Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
2.1. Các nhân t ố ảnh hưởng
2.1.3. Nhân t ố kinh tế – xã hội
Quy mô và tốc độ tăng dân số
Bảng 2.2. Dân số tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012
Năm 2000 2005 2010 2012
Dân số
(nghìn người) 829,9 938,8 1012,0 1041,6
Nguồn: [2]
Giai đoạn 2000 – 2012 dân số của tỉnh tăng từ 829,9 nghìn người tăng lên 1041,6 nghìn người (tăng gấp 1,26 lần). Sự gia tăng dân số của tỉnh chủ yếu do gia tăng cơ học và cả tăng tự nhiên.
Tỷ suất gia tăng tự nhiên của tỉnh ngày càng giảm dần, từ 15,8‰ năm 2000, xuống 14,2‰ năm 2005, 9,1‰ năm 2010 và còn 7,8‰ năm 2012 [20]. Như vậy cho đến nay, tỷ suất gia tăng tự nhiên ở BR–VT thấp hơn mức trung bình cả nước (9,9‰) và vùng ĐNB (8,9‰), đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh. Vùng ĐNB có tỷ suất gia tăng cơ học cao nhất cả nước. Năm 2012, tỷ suất di cư thuần toàn vùng là 11,8‰ (tỷ suất nhập cư: 15,5‰, tỷ suất xuất cư 3,7‰). Tỉnh BR–VT cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Tỷ suất di cư thuần luôn dương: 5,7‰ năm 2012 [21]. Sự hình thành các KCN, sự phát triển của ngành CN dầu khí và dịch vụ dầu khí đã tạo ra dòng di chuyển lao động từ các địa phương khác tới.
Dân số của tỉnh BR–VT tương đối trẻ, theo điều tra nhân khẩu học giữa kỳ (2014), nhóm 0 – 14 tuổi chiếm 25,0%, nhóm trên 60 tuổi chiếm 7,3%, còn lại 67,7%
là nhóm 15 – 59 tuổi. Lực lượng lao động trong độ tuổi khá cao, một trong những nguyên nhân do là tỉnh nhập cư.
Phân bố dân cư giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh không đều.
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính Thành phố, huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số
(người/km2)
TP. Vũng Tàu 150 309.577 2.064
TP. Bà Rịa 91,5 9.899 1.082
Huyện Tân Thành 338,2 133.978 396
Huyện Châu Đức 424,5 14.976 353
Huyện Long Điền 77,5 130.816 1.688
Huyện Đất Đỏ 189 72.632 384
Huyện Xuyên Mộc 643,4 140.454 218
Huyện Côn Đảo 75,4 5.358 71
Nguồn: [2]
Dân số tập trung đông ở TP. Vũng Tàu (mật độ 2.064 người/km2), TP. Bà Rịa (1.082 người/km2) và huyện Long Điền (1.668 người/km2).
Mật độ thưa ở huyện Xuyên Mộc (218 người/km2), huyện Châu Đức (353 người/km2), mật độ thấp nhất là ở huyện Côn Đảo (71 người/km2).
Cơ cấu lao động
a. Nguồn lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh BR–VT tăng lên nhanh chóng, từ 446,6 nghìn người năm 2005, tăng lên 567,8 nghìn người năm 2012, chiếm 54,7% dân số toàn tỉnh. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 450,7 nghìn người.
Bảng 2.4. Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động đang làm việc ở tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012
Năm 2000 2005 2010 2012
Lao động trong các ngành kinh tế (nghìn người)
326,0 433,5 433,9 450,7
Cơ cấu lao động đang làm việc (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông – lâm – ngư nghiệp 63,8 53,7 40,4 37,4
Công nghiệp – xây dựng 16,6 20,2 7,1 29,1
Dịch vụ 19,6 26,1 32,5 3,5
Nguồn: [2]
Tỉnh BR–VT có nguồn lao động dồi dào, một phần là do lao động nhập cư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp. Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao. Hiện nay tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 21,4% cao hơn mức trung bình của cả nước (16,6%) và vùng ĐNB (21,0%), đứng thứ 2 toàn vùng sau TP. Hồ Chí Minh. Lực lượng lao động của tỉnh trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo, tư duy ngày càng đổi mới là điều kiện để tỉnh khai thác lợi thế đẩy nhanh phát triển KT – XH.
b. Cơ cấu lao động: Do quá trình đổi mới và do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cơ cấu lao động của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực.
- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: đang có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
Giai đoạn 2000 – 2012, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi, tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm nhanh (26,4%), tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng (12,5%) và tỉ trọng ngành dịch vụ tăng trưởng cùng (13,9%). Cơ cấu lao động chuyển dịch ngày càng hợp lí, do ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của tỉnh đang phát triển nhanh đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động hoạt động trong khu vực nhà nước từ 11,2% năm 2000, xuống còn 13,3% năm 2012 và tỉ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước từ 87,1%
xuống còn 76,5%, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 1,1% lên 10,2%.
Phân bố dân cư
Dân số BR–VT có đặc điểm phân bố không đều trên địa bàn tỉnh, khu vực phía Tây Nam có mật độ dân số và qui mô đô thị cao hơn và giảm dần về phía Đông Bắc.
Tình hình phân bố trên phản ánh tình hình phát triển kinh tế công nghiệp – dịch vụ đang tập trung và phát triển mạnh tại các khu vực dọc theo trục quốc lộ 51, bên cạnh đó dịch vụ dầu khí – dịch vụ cảng và dịch vụ du lịch có những tác động mạnh mẽ nhất đối với vấn đề phát triển và phân bố dân cư trên địa bàn.
BR–VT cũng là tỉnh có mật độ dân số tương đối cao so với các tỉnh khác trong cả nước, mật độ dân số trung bình năm 2012 là 524 người/km2 (cả nước 268 người/km2). Tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều, thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa có mật độ cao nhất (2064 người/km2 và 1082 người/km2 ), gấp 3,9 lần mật độ toàn tỉnh, huyện Long Điền có mật độ dân số đạt trên 1.600 người/km2, các
huyện khác đều có mật độ dân số thấp, thấp nhất là huyện Côn Đảo (chỉ có 21 người/km2).
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí lao động, mở mang ngành nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống nơi cư trú và tác động xấu tới môi trường sinh thái.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hai loại hình cư trú chủ yếu là thành thị và nông thôn. Số dân thành thị tập trung đông ở TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa và huyện Long Điền. Những huyện có dân thành thị thấp là 02 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, riêng huyện Côn Đảo không có dân thành thị 100% dân nông thôn.
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Mạng lưới giao thông - Đường bộ:
Tổng chiều dài đường bộ năm 2012 là 3.958 km, trong đó có 835 km đường bê tông nhựa, 866 km đường láng nhựa và 2.256 km đường đá dăm, cấp phối, còn lại là các loại đường khác. So với cả nước mật độ đường giao thông của tỉnh khá cao (1,26 km/km2; 2,81 km/1000 dân). Hiện nay 100% số xã có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm.
- Trong mạng lưới giao thông đường bộ: Quốc lộ có 3 tuyến (QL51, QL55 và QL56), tổng chiều dài 133 km.
- Đường tỉnh: Bao gồm 45 tuyến với tổng chiều dài 579km, nhựa hóa khoảng 75%, hầu hết đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
- Đường đô thị: Toàn tỉnh có 290km, nhựa hóa 70%, chủ yếu tập trung ở TP.
Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, các đô thị mới Phú Mỹ và các thị trấn đang quy hoạch phát triển.
- Đường giao thông nông thôn: Bao gồm đường liên xã và đường xã, với tổng chiều dài 2.966km, nhựa hóa 32%, hầu hết đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.
+ Hệ thống bến xe
Hiện tỉnh BR–VT có 06 bến xe khách, với tổng diện tích sử dụng 5,60 ha. Lượng hành khách liên tỉnh các năm gần đây đạt 1,62 triệu lượt hành khách, hơn 88 ngàn lượt xe xuất bến, bình quân 23 khách/chuyến.
- Hàng không: Tỉnh BR–VT có 2 sân bay:
+ Sân bay Vũng Tàu có chiều dài đường băng 1.800m, chủ yếu phục vụ cho quân sự và ngành dầu khí.
+ Sân bay Côn Đảo đã được nâng cấp sửa chữa, loại máy bay ATR–72. Đường băng của sân bay có chiều dài 1.830m, rộng 30m; một đường băng làm mới dài 80m, rộng 15m. Sân đậu máy bay có diện tích 9.270m2.
