Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.2. Các nhân t ố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Những nhân tố này ngày càng có vai trò quan trong trọng trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi
hay khó khăn trong thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống KT – XH của khu vực và thế giới. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lý là nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.
1.1.2.2. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là đối tượng lao động của con người và là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên bao gồm đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản…
a. Địa hình
Địa hình là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Ở các vùng đồi núi thì độ cao tuyệt đối, độ dốc và mức độ chia cắt là những yếu tố địa hình quan trọng cần được đánh giá trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Ngoài ra địa hình còn ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất thông qua tác động tới các yếu tố khác của môi trường tự nhiên và KT – XH trên địa bàn sản xuất.
b. Đất
Đất là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đất dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống và sản xuất. Trong trường hợp quy mô đất đai hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế, thì việc bố trí các dự án, các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn gây ra nhiều sức ép về xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng, nhà ở, ắc tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nhân tố đất đai là nhân tố ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế.
c. Khí hậu
Đặc điểm của thời tiết và khí hậu có tác động rất lớn đến các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp khai khoáng. Sự phát triển kinh tế của một ngành hay một vùng lãnh thổ đều chịu tác động của khí hậu, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Những nơi có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
ngược lại những nơi có khí hậu khắc nghiệt sẽ có những tác động không tốt đến quá trình sản xuất của các ngành kinh tế.
d. Nguồn nước
Tài nguyên nước có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những khu vực khô hạn hoặc nửa khô hạn. Nhu cầu sử dụng nước trong các lĩnh vực kinh tế là rất lớn, đặc biệt trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Việc cung cấp nước không đủ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt sẽ làm giảm hiệu quả các ngành kinh tế, suy giảm chất lượng môi trường. Khi đó vấn đề sử dụng nước sẽ trở nên căng thẳng. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng cung cấp nước là nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế.
e. Khoáng sản
Khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp, hướng chuyên môn hóa công nghiệp và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp.
f. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bố các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác tiềm năng của hệ thống lãnh thổ vào các hoạt động nghỉ ngơi, du lịch.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội. Điều đó cho thấy tài nguyên thiên nhiên thực sự là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển KT – XH.
1.1.2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có vai trò quyết định với việc phát triển KT – XH.
Nguồn lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống nhân loại mà còn sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất. Mặt khác con người
cũng chính là thị trường tiêu thụ các sản phẩm và các dịch vụ xã hội. Dân số càng đông, mức sống và nhu cầu càng cao càng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành kinh tế.
Lực lượng lao động là một bộ phận của dân cư và là yếu tố quyết định đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Chất lượng và số lượng lao động cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn lao động có chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì sự phát triển của nền kinh tế càng nhanh, càng bền vững.
b. Vốn đầu tư và thị trường
- Vốn đầu tư: Là yếu tố đầu vào cần thiết cho một quá trình sản xuất. Để đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định nền kinh tế phải đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, công nghệ, mua các sáng chế, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ khác. Vì thế việc gia tăng nguồn vốn có hiệu quả góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích lũy nội bộ của nền kinh tế.
Nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định chính trong phát triển kinh tế, đặc biệt với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ nước ngoài được sử dụng để đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước.
- Thị trường: là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập, giá cả và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng. Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết sản xuất cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi do thị hiếu của người tiêu dùng, do đó biến đổi nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế.
c. Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ ngày càng có vị trí quyết định trong quá trình sản xuất và phát triển của nền kinh tế. Các ứng dụng tiến bộ khoa học tạo điều kiện mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và nâng cao hiệu quả đưa vào sử dụng các nguồn lực. Khoa học và công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn và giá
thành thấp, do đó có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Kết quả là biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, hội nhập KT – XH với khu vực và thế giới.
Nhờ vào máy móc, công nghệ, của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều, quy mô sản xuất ngày càng lớn đòi hỏi trình độ lao động ngày càng có chất xám, phân công lao động trở nên sâu sắc hơn, phân chia thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới. Từ đó, làm thay đổi cơ cấu, vị trí giữa các ngành, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao, làm cho nền kinh tế dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước có xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn lực của mình dựa trên khoa học và công nghệ. Vì vậy năng suất cao hơn song cũng tiết kiệm hơn, sử dụng hợp lý hơn đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường. Các nước có nền kinh tế phát triển đã rất thành công khi dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ tiên tiến để phát triển nền công nghiệp của mình. Những thành công đó đã làm thay đổi lớn nền kinh tế của những nước này và có xu hướng tăng dần những ngành có giá trị kinh tế và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Các nước nghèo, các nước đang phát triển tiếp thu, nhập và chuyển giao công nghệ để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
d. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng có vai trò to lớn đối với phát triển KT – XH. Cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Chỉ cần trục trặc một khâu trong hệ thống cơ sở hạ tầng thì lập tức sẽ gây sự cố cho các hoạt động khác còn lại. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kì sản xuất và lưu thông, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy trong phạm vi kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các vùng của nền kinh tế. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Như vậy, cơ sở hạ tầng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội.
e. Đường lối chính sách
Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công hay không của chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Bởi nó có khả năng cân đối ngân sách, kiềm chế lạm phát và có tích lũy nội bộ kinh tế, từng bước tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển. Trên thế giới ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm đều có đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội riêng, không giống nhau do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội khác nhau.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế chính trị xã hội ổn định. Sự ổn định đó được thể hiện bằng đường lối phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan, có khả năng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Ngược lại, sự khủng hoảng về chính trị tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế.
Ở nước ta, bước đầu có sự thành công về đường lối chính sách phát triển kinh tế và hiện nay đang đẩy mạnh thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Việc xây dựng và kiện toàn hệ thống đường lối chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế các khó khăn, tạo môi trường kinh doanh, lựa chọn các nghề để huy động được sức mạnh tổng hợp của nội lực và ngoại lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh còn mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi, không can thiệp nội bộ của nhau.