Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 26 - 30)

7.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng để phân tích bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS như là một hệ thống tác động lên đối tượng bồi dưỡng là giáo viên các trường THCS, mang tính thống nhất, đa dạng và có mối tương quan chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, môi trường bồi dưỡng, năng lực của giảng viên và đối tượng bồi dưỡng. Sử dụng tiếp cận hệ thống, luận án xem xét các mối quan hệ tác động qua lại giữa các cấp quản lý, các bộ phận trong tổ chức quản lý, giữa giáo viên với nhà trường và tổ chuyên môn, giữa yêu cầu tổ chức hoạt động TN, HN đối với học sinh với thực tế của nhà trường, giữa chất lượng

bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS với chất lượng giáo dục của nhà trường. Nói cách khác, giữa các yếu tố

trong “hệ thống tổ chức hoạt động bồi dưỡng” có mối quan hệ biện chứng, chúng tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để mang lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng. Đồng thời, luận án xác định yếu tố mang tính trội của hệ thống, quyết định đến chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS để làm căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS có tính cấp thiết và khả thi cao.

7.1.2. Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

Theo hướng tiếp cận này, luận án vận dụng lý thuyết quản lý NNL của Leonard Nadle (Mỹ-1969) với 03 nhóm nội dung: (1) Phát triển NNL; (2) Sử dụng NNL; (3) Môi trường NNL, trong đó tập trung khai thác nội dung phát triển NNL trong đó phải bồi dưỡng nhân lực góp phần nâng cao chất lượng nhân lực. Với cách tiếp cận này thì bồi dưỡng là quá trình phát triển năng lực cho giáo viên thực hiện có kết quả các môn học trong chương trình phổ thông.

7.1.3. Tiếp cận chức năng quản lý

Tiếp cận chức năng quản lý của chủ thể quản lý trong việc thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ

đó xác định được công việc của người CBQL cần phải tiến hành trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và KTĐG theo quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bởi vì trong bất kỳ hoạt động nào thì vai trò của quản lý là yếu tố quyết định việc triển khai có hiệu quả hay không, vì vậy quản lý phải thực hiện tốt các chức năng của mình.

7.1.4. Tiếp cận năng lực

Luận án sử dụng tiếp cận năng lực để xác lập khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN mà giáo viên các trường THCS cần có để hoàn thành nhiệm vụ tổ chức học, giáo dục trong trường THCS thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khung năng lực được hình thành dựa trên cơ sở cấu trúc năng lực chung, tính đặc thù tổ chức hoạt động TN, HN theo hướng phát triển năng lực người học.

Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, luận án xây dựng khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên các trường THCS, mục tiêu và yêu cầu cơ bản đối với giáo viên các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục, những yêu cầu về năng lực tổ chức hoạt động TN, HN và

tiêu chí để tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS. Việc

“lượng hóa” năng lực bằng những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể như là một

“thước đo” năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên, từ đó, làm căn cứ xác định mục tiêu, nội dung và phương thức bồi dưỡng một cách phù hợp và hiệu quả.

7.1.5. Tiếp cận hoạt động

Năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển bằng hoạt động và thông qua hoạt động. Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên được phát triển thông qua quá trình giáo viên trải nghiệm thực tiễn tổ chức các loại hình hoạt động TN, HN cho học sinh tham gia. Mặt khác, năng lực đó sẽ được nhìn nhận, đánh giá thông qua kết quả tổ chức hoạt động TN, HN ở trường THCS. Do đó, luận án nghiên cứu, đánh giá năng lực giáo viên thông qua phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động TN, HN mà

giáo viên đa triển khai. Việc bồi dưỡng năng lực cho giáo viên phải được thực hiện thông qua tổ chức các loại hình hoạt động để giáo viên thực hành, trải

nghiệm các khâu, các bước tổ chức hoạt động TN, HN gắn với các đối tượng học sinh cụ thể.

7.1.6 Tiếp cận Cung- Cầu

Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THCS chỉ đạt hiệu quả

khi đáp ứng với nhu cầu của họ. Trong hoạt động bồi dưỡng phải xác định được nhu cầu của giáo viên và xác định được nhu cầu của từng quận/huyện để

xây dựng kế hoạch và xác định nội dung bồi dưỡng cho phù hợp - hay nói khác đi là cung ứng đáp ứng với nhu cầu của cá nhân và thực tiễn địa phương.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận

Các phương pháp nghiên cứu lí luận để tiến hành thu thập và phân tích các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà

nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu và xác định các yêu cầu đổi mới bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay.

Tổng quan, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa từ những kết quả nghiên cứu về lí thuyết quản lý, quản lý giáo dục, bồi dưỡng, BDGV để thao tác hóa hệ thống các khái niệm, những luận cứ cơ bản làm cơ sở lí

luận nghiên cứu của đề tài.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp để thu thập các thông tin cần thiết về các vấn đề cần nghiên cứu như quan sát các buổi bồi dưỡng trên lớp của học viên.

Phương pháp điều tra viết: xây dựng phiếu điều tra viết dành cho CBQL, Phiếu điều tra viết dành cho giáo viên các trường THCS; Tổ chức phát phiếu để thu thập thông tin về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các giảng viên, chuyên gia, CBQL cấp Sở GDĐT và CBQL cấp Phòng GDĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn các trường THCS và giáo viên các trường THCS về các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia: trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, góp ý các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Hoạt động TN,HN cho học sinh trường THCS được kế thừa và phát triển trên cơ sở tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Vì vậy cần nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm tổ chức đa có từ việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các hoạt động và

những yêu cầu cần có về năng lực của những giáo viên có kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động TN,HN cho học sinh THCS.

Phương pháp thử nghiệm: Chọn 2 trong số các giải pháp đề xuất, chọn khách thể thử nghiệm và khách thể đối chứng tiến hành thử nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của một số giải pháp quản lý mà đề tài đề xuất.

7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp: thống kê, tổng hợp, đánh giá từ các số liệu thực tế để đưa ra nhận xét, kết luận về thực trạng.

Phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán thống kê để xử lí các số

liệu qua khảo sát, khảo nghiệm và thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(276 trang)
w