Một số phương pháp xử lý chất hữu cơ và nitơ trong nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải giàu cacbon và nitơ bằng công nghệ MBBR (Trang 23 - 27)

1.3.1. Phương pháp thiếu khí – hiếu khí truyền thống

Phương pháp kết hợp các quá trình nitrat hóa và khử nitrat là phương pháp truyền thống dùng để xử lý nitơ trong nước thải, hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Có thể kết hợp các quá trình thiếu khí và hiếu khí theo hai

cách như ở Hình 1(a), 1(b).

Hình 1.2. Công nghệ thiếu – hiếu khí xử lý đồng thời các chất hữu cơ và nitơ Ở phương án (a), tại bể hiếu khí, xảy ra các quá trình oxy hóa chất hữu cơ và oxy hóa amoni thành nitrit/nitrat (nitrit/nitrat hóa). Tiếp theo, tại bể thiếu khí, cơ chất hữu cơ (methanol, ethanol, đường, …) được bổ sung thêm vào để thực hiện quá trình khử nitrit/nitrat. Phương án này có ưu điểm là có thể đạt được hiệu suất xử lý TN cao, tuy nhiên nhược điểm có nó là chi phí hóa chất cao.

Theo phương án (b), nước thải chứa nitrit và/hoặc nitrat ở bể hiếu khí phía sau được hồi lưu về bể thiếu khí phía trước để thực hiện quá trình khử nitrit/nitrat.

Lúc này các chất hữu cơ có trong nước thải đầu vào được tận dùng làm cơ chất hữu cơ cho quá trình khử nitrit/nitrat. Các chất hữu cơ còn lại sau xử lý thiếu khí và amoni được oxy hóa ở bể hiếu khí tiếp theo. Phương án này có ưu điểm là tận dụng được chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để thực hiện quá trình khử nitrit/nitrat mà không cần bổ sung cơ chất hữu cơ bên ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của quá trình này là khó đạt được hiệu suất xử lý cao. Muốn tăng hiệu suất xử lý TN, cần phải hồi lưu một lượng lớn nước thải từ bể hiếu khí về bể thiếu khí, do đó tiêu hao năng lượng cao.

Bể tái sục khí

Bể lắng Nước thải

Chất hữu cơ (methanol, ethanol, đường, …)

Bùn hồi lưu

Nước sau xử lý Bể hiếu khí

(sục khí)

Bể thiếu khí (khuấy trộn)

(a) Kết hợp hiếu khí trước, thiếu khí sau

Bể lắng Nước thải

Bùn hồi lưu

Nước sau xử lý Bể hiếu khí

(sục khí) Bể thiếu khí

(khuấy trộn)

Nước thải hồi lưu

(b) Kết hợp thiếu khí trước, hiếu khí sau

1.3.2. Phương pháp lọc sinh học thiếu khí – hiếu khí

Phương pháp lọc sinh học lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ năm 1891 và ở Anh năm 1893. Ngày nay phương pháp này đã được phát triển và có thể chia thành hai loại: Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập nước và lọc sinh học có vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước. Đối với mỗi phương pháp sẽ thích hợp để xử lý từng loại nước thải có đặc tính khác nhau. Phương pháp lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước có ưu điểm là tiêu hao năng lượng thấp, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm như: dễ bị tắc nghẽn, bùn dư không ổn định, hiệu suất làm sạch không cao, giá thành thiết bị cao… vì thế phương pháp này chỉ phù hợp với một số đối tượng nước thải nhất định như nước thải có hàm lượng BOD, SS, nitơ thấp. Đối với lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước áp dụng cho việc xử lý nước thải có chứa đồng thời chất hữu cơ và N, P, loại bỏ được chất rắn huyền phù. Phương pháp lọc sinh học ngập nước cũng rất thích hợp để nitrat hóa và khử nitrat.

Cơ chế của quá trình lọc sinh học ngập nước

Nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật trên màng sinh học, oxy hóa các chất bẩn có trong nước. Các màng sinh học, là tập thể các vi sinh vật hiếu khí, kị khí và thiếu khí. Các vi khuẩn hiếu khí tập trung ở phần lớp ngoài của màng sinh học, ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc. Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxy hóa bởi quần thể vi sinh vật ở màng sinh học, màng này thường dầy khoảng từ 0,1 – 0,4 mm. Các chất hữu cơ trước hết bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí, sau khi thấm sâu vào màng, sẽ bị phân hủy bởi vi sinh vật kị khí. Khi các chất hữu cơ có trong nước thải cạn kiệt, vi sinh vật ở màng sinh học sẽ chuyển sang hô hấp nội bào và khả năng kết dính cũng giảm, dần dần bị vỡ cuốn theo nước lọc. Lọc sinh học ngập nước có thể khử được BOD và chuyển hóa NH4+

thành NO3-, lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng, để khử được tiếp BOD, NO3-, P người ta có thể đặt hai bể lọc nối tiếp hoặc tạo ra vùng thiếu khí để xử lý được triệt để N, P.

