Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Hoạt động thanh lý tài sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hiệu quả hay không, thì ngoài việc phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng và khả thi còn phải có sự phối hợp hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan. Ví dụ như khi xử lý các tài sản là bất động sản thì phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá… Đặc biệt là mối quan hệ phối hợp với Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự, vì đây vừa là chủ thể giám sát hoạt động của Quản tài viên vừa là người hỗ trợ Quản tài viên trong những trường hợp khó khăn theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan nói chung và với Chấp hành viên, có quan Thi hành án dân sự nói riêng là rất cần thiết.

Do vậy, trong khi chưa có quy định thống nhất giao toàn bộ trách nhiệm thực hiện việc thanh lý tài sản trong cả quá trình giải quyết phá sản cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả hơn và có sự ràng buộc rõ ràng hơn về mặt pháp lý giữa các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Đồng thời cũng phải có các chế tài để nâng cao trách nhiệm của các bên, đảm bảo cho những mối quan hệ này được diễn ra theo đúng quy định.

3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, quản lý đội ngũ Quản tài viên Để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc nói chung và quá trình tổ chức xử lý, thanh lý tài sản còn lại của DN, HTX phá sản nói riêng thì việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Quản tài viên là hết sức cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Hiện nay, pháp luật quy định về điều kiện tiêu chuẩn, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ để được cấp chứng chỉ hành nghề và điều kiện hành nghề Quản tài viên còn khá dễ dàng. Người hành nghề Quản tài viên không cần phải trải qua bất cứ một khóa học nào về chuyên môn, nghiệp vụ của Quản tài viên trước khi được cấp chứng chỉ Quản tài viên.

Chúng tôi cho rằng trên đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả giải quyết việc phá sản nói chung và tổ chức thi hành quyết định phá sản nói riêng chưa đạt hiệu quả cao. Vì Quản tài viên không được đào tạo một cách bài bản nên khi bắt tay vào công việc sẽ rất lúng túng. Việc xử lý tài sản trong phá sản đòi hỏi Quản tài viên phải có những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan như quản trị doanh nghiệp, Thi hành án, thẩm định giá, bán đấu giá…Do vậy, nếu không được đào tạo cơ bản thì người mới bước chân vào hành nghề sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng chính là lý do mà từ khi LPS 2014 có hiệu lực cho đến nay đã hơn 5 năm nhưng số lượng Quản tài viên đăng ký hành nghề rất hạn chế và đa số là Luật sư và những người nguyên là công chức ngành thi hành án dân sự thì mới đủ tự tin để tham gia và lĩnh vực này.

Trước mắt để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Quản tài viên phục vụ cho công tác giải quyết việc phá sản thì Bộ Tư pháp cần chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và giao cho Học Viện Tư pháp là trung tâm lớn của cả nước về đào tạo các chức danh Tư pháp và bổ trợ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cho những ai có nhu cầu muốn tham gia hành nghề Quản tài viên. Còn về lâu dài, để chuẩn hóa và nâng cao năng lực của đội ngũ Quản tài viên thì cần phải có những khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu cho Quản tài viên thì mới đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của loại ngành nghề đặc thù này.

3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, doanh nghiệp thì việc đầu tiên, quan trọng nhất đó chính là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Pháp luật về phá sản ở nước ta không phải là một lĩnh vực phổ biến. Đặc biệt, chế định về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là một chế định, một ngành nghề hoàn toàn mới ở nước ta. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp, thậm chí là một số cơ quan tổ chức trong bộ máy nhà nước về các quy định liên quan đến chế định này còn ở mức khá hạn chế. Điều này có nguyên nhân chủ yếu từ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của chúng ta hiện nay còn chưa được chú trọng đúng mức, cách thức, biện pháp tuyên truyền pháp luật nói

chung và pháp luật về phá sản nói riêng còn mang tính hình thức, chưa đa dạng, phong phú, kém hiệu quả. Do vậy, các cơ quan hữu quan cần phải có kế hoạch, chính sách hiệu quả hơn để tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, trong đó có chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nói riêng đến công chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w