năm điều này hoàn toàn đúng trong thực tiễn thâm niên công tác càng nhiều thì cơ hội nhận được các chế độ đãi ngộ về thu nhập càng nhiều hơn ngoài ra những người có thâm niên lâu trong nghề sẽ có nhiều kinh nghiệm và đảm nhiệm những vị trí quan trọng hơn như điều dưỡng trưởng hoặc các vị trí quản lý do vậy thu nhập trung bình hàng tháng sẽ cao hơn những người có ít thâm niên trong nghề.
Điều dưỡng làm công tác chuyên môn chiếm 81,6% làm công tác quản lý chiếm 9%, 9,4% có kiêm nghiệm thêm công việc khác. Một phần ba điều dưỡng phải làm công việc khác ngoài công việc chăm sóc người bệnh. Một số ít điều dưỡng chiếm 6,1 % có làm thêm giờ ngoài bệnh viện, còn đa số 93,9% điều dưỡng chỉ làm việc tại bệnh viện. 63,1% điều dưỡng bị quả tải công việc mức độ bình thường, 16,8 % điều dưỡng thiếu thời gian và không sắp xếp được việc gia đình bên cạnh đó 68,0% điều dưỡng thiếu thời gian nhưng vẫn sắp xếp được công việc gia đình đây là điều lãnh đạo các khoa phòng cần chú ý để sắp xếp công việc hợp lý giữa các điều dưỡng để đảm bảo chất lượng và yêu cầu của công việc cũng như đảm bảo quyền lợi cho điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 61,1% cho biết được sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn.
3.1.2. Động lực làm việc của điều dưỡng
Nghề điều dưỡng phân biệt với các nghề khác bởi nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù đó là chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm nhẹ sự đau đớn của con người do bệnh tật và các can thiệp y tế, để hoàn thành nghĩa vụ nghề nghiệp đối với sự ủy thác của xã hội người điều dưỡng phải vừa giỏi chuyên môn và vừa phải có đạo đức nghề nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi về động lực làm việc của điều dưỡng cho thấy các yếu tố tạo động lực làm việc cho điều dưỡng có tác động đến công việc của người điều dưỡng.
Trong yếu tố cam kết với tổ chức 62,3% điều dưỡng thấy yêu thích và hài lòng với công việc của mình kết quả tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Vũ tại bệnh viện Nhi trung ương, Hà Nội năm 2017 là 65,2% [12]Mặc dù tính chất công việc của điều dưỡng khác với các nhân viên y tế khác nhưng họ luôn có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành công việc của mình bởi lòng yêu nghề và công việc của họ liên quan tới tính mạng con người, 79,9% điều dưỡng cho rằng mình có tinh thần trách nhiệm với công việc,61,1% điều dưỡng thấy công việc của mình có ý nghĩa và 68% điều dưỡng tự hào với công việc của mình. 58,6% điều dưỡng cho rằng công việc của mình thú vị. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Triều năm 2015 (92,4%) [18]. Nghiên cứu của Trương Minh Phước 2015 (75,8%), nguyên nhân điều dưỡng không nhận thấy công việc của mình thú vị một phần do đặc tính công việc của điều dưỡng lặp đi lặp lại trong cung cấp dịch vụ điều dưỡng hàng ngày.
Trong yếu tố bản chất công việc nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chung về yếu tố bản chất công việc là 3,85 với tỷ lệ điều dưỡng có động lực làm việc là 75,4%. Kết quả về nhóm yếu tố này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Việt Triều năm 2015 (85,5%) [18]. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng 78,3% điều dưỡng cho rằng kinh nghiệm được nâng cao trong quá trình công tác, 77,5% điều dưỡng đồng ý rằng bệnh viện luôn tạo điều kiện để điều dưỡng học tập nâng cao trình độ, 72,1% điều dưỡng cho biết bệnh viện tạo môi trường học tập tốt cho điều dưỡng, 64,8% điều dưỡng cho biết được bệnh viện tạo điều kiện giúp đỡ và thăng tiến, 68,4% điều dưỡng cho biết được lãnh đạo quản lý định hướng công việc. Như vậy có thể thấy điều dưỡng trong bệnh viện đều được tạo điều kiện để phát triển chuyên môn nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn cần có sự quan tâm của lãnh đạo, phòng điều dưỡng trong việc định hướng phát triển chuyên môn công việc và sự thăng tiến trong công việc, điều này góp phần cho điều dưỡng ngày càng phát triển chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh đáp ứng hài lòng người bệnh cũng như gia tăng tính gắn bó làm việc tại bệnh viện tránh được tình trạng mất nguồn nhân lực có chất lượng sang các đơn vị khác .
Trong yếu tố lợi ích trong công việc kết quả cho thấy điểm chung bình chung động lực làm việc của điều dưỡng về yếu tố lợi ích trong công việc là 3,64 với tỷ lệ
điều dưỡng có động lực làm việc là 58,2%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hồng Vũ 2017 (48%) [21]. Trong đó công việc của điều dưỡng được gia đình đánh giá cao và tôn trọng có điểm trung bình cao nhất là 3,73 và tỷ lệ điều dưỡng có động lực là 66% điều này cho thấy rằng những người thân trong gia đình hiểu về họ, cảm thông về nghề nghiệp của họ nhiều hơn. Có 66% điều dưỡng có động lực với nội dung “công việc được đánh giá của đồng nghiệp” tuy tính chất công việc khác với các nhân viên y tế khác trong bệnh viện nhưng điều dưỡng luôn nhận được sự đánh giá cao và tôn trọng đồng nghiệp tại bệnh viện đây cũng là một yếu tố làm thúc đẩy động lực làm việc của điều dưỡng và làm tăng thêm sự gắn bó của họ với công việc cũng như với bệnh viện. 59,4% điều dưỡng có động lực làm việc với nội dung “ Đánh giá của lãnh đạo”. Bên cạnh đó có 52,5% điều dưỡng cho rằng công việc của mình được xã hội đánh giá cao và tôn trọng, 48,4% được người bệnh đánh giá cao và tôn trọng kết quả này tương đồng so với các nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Lê Quang Trí 2013 ( 52,3% và 49%) [17]. Sự công nhận những công lao người điều dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ người bệnh là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc của điều dưỡng. Đồng thởi sự đánh giá của người bệnh cũng thể hiện xã hội nhìn nhận rõ ràng hơn về vai trò, tầm quan trọng của lực lượng điều dưỡng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Yếu tố quan hệ trong công việc là một trong các yếu tố có tỷ lệ động lực làm việc chung của điều dưỡng thấp nhất 55,3%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Vũ năm 2017 (39,2%) [21]. Trong đó 54,9% điều dưỡng có động lực với sự ghi nhận kết quả từ phía lãnh đạo, 59,8% có động lực với sự đánh giá kết quả từ phía lãnh đạo, 49,2% có động lực về sự đóng góp ý kiến vào các quyết định quan trọng của đơn vị, 59% có động lực từ sự ghi nhận kết quả của đồng nghiệp, 61,1 % có động lực từ sự khen thưởng và ghi nhận thành tích. Điều này cho thấy bệnh viện cần thực hiện việc đánh giá kết quả công việc của điều dưỡng, ghi nhận những đóng góp về công việc của điều dưỡng cũng như quan tâm hơn nữa đến các ý kiến đóng góp của khối điều dưỡng vào các quyết định, quy định của bệnh viện.