Các quá trình nitrat hoá và khử nitrat có thể được thực hiện bằng các quá trình sinh trưởng lơ lửng mà đại diện là quá trình bùn hoạt tính, hoặc quá trình sinh trưởng bám dính trong đó vi sinh vật được cố định trên chất mang (cố định hoặc lơ

lửng), ví dụ quá trình lọc sinh học ngập nước.

Vi sinh vật nitrat hóa có tốc độ sinh trưởng chậm, do đó để tăng nồng độ vi sinh vật trong thiết bị xử lý nhằm nâng cao tốc độ nitrat hóa người ta thường áp dụng quá trình sinh trưởng bám dính cho quá trình này. Các nghiên cứu ứng dụng hiện nay trên thế giới thường tập trung vào vấn đề chế tạo và ứng dụng các loại vật liệu mang có diện tích bề mặt riêng lớn dạng cố định cũng như dạng lơ lửng cũng như nghiên cứu cải tiến thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý. Loại vật liệu mang lơ lửng có một số ưu điểm so với loại cố định là bề mặt riêng của vật liệu mang lớn, sử dụng loại này có thể khắc phục được hiện tượng bít tắc thiết bị, trong vận hành không cần thao tác rửa ngược, tuy nhiên công nghệ sản xuất vật liệu phức tạp, giá vật liệu hiện nay còn rất cao.

1.3.3. Phương pháp SBR

SBR (Sequencing Batch Reactor - bể phản ứng theo mẻ) là dạng công trình xử lí nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một bể. SBR không cần sử dụng bể lắng thứ cấp và quá trình tuần hoàn bùn, thay vào đó là quá trình xả cặn trong bể. Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa chất hữu cơ và nitơ cao.

Hình 1.3. Sơ đồ hoạt động của bể SBR Điền nước (pha làm đầy)

Phản ứng Pha chờ

Pha rút nước Pha lắng

Xả nước

Thổi khí/trộn

Các giai đoạn xử lý bằng SBR gồm 5 giai đoạn:

1. Làm đầy – Điền nước (Fill): cấp nước thải vào bể phải đảm bảo cho dòng chảy điều hòa, không quá mạnh để tạo tiếp xúc tốt giữa nước thải và VSV và cũng không quá lâu để đảm bảo tính kinh tế.

2. Thổi khí (React): oxy được cung cấp một lượng lớn để tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ chất nền. Quá trình nitrit hóa, nitrat hóa và phân hủy chất hữu cơ xảy ra, và kết thúc khi 1 thời gian tối đa để việc tiêu thụ chất nền được đạt được. Trong giai đoạn này cần tiến hành thí nghiệm để kiểm soát các thông số đầu vào như: DO, BOD, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH… để tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trình lắng sau này.

3. Giai đoạn lắng (Settle): quá trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh hoàn toàn, các chất rắn được tách ra và lắng xuống, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2 giờ.

Trong một số trường hợp, khuấy trộn nhẹ trong thời gian đầu của pha lắng tạo nước thải và bùn lắng rõ ràng hơn, bùn được lắng tập trung hơn. Trong hệ thống SBR, không có dòng chảy đầu vào can thiệp vào pha lắng như trong hệ thống bùn hoạt tính thông thường.

4. Giai đoạn xả nước ra (Draw): nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra; đồng thời trong quá trình này bùn lắng cũng được tháo ra. Việc loại bỏ này phải được thực hiện mà không làm xáo trộn bùn lắng.

5. Giai đoạn chờ (Idle): Pha này xảy ra giữa pha xả và pha bơm, trong đó nước thải đã được xử lý được loại bỏ và nước thải đầu vào được bơm vào. Giai đoạn này đôi khi có thể được sử dụng để xả bùn thải hoặc vệ sinh lại thiết bị sục khí, cánh khuấy…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải giàu cacbon và nitơ bằng công nghệ MBBR (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)