Vướng mắc và thực tiễn áp dụng pháp luật về người không được quyền hưởng di sản

Một phần của tài liệu Người không được quyền hưởng di sản theo BLDS năm 2015 (Trang 71 - 85)

Chương 3 VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN DI SẢN

3.1. Vướng mắc và thực tiễn áp dụng pháp luật về người không được quyền hưởng di sản

3.1.1 Vướng mắc theo quy định của pháp luật

Thực tế cho thấy, từ khi BLDS 2015 ra đời, pháp luật về thừa kế quy định trong BLDS 2015 đã có những điều chỉnh đáng ghi nhận và khá hoàn thiện. Tuy nhiên, có những nội dung để giải quyết đúng đắn, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự vẫn rất cần có sự hướng dẫn, giải thích của các cơ quan có thẩm quyền. Song, thực tế áp dụng còn xảy ra một số vướng mắc có liên quan đến người không được quyền hưởng di sản; đó là:

Thứ nhất, tại điểm b, khoản 1, Điều 621, BLDS có quy định về vấn đề người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Nghĩa vụ nuôi dưỡng là phải vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng lại chưa có văn bản hướng dẫn nào làm rõ, nên do chính những người áp dụng pháp luật giải thích, dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa cách giải thích cho một vấn đề ở các vụ án trong một Tòa cũng như không thống nhất giữa các địa phương. Bên cạnh đó, còn có thể dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật một cách không đúng, làm cho sự tôn nghiêm của pháp luật bị xâm phạm, các quyền lợi của những người liên quan cũng bị xâm phạm.

Mặt khác, nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây cũng không có quy định cụ thể hướng dẫn là nghĩa vụ theo pháp luật chứ không đơn thuần là nghĩa vụ theo đạo đức xã hội. Bởi, khi quy định này của pháp luật không nói rõ ràng nên dẫn đến tình trạng có các quan điểm sai lầm xác định đó là nghĩa vụ đạo đức xã hội và trong một số trường hợp cháu phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng cô, dì,

67

chú, bác ở hàng thừa kế thứ ba. Những quan điểm sai lầm đó dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, một số trường hợp quyền lợi của các bên liên quan bị xâm hại, làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đặt vào pháp luật – nơi có thể bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, pháp luật chưa công nhận khingười được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, khi có hành vi ngược đãi, bất hiếu với người để lại di sản thì có quyền truất quyền hưởng thừa kế theo ý chí của người để lại di sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là pháp luật quy định người không được hưởng di sản theo hai trường hợp đó là theo luật hoặc theo ý chí của người lập di chúc.

Thứ hai, tại điểm c, khoản 1, Điều 621, BLDS, có nhắc đến người thừa kế khác, cụm từ người thừa kế khác này cũng chưa có sự hướng dẫn rõ ràng là người thừa kế theo pháp luật hay người thừa kế theo di chúc vì vậy đang có nhiều quan điểm khác nhau để hiểu là người thừa kế khác ở đây, dẫn đến tình trạng tranh cãi, áp dụng, thực hiện pháp luật không thống nhất, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Có một số quan điểm cho rằng người thừa kế giết người thừa kế khác ở đây là những người thừa kế theo pháp luật chứ không phải là người thừa kế theo di chúc. Vì người thừa kế khác chỉ được xác định sau khi người để lại di sản chết và đã được xác định trên ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản và theo nguyên tắc người thừa kế còn phải sống vào thời điểm mở thừa kế. Do vậy, người có hành vi cố ý giết người thừa kế khác chỉ có thể là người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản với người thừa kế bị giết. Do vậy, người thừa kế theo di chúc cố ý giết người thừa kế theo di chúc khác để chiếm đoạt phần di sản của người thừa kế theo di chúc được hưởng không thể thực hiện được, vì phần của mỗi người đã được chỉ định theo di chúc và nội dung di chúc chỉ được biết đến rõ sau khi di chúc được công bố. Mặt khác, cũng có quan điểm cho rằng trường hợp này người thừa kế khác là người thừa kế theo

68

di chúc hoặc di tặng, theo quan điểm này cho rằng người thừa kế theo pháp luật cùng hàng mà giết nhau thì khi đó phần di sản đó sẽ thuộc về con của người bị giết đó sẽ được hưởng theo thừa kế thế vị. Còn những người thừa kế theo di chúc hoặc theo di tặng khi mà bị giết (chết trước người để lại di sản) thì thừa kế thế vị không được áp dụng và phần di sản đó sẽ chia theo pháp luật và người giết người khác đó thuộc diện được hưởng theo pháp luật.

