Chương 2 NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ THEO
2.2. Các quy định về người không được quyền hưởng di sản trong BLDS
2.2.1 Các quy định về người không được quyền hưởng di sản trong BLDS 2015
2.2.1.1 Điều kiện do luật định
a. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
Hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản của người thừa kế mặc dù không vì động cơ trục lợi, không vì mục đích để hưởng di sản thì họ vẫn bị tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiên hành vi đó phải mang lỗi cố ý, nếu người thừa kế vô ý làm thiệt hại đến tính mạng người để lại di sản và đã bị kết án bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực thì họ vẫn không bị tước quyền hưởng di sản. Việc xem xét lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng
40
người để lại di sản có ý nghĩa quyết định đến việc người thừa kế có được quyền hưởng di sản không.
Theo quy định của BLHS 2015 thì cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Hoặc khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 10 BLHS năm 2015).
Cố ý giết người là trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây ra cái chết cho nạn nhân, người phạm tội mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Sự hình thành ý thức của người có hành vi giết người được biểu hiện ở những trạng thái khác nhau.
Thứ nhất: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó phát sinh. Ý thức của người phạm tội trong trường hợp này biểu hiện rất rõ nét bằng những hành vi như chuẩn bị hung khí phương tiện, điều tra, theo dõi mọi hoạt động của người mà người phạm tội định giết... Tuy nhiên cũng có trường hợp trước khi hành động người phạm tội không có thời gian chuẩn bị nhưng họ vẫn thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả phátsinh nên vẫn thực hiện tội phạm.
Thứ hai: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra mà không chắc chắn nhất định sẽ xảy ra vì người phạm tội chưa tin vào hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả chết người.
Thứ ba: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
41
Chủ thể của tội giết người là bất kỳ, nhưng phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. BLHS quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của BLHS Việt Nam (Điều 12 BLHS 2015).
Ngoài việc thỏa mãn điều kiện về độ tuổi thì một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Như vậy chỉ khi nào một người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra thì mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi của người mắc bệnh trong trường hợp trên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng họ phải được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Hành vi cố ý giết người để lại di sản là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người để lại di sản, chấm dứt sự sống của người đó một cách trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Trong trường hợp người thừa kế chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản thì người đó vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật nhận di sản của người bị chính người thừa kế đã vô ý gây ra cái chết cho người để lại di sản. Như vậy, chỉ có những người phạm tội cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản mới bị tước quyền hưởng di sản, còn vô ý thì không thuộc trường hợp này. Hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác được quy
42
định tại chương XIV BLHS năm 2015 "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người" và nạn nhân không ai khác chính là người để lại di sản.
Đối với tội xâm phạm đến tính mạng, là tội xâm phạm đến quyền sống của con người. Có nhiều trường hợp xảy ra và có mức độ nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau. Người thừa kế bị tòa án kết án về tội giết người theo Điều 123 BLHS; tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Điều 124 BLHS 2015; tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 125 BLHS; tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 126 BLHS; tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Điều 127 BLHS; tội vô ý làm chết ngườiĐiều 128 BLHS; tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Điều 129 BLHS hoặc cũng có thể xâm phạm một cách gián tiếp như tội bức tử Điều 130 BLHS; tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát Điều 131 BLHS; tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Điều 132 BLHS; tội đe dọa giết người Điều 133 BLHS; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều 134 BLHS; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 135 BLHS; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 136 BLHS; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều 138 BLHS; tội hành hạ người khác Điều 140 BLHS và chính những hành vi này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người để lại di sản.
Với tội xâm phạm đến sức khỏe, người phạm tội đã có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe. Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người nhưng
43
tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn, nó chỉ làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại về sức khỏe mà không làm cho nạn nhân bị chết. Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, nhưng so với tội giết người thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích có mức độ nguy hiểm thấp hơn vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại về sức khỏe mà không mong muốn cho nạn nhân chết. Ở những mức độ khác nhau, trong mỗi trường hợp có những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, mức độ nguy hiểm chênh lệch nhưng điều này chỉ có ý nghĩa trong quá trình xét xử vụ án hình sự, còn để áp dụng tại Điều 621 BLDS 2015 thì không, vì hành vi xâm phạm đến sức khỏe hay cố ý xâm phạm tính mạng người khác đều là cố ý nên người phạm tội chỉ cần bị kết án về một trong những hành vi trên thì họ đều bị tước quyền hưởng di sản.
Hành vi ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản là những hành vi đối xử trái pháp luật và vô đạo đức thường được thực hiện thông qua hành động chửi mắng, nhục mạ, bỏ mặc, bắt ăn đói mặc rách làm cho người để lại di sản đau đớn về mặt tinh thần, danh dự bị xúc phạm, bị giày vò và khốn khổ về thể xác. Những hành vi trên được quy định như tội hành hạ người khác; tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em;
tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em; tội mua bán phụ nữ; tội làm nhục người khác; tội vu khống... Về hành vi "ngược đãi nghiêm trọng", "hành hạ" người để lại di sản, "xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm" của người đó: Sự ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản là những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Những hành vi này thường được thể hiện thông qua các hành động như mắng, chửi, để cho ăn khi đói khi có thể cho ănno, bắt ăn mặc rách khi có thể cho mặc lành… Hành vi này có tính chất tàn nhẫn, tồi tệ quan hệ giữa người phạm tội này và người bị phạm tội thường là những người có quan hệ phụ thuộc nhau, thường là những người có quan hệ gia đình, họ hàng, hậu quả của việc đối xử tàn ác này
44
là gây đau khổ về tinh thần hoặc đau đớn về mặc thể xác… Hậu quả của những hành vi này không cần gây hậu quả về mặt vật chất (thương tích, tổn hại sức khỏe…) mà chỉ cần gây hậu quả về mặt tinh thần (đau khổ, cảm thấy buồn tủi, nhục nhã...). Về mặt chủ quan, những hành vi này phải là những hành vi cố ý, tức là những người phạm tội này biết được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Việc xác định được những hành vi "ngược đãi", "hành hạ", "xâm phạm danh dự, nhân phẩm" như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng là một vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về ngược đãi nghiêm trọng hoặc thế nào là xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người để lại di sản. Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật thì người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản bị tước quyền khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật nên ta có thể hiểu rằng nó nghiêm trọng khi nó đã đủ các dấu hiện để bị kết án và đã bị kết án. Vì vậy, chúng ta không cần đi xác định tính nghiêm trọng nữa mà chỉ cần dựa vào chính việc đã có bản án kết án về hành vi đó.
