Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ
2.2. Thực tiễn thi hành quyết định tuyên bố phá sản ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm về kinh tế, văn hóa sôi động nhất của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thường đi đầu trong các chính sách phát triển kinh tế. Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đối diện với nhiều thách thức lớn thuộc về mặt trái của sự phát triển, đó là sự gia tăng dân số cơ học, sự phân hóa giàu nghèo, cơ sở hạ tầng đang quá tải, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp; tranh chấp diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, dân sự xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp với giá trị tranh chấp ngày càng lớn. Những vấn đề trên đã tạo áp lực lớn lên bộ máy chính quyền của Thành phố, trong đó có cả hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự. Do vậy, hoạt động thi hành án
dân sự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng hết sức khó khăn và phức tạp, tổng số việc, số tiền phải thi hành năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Mặc dù vậy, công tác thi hành án dân sự của Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch do Tổng cục thi hành án, Bộ Tư pháp giao.
Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị THADS có số lượng việc và tiền phải thi hành án lớn nhất nước với số việc chiếm 13% và giá trị chiếm 39% trên tổng số việc và tổng giá trị phải thi hành của toàn quốc, trong khi đó, tổng số biên chế của Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh và 24 Chi cục THADS quận, huyện chỉ chiếm 6,9% trên tổng biên chế của hệ thống THADS cả nước. Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh có Ban lãnh đạo Cục, 6 phòng chuyên môn và 24 đơn vị Chi cục THADS quận, huyện thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật THADS với 315 Chấp hành viên, 124 Thư ký THA, 29 Thẩm tra viên và 62 kế toán viên. Lượng án phải tổ chức THADS hàng năm từ trên 100.000 việc, bình quân 01 Chấp hành viên phải thụ lý trên 317 việc với số tiền phải giải quyết hơn 338 tỷ đồng dẫn đến tình trạng quá tải.
Trong năm 2020, tính từ tháng 01 đến hết năm 2020, đại dịch covid-19 xảy ra ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Cơ quan THADS phải thực hiện nhiệm vụ kép, vừa thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, vừa phòng, chống dịch covid-19. Trước tình hình trên kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền năm 2020 của Cục thi hành án dân sự đạt được, cụ thể như sau:
- Về việc:
Tổng số giải quyết là 102.873 việc ; trong đó: số cũ chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) là 42.832 việc, thụ lý mới 60.041 việc, giảm 9.700 việc (13,91%) so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng số việc có điều kiện thi hành là 72.017 việc, chiếm 71,23% trong tổng số phải thi hành án.
Tổng số việc đã thi hành xong là 58.562 việc, đạt tỷ lệ 81,32% (tăng 5,59%) so với năm 2019. Vượt 1,32% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là 80%/năm.
- Về tiền:
Tổng số tiền phải giải quyết là 112.513.698.754.000 đồng Tổng số tiền có điều kiện thi hành là 55.895.177.524.000 đồng
Tổng số tiền đã thi hành xong là 23.819.717. 218.000đồng, đạt tỷ lệ 42,61%
(tăng 7,51 %) so với năm 2019, vượt 4,61% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là 38%/năm.
- Về xác minh, phân loại điều kiện thi hành án (tình hình, kết quả đăng tải thông tin về các trường hợp chưa có điều kiện thi hành trên trang thông tin điện tử;
công tác theo dõi, xác minh định kỳ các vụ việc chưa có điều kiện thi hành):
Đăng tải kịp thời, đầy đủ các trường hợp chưa có điều kiện thi hành án trên trang thông tin điện tử; việc xác minh, phân loại chính xác đúng thực tế, đúng thời hạn đối với các vụ việc chưa có điều kiện thi hành.
- Về thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước:
Số việc phải giải quyết loại này là 80.542 việc, tương ứng với số tiền là 15.025.368.094.000 đồng (chiếm 79,66 % về việc và 14,05 % về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Trong số việc loại này, đã giải quyết được 51.226 việc thu được số tiền là 1.193.516.617.000 đồng, đạt tỷ lệ 63,60 % về việc và 7,94 % về tiền.
- Về tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng:
Số việc phải giải quyết loại này là 4.541 việc, tương ứng với số tiền là 63.321.522.462.000 đồng (chiếm 4,49 % về việc và 59,20 % về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành). Trong số việc loại này, đã giải quyết được 519 việc thu được số tiền là 4.195.693. 393.000 đồng, đạt tỷ lệ 24,14 % về việc và 36,81 % về tiền.
- Về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Năm 2020 là năm đầu thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội, Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa nội dung công tác thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát chiếm đoạt vào Chương trình công tác năm 2020. Kết quả thi hành án thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế năm 2020 đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2019.