Thứ ba, tại Điểm d, Khoản 1, Điều 621, BLDS quy định người thực hiện những hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí người để lại di sản sẽ không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, mục đích của người thực hiện hành vi trên là để được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản ở đây là trái với ý chí của người để lại di sản có di chúc, vậy trường hợp người thực hiện hành vi trên để một người khác cũng sẽ được hưởng hoặc không cho một người khác hưởng trái với ý chí của người để lại di sản chưa được điều chỉnh, chưa được luật đề cập đến.

Thứ tư, Pháp luật chưa quy định trong một số trường hợp mà có thể hành vi đó cũng bị coi là bất xứng như người biết rằng người để lại thừa kế đã bị giết nhưng đã không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm đó.

Xét về bản chất thì những hành vi này cũng được coi là tội phạm được quy định tại Điều 389 và Điều 390 BLHS 2015 và được sửa đổi năm 2017.

Hành vi này là những hành vi mà người phạm tội cố ý không tố giác người phạm tội mặc dù biết rõ về tội phạm và cố tình không tố giác hoặc người này có hành vi che giấu tội phạm khi biết người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn che giấu nhưng không hứa hẹn trước đó. Đây là những hành vi có sự xâm hại đến trật tự xã hội và còn vi phạm các quy phạm đạo đức xã hội Việt Nam, đặc biệt trong trường hợp này người bị hại lại chính là người để lại thừa kế cho họ. Pháp luật Việt Nam lại chưa có quy định nào về

69

thừa kế để điều chỉnh. Tuy nhiên, một số nước trên thế giới cũng đã có quy định về vấn đề này một cách hợp lý.

Vì vậy, trong lĩnh vực thừa kế ở nước ta, khi xảy ra trường hợp này vẫn chưa có quy định cụ thể để áp dụng, đồng thời người có hành vi trên vẫn được phép hưởng thừa kế di sản của người mà mình biết do ai giết mà vẫn không tố cáo, vẫn che giấu.

Thứ năm, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề con (cháu) của những người không được quyền hưởng di sản có được thừa kế thế vị hay không. Không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con và cháu đúng như mục đích của thừa kế thế vị khi mà bố, mẹ hoặc ông bà là những người thực hiện những hành vi bất xứng, còn hậu quả không được quyền hưởng di sản lại do con, cháu gánh chịu.

Thứ sáu, người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nữa không? Theo quy định của BLDS thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong phạm vi các quy định về người không được quyền hưởng di sản theo quy định của BLDS không đề cập đến việc một người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúchay là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản nhưng đã bị người này truất quyền hưởng di sản bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật thì có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nữa hay không? Có thể thấy khoản 1 Điều 621 dự liệu chưa đầy đủ các trường hợp không được quyền hưởng di sản.

Xét về diện thừa kế, những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, họ cũng là những người thuộc phạm vi được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Xét về hàng thừa kế, họ cũng nằm trong hàng thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy, nếu không cho họ

70

hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là không bảo đảm quyền lợi cho họ, những người được bảo vệ "trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó".