Đường thủy:
Toàn tỉnh có hơn 22 con sông và rạch chính với chiều dài 166 km, trong đó có 17 sông rạch với chiều dài 167 km có thể khai thác vận tải thủy, có 92 km đã đưa vào quản lý khai thác. Sông Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh, vịnh Gành Rái và hệ thống các sông rạch khác tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho tỉnh. Hệ thống này nối kết tỉnh với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thế giới. Đến nay đã hình thành 2 tuyến vận tải sông chính là Vũng Tàu đi các tỉnh ĐBSCL và Vũng Tàu đi thành TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống cảng biển: Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 cảng biển do Trung ương quản lý với 32 bến tập trung trên 2 sông lớn: Sông Dinh, sông Cái Mép – Thị Vải.
Theo quy hoạch hệ thống cảng Thị Vải – Vũng Tàu sẽ trở thành cụm cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại 1A) cho tàu có trọng tải từ 160.000 – 200.000 DWT vào cảng Vũng Tàu – Cái Mép và tàu có trọng tải 100.000 – 120.000 DWT vào khu cảng Thị Vải. Cảng tàu khách quốc tế cũng được quy hoạch tại Sao Mai – Bến Đính, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tàu 100.000 GRT.
Hệ thống cảng – bến thủy nội địa: Hiện tại tỉnh có 34 cảng và bến thủy nội địa, trong đó: 27 bến phục vụ đánh bắt thủy sản, 4 bến vật liệu xây dựng và 3 bến tàu khách. Có một số bến cảng có quy mô tương đối lớn như: cảng cá Phước Tỉnh, cảng cá Bến Đá, Cát Lở, Bến Đầm, Lộc An, bến tàu khách Cầu Đá…
Hệ thống cấp điện nước
- Hệ thống điện: Tỉnh có 2 nguồn điện lớn là nhà máy điện Bà Rịa và trung tâm điện Phú Mỹ đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh và các thành phố lân cận. Hiện nay chỉ có huyện Côn Đảo nằm xa đất liền được cấp điện từ nguồn điện diezel độc lập. Tuy việc cấp điện hiện tại vẫn đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân nhưng trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện cần phát triển những dạng năng lượng thích hợp sử dụng sức gió, năng lượng mặt trời hoặc các dạng năng lượng kinh tế hơn việc phát điện bằng máy phát diezel như nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng LPG.
Trên địa bàn tỉnh BR–VT hiện có lưới 220KV đi qua, làm nhiệm vụ nối giữa các nguồn điện với nhau và cấp điện cho các thành phố và tỉnh lân cận, không cấp điện cho tỉnh BR–VT bằng điện áp 220KV. Toàn tỉnh hiện có 11 trạm 110KV, ngoài ra còn được cấp điện từ trạm 110KV Gò Dầu (đặt tại KCN Gò Dầu tỉnh Đồng Nai). Trạm gồm 1 máy 110/22KV – 25KVA. Trạm chủ yếu cấp điện cho KCN Gò Dầu, từ trạm có 1 lộ 22KV đi cấp điện cho 1 phần huyện Tân Thành của BR–VT. Đường dây cấp điện cho các trạm biến áp 110KV tỉnh BR–VT phần lớn là các đường dây mạch kép vận hành tin cậy và ổn định.
- Hệ thống nước:
Đến nay toàn tỉnh có 6 nhà máy nước với tổng số công suất khoảng 120.000 m3 ngày/đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho khu vực các đô thị.
Quy mô và sự phân bố của các nhà máy hiện có như sau:
- Nhà máy nước Sông Dinh: công suất 70.000 m3/ngày và nhà máy nước ngầm Bà Rịa công suất 12.000 m3/ngày, đủ cung cấp nước cho hai đô thị lớn.
- Nhà máy nước Mỹ Xuân: công suất 25.000 m3/ngày cung cấp nước cho khu vực đô thị mới Phú Mỹ, Mỹ Xuân và các khu vực lân cận.
- Nhà máy cấp nước Tóc Tiên do Công ty TNHH Hải Châu đầu tư và quản lý, công suất 20.000 m3/ngày, đã đầu tư giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày chủ yếu để cung cấp nước cho các KCN.
- Nhà máy nước Phước Bửu: công suất 2.000 m3/ngày cung cấp nước cho thị trấn Phước Bửu, xã Phước Thuận.
- Nhà máy nước Ngãi Giao: công suất 2.500 m3/ngày cung cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long.