Tổng số phải thi hành 361 việc, với số tiền 62.230.599.688.000 đồng. Số có điều kiện là 269 việc, với số tiền 39.683.900.180.000 đồng. Đã thi hành xong 133 việc đạt tỷ lệ 49,81%, với số tiền là trên 13.272.082.082.000đồng, đạt tỷ lệ 33,44%.
Số chưa có điều kiện thi hành 92 việc, với số tiền 22.546.699.508.000 nghìn đồng (chiếm tỷ lệ 36,23% trên số phải thi hành).
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án:
Các cơ quan Thi hành án dân sự đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét miễn, giảm đối với 569 việc, tương ứng với số tiền 2.168.035.000 đồng. Đã thực hiện miễn, giảm được 514 việc với số tiền 1.918.529.000 đồng.
- Về thi hành án phá sản:
Tổng số việc thi hành là 18 việc, đã thi hành xong 05 việc
Tổng số tiền phải thi hành là: 76.005.957.000 đồng (Bên cạnh đó còn rất nhiều tài sản chưa thể hạch toán được bằng tiền, con số này có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng)
Tổng số tiền đã thi hành xong trong năm là: 70.002.319.000 đồng [16]
2.2.2. Kết quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, mặc dù thẩm quyền xét xử của các Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết phá sản. Tuy nhiên, số lượng án phá sản do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết còn đang rất ít, mà chủ yếu tập trung ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Chính vì vậy số lượng việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản cũng mới tập trung ở các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, đó là các Cục thi hành án dân sự. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu báo cáo, thống kê của năm 2020 cho thấy:
Kết quả thi hành án dân sự loại việc phá sản tại Tp.Hồ Chí Minh (về việc)
Tên chỉ tiêu A
I Tổng số thụ lý
1 Năm trước chuyển sang
2 Mới thụ lý
3 Thi hành xong
4 Đang thi hành
5 Chưa có điều kiện thi hành
6 Tỷ lệ % = (Xong+đình chỉ)/Có
điều kiện *100%
Nguồn: Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả thi hành án dân sự loại việc phá sản Tại Tp.Hồ Chí Minh
(về tiền)
Đơn vị tính: 1.000 đồng Tên chỉ tiêu
A
I Tổng số thụ lý
1 Năm trước chuyển sang
2 Mới thụ lý
3 Thi hành xong
4 Đang thi hành
5 Chưa có điều kiện thi hành
6 Tỷ lệ % = (Xong+đình chỉ)/Có
điều kiện *100%
Nguồn: Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh Qua số liệu thống kê cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù là một trung
tâm kinh tế lớn của cả nước, với tổng số việc phải thi hành án là rất lớn. Mặc dù, loại việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cả nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm qua là không nhiều so với các loại án khác. Tuy nhiên, mức độ khó khăn và phức tạp mà các cơ quan thi hành án dân sự đang gặp phải khi tổ chức thi hành loại án này thì rất phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung của công tác thi hành án dân sự.
2.2.3. Một số khó khăn, bất cập trong thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Quy định về thời hạn ra quyết định thi hành án trong Luật phá sản năm 2014 chưa thống nhất với Luật thi hành án dân sự
Từ vụ việc thực tế: Theo quyết định tuyên bố phá sản số 953/2017/QĐ-TBPS ngày 27/7/2017 đối với Công ty Nuôi trồng Thủy Sản của TAND TP.Hồ Chí Minh, có nội dung (trích):
“Tuyên bố Công ty Nuôi trồng Thủy Sản Địa chỉ: 131 Nguyễn Khoái, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh bị phá sản.
- Chấm dứt hoạt động của Công ty Nuôi trồng Thủy Sản; Đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;
- Chấm dứt quyền hạn của đại diện Công ty Nuôi trồng Thủy Sản.
- Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của Công ty Nuôi trồng Thủy Sản theo Danh mục tài sản cố định Công ty Nuôi trồng Thủy Sản của Quản tài viên quản lý và thanh lý Công ty Nuôi trồng Thủy Sản lập ngày 19/6/2017 trên cơ sở Tổ quản lý, Thanh lý tài sản đã kiểm tra, xác minh và lập ngày 08/9/2008;
- Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của Công ty Nuôi trồng Thủy Sản (kèm theo Danh sách Chủ nợ Công ty Nuôi trồng Thủy Sản ngày 05/5/2017 đã được cập nhật ngày 24/7/2017 và Danh sách những người mắc nợ Công ty Nuôi trồng Thủy Sản ngày 08/5/2017) theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 của Luật phá sản 2014, Cụ thể:
+ Chi phí phá sản;
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;…”
Đây là một vụ việc phá sản khá đặc biệt vì thời gian giải quyết rất dài từ năm 2000 đến nay vẫn chưa xong. Việc mở thủ tục phá sản được bắt đầu từ năm 2000 (Thụ lý theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993); quá trình giải quyết phá sản ở Tòa án từ năm 2000 đến năm 2017 mới có quyết định tuyên bố phá sản, nhờ có sự ra đời kịp thời của Luật phá sản 2014, nếu không thi cho đến nay Tòa án vẫn không thể ra được quyết định tuyên bố phá sản, vì tổ quản lý thanh lý tài sản trước đây vẫn chưa thanh lý xong tài sản của doanh nghiệp (quá trình giải quyết áp dụng cả Luật phá sản doanh nghiệp 1993, Luật phá sản năm 2004 và Luật phá sản 2014).