Như vậy, việc pháp luật bảo vệ quyền lợi cho những người thừa kế này và việc họ đương nhiên được hưởng thừa kế theo pháp luật là khác nhau. Họ được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là do người lập di chúc không cho họ hưởng, do ý chí của người lập di chúc không phù hợp với đạo lý, bởi người Việt Nam vốn coi trọng nghĩa tình, "một ngày cũng là đạo nghĩa phu thê", "giọt máu đào hơn ao nước lã", cho nên pháp luật mới quy định hạn chế quyền của người lập di chúc nhằm bảo vệ những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Còn việc họ được hưởng di sản theo pháp luật là quyền thừa kế cơ bản của mỗi cá nhân. Do đó, không thể lẫn lộn giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có 2 người con chung là C và D đều đã trưởng thành nhưng chưa lập gia đình riêng. Do ghen tuông, nghi ngờ bà B bồ bịch ở ngoài không chăm lo cho gia đình, không chăm sóc khi ông A bị bệnh nên ông A có để lại di chúc không cho bà B được hưởng di sản thừa kế và định đoạt 1/2 di sản cho anh C, còn lại 1/2 di sản định đoạt cho anh D. Nhưng anh C đã chết trước ông A. Di sản của ông A xác định được là 120 triệu đồng.

Sau khi ông A qua đời, bà B yêu cầu tòa án chia thừa kế di sản của ông A [57].

Theo tình huống trên, có quan điểm thứ nhất cho rằng: di sản của ông A được chia như sau: ông A đã định đoạt toàn bộ di sản cho hai người con hưởng mà không chỉ định cho bà B hưởng nhưng bà B không phải là người bị truất quyền hưởng di sản. Bà B được hưởng phần di sản được chia theo pháp luật là phần di sản liên quan đến phần di chúc ông A chỉ định cho C nhưng C đã chết trước ông A, phần di chúc này không có hiệu lực thi hành. Vậy anh D

71

được hưởng 1/2 di sản của ông A, theo đó anh D được 90.000.000 đồng; còn 1/2 di sản của ông A liên quan đến phần di chúc cho C hưởng không có hiệu lực pháp luật được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ nhất nhận di sản của ông A gồm bà B, anh C, anh D.

Nhưng anh C đã chết trước ông A, không có người thừa kế thế vị, do vậy di sản của ông A chia theo pháp luật cho bà B và anh D hưởng, theo đó bà B và anh D mỗi người được hưởng 30.000.000 đồng.

Bà B được hưởng theo pháp luật di sản của ông A được 30.000.000 đồng nhưng nếu theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 thì bà B còn thiếu là 10.000.000 đồng theo cách tính: Nếu không có di chúc thì bà B và anh D là hai người thừa kế tại hàng thứ nhất nên B và D mỗi người được hưởng 60.000.000 đồng. Một suất thừa kế theo pháp luật trong trường hợp này là 60.000.000 đồng, do vậy 2/3 là 40.000.000 đồng. Bà B phải được hưởng phần tối thiểu là 40.000.000 đồng nhưng bà B mới được chia 30.000.000 đồng theo pháp luật. Phần còn thiếu của bà B là 10.000.000 đồng được trừ vào phần di sản của anh D được hưởng theo di chúc, vậy anh D chỉ còn được hưởng thừa kế theo di chúc là 50.000.000 đồng. Tổng hợp người được thừa kế và phần di sản họ được: Bà B hưởng 40.000.000 đồng; anh D hưởng 50.000.000 đồng theo di chúc và 30.000.000 đồng theo pháp luật, tổng anh D được hưởng là 80.000.000 đồng.

Trong trường hợp này, có quan điểm thứ hai đưa ra là bà B là người thừa kế theo pháp luật của ông A nên bà B đương nhiên được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông A như anh D, nên không có lý do gì D vừa được thừa kế theo di chúc lại vừa được thừa kế theo pháp luật, trong khi bà B là người được pháp luật chú trọng bảo vệ hơn lại chỉ được hưởng một phần di sản là 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật với lập luận rằng vì bà B đã được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là 30.000.000 đồng rồi, nên phần di sản mà bà B được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều

72

644 BLDS 2015 còn thiếu 10.000.000 đồng nữa trừ vào phần di sản D được hưởng theo di chúc.

Điều 610 BLDS 2015 quy định: "Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Như vậy, theo luật thì bà B và D đều bình đẳng với nhau về quyền thừa kế theo pháp luật, do đó, phần di sản mà bà B được hưởng theo pháp luật phải giữ nguyên, đồng thời bà B còn được hưởng thêm một phần di sản ít nhất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nữa, vì ý chí của người lập di chúc không cho bà B hưởng nhưng bà B thuộc đối tượng được pháp luật bảo vệ theo Điều 644 BLDS.

