CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Một vài bàn luận
Chương trình Phổ thông cấp Tiểu học có nêu mức độ học sinh cần đạt đối với kĩ năng đọc thông như sau:
Mức độ cần đạt Ghi chú - Đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ, câu.
- Đọc đúng đoạn hoặc bài văn xuôi, văn vần có độ dài khoảng 80 – 100 chữ, tốc độ đọc tối thiểu 30 chữ/phút.
Biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Đọc liền mạch, không rời rạc những từ có nhiều tiếng (ví dụ: học tập, kênh rạch, vô tuyến truyền hình,…)
- Có thể chưa đọc thật đúng tất cả các tiếng có vần khó, ít dùng (ví dụ: uyu, oam, oăp, uyp,…)
So sánh các yêu cầu trên với kết quả khảo sát đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau đây:
- Tốc độ đọc tối thiểu được quy chuẩn trong chương trình Tiếng Việt lớp một là 30 tiếng/phút. Tốc độ đọc trung bình mà chúng tôi thu được qua khảo sát là 67.54 tiếng/phút. Như vậy, sự chênh lệch giữa tốc độ đọc được quy chuẩn và tốc độ đọc thực tế của học sinh là khá cao (gấp 2.25 lần). Số liệu này cho phép ta suy luận rằng, việc chọn mức 30 tiếng/phút làm mức độ cần đạt có vẻ như cần được xem xét lại cho phù hợp hơn.
- Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn, tức là đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Vấn đề đọc nhanh chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng (đúng âm vị, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ). Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài [1, tr. 168]. Có thể hiểu, nếu học sinh có thể gộp được các từ, các cụm từ một cách hợp lí thì khi đó các em đã nắm được nghĩa của
các từ, các cụm từ. Đây chính là cơ sở để các em hiểu được nghĩa của câu, đoạn, bài. Từ đó, tốc độ đọc sẽ được gia tăng một cách đáng kể.
Điều này bộc lộ rằng yêu cầu trong Chuẩn đọc thông của Chương trình Tiếng Việt lớp Một chưa phù hợp với sự thể hiện qua tốc độ đọc của học sinh.
Bởi lẽ, nếu học sinh đạt được yêu cầu về đọc liền mạch, không rời rạc, biết cách gộp các từ thành các cụm từ một các phù hợp thì tốc độ của các em chắc chắn phải cao hơn rất nhiều so với quy định là 30 tiếng/phút. Ngược lại, nếu chấp nhận tốc độ đọc 30 tiếng/phút là mức độ có thể chấp nhận được của học sinh thì việc yêu cầu các em đọc liền mạch, không rời rạc những từ có nhiều tiếng, biết ngắt nghỉ hơi phù hợp là điều khó thực hiện. Do đó, ở mức độ này, các em khó có thể đạt được mức lưu loát để hướng đến đọc hiểu ở giai đoạn sau. Đơn cử trong khảo sát, tất cả học sinh đạt tốc độ 30 tiếng/phút đều gặp vấn đề về sự lưu loát. Cụ thể, các em đọc một cách ngắc ngứ, rời rạc từng tiếng một, không có sự liền mạch cần thiết khi đọc một văn bản. Các em thậm chí không thực hiện được yêu cầu tối thiểu là gộp hai tiếng của một từ thành một ngữ đoạn thích hợp. Có thể nói, ngoài việc xem xét về các yêu cầu trong chuẩn đọc thông đã được quy định, cần có những biện pháp cụ thể nhằm hướng dẫn các em đạt được sự lưu loát trong khi đọc để từng bước hình thành niềm đam mê đọc sách và hướng tới mức độ độc lập khi đọc.
Ngoài ra, chương trình Phổ thông cấp Tiểu học có nêu mức độ học sinh cần đạt đối với kĩ năng đọc hiểu như sau:
Kĩ năng Mức độ cần đạt Ghí chú
Đọc hiểu - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài học.
- Hiểu nội dung thông
- Biết giải nghĩa các từ ngữ bằng lời mô tả hoặc bằng vật thật, tranh ảnh.
- Trả lời đúng câu hỏi về
báo của câu, đoạn, bài. nội dung thông báo của câu, đoạn, bài.
Kết quả khảo sát đã cho thấy đa số các em đạt được yêu cầu về việc hiểu nội dung thông báo của câu, đoạn, bài (Cấp độ : Biết). Một số em đạt được mức hiểu nghĩa từ thông qua ngữ cảnh và trả lời câu hỏi giải thích một hiện tượng (Cấp độ : Hiểu). Tuy nhiên, con số này quả thực không cao. Điều này cho phép suy luận rằng hoạt động dạy đọc hiểu trên lớp còn chưa thực sự hiệu quả, cần có một số chiến lược giảng dạy, nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu của học sinh.