Ngày 06/7/2018, ngay sau khi nhận được quyết định tuyên bố phá sản do Tòa án chuyển Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định thi hành án chủ động số 2400/QĐ-CTHADS ngày 06/7/2018 để thi hành quyết định phá sản trên.
Như vậy, trong vụ việc trên thì thời gian giao quyết định tuyên bố phá sản từ Tòa án sang cơ quan thi hành án là khá dài từ 27/7/2017 Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản nhưng mãi đến một năm sau (ngày 06/7/2018) thì Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được. Ngược lại, cơ quan thi hành án lại ra quyết
định rất kịp thời, ra ngay trong ngày nhận được quyết định tuyên bố phá sản (ngày 06/7/2018).
Từ thực tế của vụ việc trên, đối chiếu với các quy định có liên quan chúng ta sẽ thấy. Luật phá sản năm 2014 và Luật thi hành án dân sự đều quy định cơ quan THADS là cơ quan được giao nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Tuy nhiên, quy định về thời hạn ra quyết định thi hành án trong các đạo luật này lại chưa có sự thống nhất với nhau. Cụ thể, LPS 2014 quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan THADS có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản (Điều 120). Trong khi đó, Luật THADS quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành (Khoản 2 Điều 36). Như vậy, quy định của hai văn bản luật này về thời hạn để cơ quan THADS ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản là không thống nhất với nhau, từ đó gây ra những khó khăn cho cơ quan THADS trong việc ban hành quyết định thi hành án. Bên cạnh đó, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Thông tư 07 lại quy định:
“1. Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản được chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền chủ động ra quyết định THA và phân công Chấp hành viên”
Quy định trên, rõ ràng đã mâu thuẫn với LPS 2014 là văn bản mà thông tư hướng dẫn thi hành. Tại khoản 1 Điều 120 quy định là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan THADS có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành. Nhưng khoản 1 Điều 5 thông tư liên tịch nên trên thì lại quy định thời hạn để Tòa án chuyển giao quyết định là 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, tại khoản 2 của Điều trên cũng quy định Thủ trưởng
cơ quan THADS chủ động ra quyết định THA trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Do vậy, tổng hợp thời gian trong quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch nêu trên, thì có thể hiểu giới hạn tối đa cho phép để cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản tính từ ngày quyết định có hiệu lực có thể là 33 ngày. Như vậy, hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư 07 đã trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật ban hành văn bản năm 2015.
Thứ hai, Mâu thuẫn về thời điểm Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tiến hành định giá tài sản
Cùng trong vụ việc đã nêu ở mục 2.2.1 trong hồ sơ thi hành án thể hiện “Ngày 14/5/2018, Công ty Hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu đã ký phụ lục hợp đồng lần 1 với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục bán đấu giá đối với tài sản 01 và 03 là vật kiến trúc trên đất thuê của nhà nước (dạng phế liệu) của Công ty Nuôi trồng thủy sản.
Ngày 04/6/2018, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP. Hồ Chí Minh tổ chức bán đấu giá thành đối với 02 tài sản nêu trên. Giá đấu giá thành tài sản 01 là 682.000.000 đồng, tài sản 03 là 407.000.000 đồng. Ngày 25/6/2018, Công ty Hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu đã giao tài sản bán đấu giá cho ông Nguyễn Mạnh Hiệp có ông Nguyễn Anh Tài đại diện theo ủy quyền nhận”
Như vậy, việc thẩm định giá và bán đấu giá hoàn toàn đã diễn ra trước khi cơ quan thi hành án thụ lý vụ việc (Cơ quan thi hành án thụ lý ngày 06/7/2018). Vấn đề đặt ra là Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thực hiện việc thẩm định giá, bán đấu giá trước khi cơ quan thi hành án thụ lý, ra quyết định thi hành án để thi hành quyết định tuyên bố phá sản như vậy thì có đúng không, và pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 121 LPS 2014 quy định: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản. Điều này, có nghĩa là việc định giá để thanh lý tài