Muốn làm được như vậy, theo quan điểm của tôi phải tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật dựa trên phần di sản mà người lập di chúc đã định đoạt trong di chúc và phần đó có hiệu lực pháp luật. Chẳng hạn, trong ví dụ nêu trên,vì di chúc của ông A không thể hiện ý chí cho bà B được hưởng di sản theo di chúc, nên theo quy định tại Điều 644 BLDS thì bà B thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông A nên phải được hưởng một phần di sản ít nhất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật. Do đó, nếu di sản của ông A định đoạt trong di chúc được chia theo pháp luật thì một suất là 40.000.000 đồng, và 2/3 của một suất là khoảng26.600.000 đồng. Bà B được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là 26.600.000 đồng. Như vậy, phần di sản còn lại của ông A là 93.400.000 đồng; ông A định đoạt theo di chúc cho 2 con là C và D, mỗi người được hưởng là 46.700.000 đồng. Ông A định đoạt phần di sản cho C nhưng vì C đã chết trước ông A, và C cũng không có người thừa kế thế vị, nên theo quy định tại Điều 641 và Điều 675 thì 46.700.000 đồng này sẽ được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của ông A có bà B và D đều còn sống và đủ điều kiện hưởng di sản, mỗi người được hưởng một phần di sản ngang nhau là 23.350.000 đồng. Vậy, tổng hợp

73

lại, những người được thừa kế và di sản mà họ được hưởng là: Bà B được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và thừa kế theo pháp luậtlà 49.950.000 đồng; D được thừa kế theo di chúc của ông A và theo pháp luậtlà 70.050.000 đồng.

3.1.2 Thực tiễn áp dụng

* Bản án thứ nhất: Bản án sơ thẩm số 62/DSST ngày 20/6/2001 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và bản án phúc thẩm số 01/DSPT ngày 5/10/2001 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc tước quyền hưởng di sản của bà Võ Thị Xuân do đã có hành vi giả mạo di chúc, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 1995.

Ông Nguyễn Văn Khôi xây dựng gia đình với bà Bùi Thị Út năm 1935 và có hai người con là bà Võ Thị Xuân và bà Võ Thị Hương. Năm 1950, ông Khôi chung sống với bà Liễu và có thêm ba người con là bà Thu, ông Nghĩa, ông Thanh. Sau khi bà Liễu chết, ông Khôi đón tất cả các con về nuôi. Năm 1989, ông Khôi và bà Út tháo dỡ xây dựng lại nhà.Năm 1993, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng công nhận ngôi nhà ấy đứng tên sở hữu của hai ông bà. Sau khi bà Út chết, vào tháng 9 năm 1999, bà Xuân khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chia thừa kế đối với di sản thừa kế là ngôi nhà ở số 189 Trần Cao Vân, thành phố Đà Nẵng theo di chúc của bà Út để lại ngày 22/5/1974, bản di chúc trên được đánh máy và có chữ kýcủa bà Út, trong bản di chúc có đoạn viết: "Di chúc này sau khi tôi lập xong ở Ủy ban hành chính phường và tôi giao lại cho người con mà tôi tin tưởng nhất là Võ Thị Xuân...". Bản di chúc này được Phường trưởng kiêm hộ tịch (chế độ cũ) ký xác nhận và đóng dấu.

Bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án cho rằng bản di chúc do bà Xuân xuất trình là di chúc giả mạo vì từ trước khi bà Út chết cho đến thời điểm xảy ra tranh chấp họ đều không thấy bà Xuân có nhắc đến bản di chúc này. Yêu cầu của bị đơn và những người có quyền lợi,

Một phần của tài liệu Người không được quyền hưởng di sản theo BLDS năm 2015 (Trang 71 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)