Sở dĩ có quy định trên chính là để đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Những hành vi nói trên vi phạm ở mức độ như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng, điều này chưa được quy định và giải thích cụ thể bằng văn bản pháp luật. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, khi người được hưởng di sản có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực của Tòa án. Nghĩa là một hành vi khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án bằng một bản án hình sự về hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản tự nó đã xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc tuyên bố những người thừa kế có hành vi
45
đó không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên đối với những trường hợp một người mặc dù đã có đủ căn cứ chứng tỏ người đó có hành vi ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng chưa bị kết án hoặc không thể kết án thì họ có được hưởng di sản của người chết để lại không? Bởi trên thực tế, Tòa án cũng không thể mơ hồ xác định xem như thế nào là “vi phạm nghiêm trọng”.
Đây là một vấn đề liên quan đến quyền lợi của chính người thực hiện hành vi đó, nên khi xem xét một ai đó có được quyền hưởng di sản hay không theo trường hợp trên thì vấn đề đầu tiên cần phải làm rõ vấn đềbản án về những hành vi đó có hiệu lực hay chưa? Nếu bản án đó chưa có hiệu lực thì có được phép áp dụng không? Điều này có thể lý giải như sau: Một bản án có thể vẫn bị cấp xét xử khác sửa đổi hoặc bị hủy bỏ vì nó có thể có những sai sót nên các bản án chỉ được thi hành khi nó đã có hiệu lực pháp luật. Bản án có hiệu lực pháp luật khi bản án của cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, hoặc là bản án của tòa án cấp phúc thẩm. Mặt khác, không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án. Vì vậy, những hành vi trên của người có tên trong di chúc dù đã bị kết án bằng một bản án thì vẫn chưa thể kết luận là người đó phạm tội. Bản án đó cũng chưa được coi là có căn cứ để tước quyền hưởng di sản của người có tên trong di chúc. Bản án áp dụng trong những trường hợp này là những bản án phải có hiệu lực pháp luật, nếu có tranh chấp xảy ra trong khi bản án chưa có hiệu hiệu pháp luật thì cần phải đợi đến khi bản án đó có hiệu lực pháp luật mới được giải quyết. Vậy, bản án có hiệu lực pháp luật là căn cứ cần thiết để tước quyền hưởng di sản của một người. Đồng thời, nếu chỉ có những hành vi trên mà chưa có bản án có hiệu lực của tòa án thì cũng không thể tước quyền hưởng di sản của người có hành vi đó.
Bên cạnh việc xác định bản án cần có hiệu lực hay chưa thì như phân
46
tích ở trên, việc đi tìm hiểu rõ về các hành vi xâm phạm tính mạng, hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng đến người để lại di sản cũng là điều cần thiết.
Việc xác định về mặt chủ quan của người thực hiện hành vi cũng có ý nghĩa quan trọng, khi hành vi xâm phạm đó thực hiện nhưng lại do lỗi vô ý thì sẽ không bị tước quyền hưởng di sản mà việc tước quyền hưởng di sản chỉ có thể xảy ra khi đó là lỗi cố ý. Có nghĩa là, khi một người thực hiện hành vi đã nhận thức được hành vi của mình là hành vi nguy hiểm có thể gây hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra trên thực tế (vô ý quá tự tin) hoặc người đó không thấy trước hậu quả có thể xảy ra - do cẩu thả, mặc dù phải thấy trước hoặc có đủ điều kiện để thấy trước (vô ý do cẩu thả), thì sẽ không bị tước quyền hưởng di sản. Còn khi người thực hiện hành vi đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm có thể gây hậu quả chết người, có mong muốn cho hậu quả chết người đó xảy ra (cố ý trực tiếp) hoặc trong trường hợp, người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, có thể dây hậu quả chết người, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả chết người đó xảy ra (có ý gián tiếp). Vậy trong cả hai trường hợp, cố ý gián tiếp hay trực tiếp, người thực hiện hành vi đó đều có thể bị tước quyền hưởng di sản.
Như vậy, Điểm a, Khoản 1, Điều 621 BLDS 2015 có nội dung như sau:
Người thừa kế có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản thì không được quyền hưởng di sản của người đó để lại. Nếu người bị kết án do hành vi vô ý thì vẫn được phép nhận di sản của người đó để lại.
Bởi, khi họ phạm lỗi với lỗi vô ý thì người thực hiện hành vi đó không có mong muốn cho hậu quả xảy ra; Người thừa kế có hành vi cố ý xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản và đã bị kết án về một trong các hành vi đó thì bị tước quyền thừa kế của người bị xâm phạm. Đồng thời, nếu có hành vi mà không có bản án, tức không bị truy cứu trách nhiệm hình