- Nhà máy nước Côn Đảo: công suất 1.500 m3/ngày cung cấp nước cho trung tâm huyện Côn Đảo, cảng cá Bến Đầm và khu vực Cỏ ống.
- Tại khu vực nông thôn: có 25 hệ cấp nước với tổng công suất 13.000 m3/ngày đã cung cấp được nước hợp vệ sinh cho 27/38 xã. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn phát triển mạnh trong vài năm gần đây.
Nhìn chung hệ thống cấp nước hiện tại vừa đủ phục vụ cho sự phát triển KT – XH của tỉnh, tương lai còn phải xây dựng thêm các nhà máy nước cho các khu công nghiệp, các vùng đô thị mới.
Hiện tại mới chỉ có các hệ thống thoát nước tập trung tại các khu đô thị. Tại các khu dân cư nông thôn đều không có hệ thống thoát nước, chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và sông suối.
* Nước thải sinh hoạt:
- TP.Vũng Tàu: hiện tại có một hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt. Mật độ cống thoát không đều chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm. Hướng thoát nước ra các hồ Á Châu, Bàu Sen, Rạch Bà và ra sông Dinh.
- TP. Bà Rịa: chỉ có hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước bẩn, tập trung ở khu trung tâm, hướng thoát nước ra sông Dinh và sông Thủ Lựu.
- Khu đô thị mới Phú Mỹ: tại các khu dân cư chỉ có hệ thống thoát nước mưa, nước thải bẩn chủ yếu là qua bể tự hoại và tự thấm.
- Thị trấn Long Điền: chỉ có hệ thống thoát nước mưa ở một số đường phố chính. Nước thải bẩn qua bể tự hoại rồi tự thấm.
- Thị trấn Phước Bửu: chưa có hệ thống thoát nước, riêng khu phố chợ có xây dựng cống và mương thoát nước cục bộ.
- Thị trấn Ngãi Giao: chưa có hệ thống thoát nước.
* Nước thải công nghiệp: Nước thải của các cơ sở sản xuất hầu như chưa được xử lý. Một số cơ sở có xử lý nước thải nhưng chưa đúng quy trình do đó không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sau đó xả thẳng ra kênh rạch gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt. Chỉ có các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài có xây dựng hệ thống xử lý nước thải hợp vệ sinh.
Bưu chính, viễn thông
BR–VT là một trong những tỉnh có hệ thống các dịch vụ bưu chính viễn thông vào loại tốt nhất của cả nước. Hầu như trên địa bàn tỉnh có mặt tất cả các đơn vị kinh
doanh cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông lớn trong nước như: Bưu điện tỉnh, chi nhánh bưu chính viễn thông quân đội, trung tâm thông tin di động khu vực II, công ty thông tin viễn thông điện lực, công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn SPT. Số máy điện thoại/100 dân của tỉnh hiện nay là 34,6 vượt xa mức bình quân của cả nước là 12, tổng số máy điện thoại trên toàn mạng là 320.758 máy, tổng số thuê bao Internet là : 8.957.
2.1.3.3. Khoa học công nghệ
Về khoa học và công nghệ của tỉnh nhìn chung ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh còn chậm, trang thiết bị còn yếu và lạc hậu:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung nghiên cứu đổi mới giống cây con, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bảo quản và công nghệ sinh học…song còn rất nhỏ bé so với nhu cầu.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, ngành dầu khí đã sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, ngoài ra ngành chế biến hải sản có sử dụng một số thiết bị công nghệ đông lạnh, sơ chế phục vụ xuất khẩu. Tuy vậy, phần lớn máy móc thiết bị công nghiệp cũ, lạc hậu, chậm đổi mới thiết bị và công nghệ so với tốc độ hao mòn nên sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh yếu.
- Một số ngành khác như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, dịch vụ du lịch được trang bị máy móc mới khá hiện đại.
- Các biện pháp kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến chưa được ứng dụng rộng rãi, chưa tạo cho các ngành mũi nhọn có sản phẩm chất lượng cao. Kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ còn ít, đóng góp của khoa học và công nghệ vào GDP của tỉnh không đáng kể.
2.1.3.4. Vốn đầu tư, thị trường
Vốn đầu tư
Trong quá trình phát triển kinh tế, vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng hàng đầu.
Trong thời gian qua tỉnh đã cơ sở nhiều biện pháp tích cực huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển KT – XH. Hiện nay nền kinh tế của thành phố đang phát triển với tốc độ nhanh, cùng với quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn.