Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng COD và TN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải giàu cacbon và nitơ bằng công nghệ MBBR (Trang 64 - 69)

Hình 3.10. Hiệu quả xử lý COD khi thay đổi tải trọng COD và TN

+ Ở tải lượng COD:TN = 1 kg/m3/ngày : 0,2 kg/m3/ngày cho thấy hiệu quả tương tự thí nghiệm tỷ lệ COD/TN và dao động trong khoảng 94%-97%.

+ Ở tải lượng COD:TN = 1,25kg/m3/ngày : 0,25 kg/m3/ngày hiệu quả xử lý COD bắt đầu suy giảm, hiệu quả xử lý trung bình còn 93%.

+ Ở tải lượng COD:TN = 1,5kg/m3/ngày : 0,3 kg/m3/ngày hiệu quả xử lý có sự suy giảm khá rõ, hiệu quả trung bình chỉ còn khoảng 84% đồng thời nước sau xử lý vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Sự suy giảm đáng kể ở tải lượng COD:TN = 1,5kg/m3/ngày : 0,3 kg/m3/ngày cho thấy tải trọng xử lý của thiết bị đã đạt tới ngưỡng. Tải trọng xử lý chất hữu cơ của thiết bị ở điều kiện nghiên cứu là nhỏ hơn 1,5kg/m3/ngày.

3.3.2. Kết quả loại bỏ TN

Hình 3.11. Hiệu quả xử lý TN khi thay đổi tải trọng COD và TN

Hiệu quả loại bỏ TN giảm rõ rệt khi tăng tải lượng COD và TN đầu vào thiết bị + Ở tải lượng COD:TN = 1,25kg/m3/ngày : 0,25 kg/m3/ngày hiệu quả xử lý TN trung bình còn 60%.

+ Ở tải lượng COD:TN = 1,5kg/m3/ngày : 0.3 kg/m3/ngày hiệu quả xử lý TN trùng bình chỉ còn 41%.

Việc tăng tải lượng đầu vào lần lượt từ 1 lên gấp 1,25 và 1,5 đã làm giảm hiệu quả xử lý TN của thiết bị xử lý từ 74% xuống còn 60% và 41%. Tuy nhiên tải trọng xử lý của thiết bị vẫn khá ổn định khoảng 110 – 130 gTN/m3/ngày (hình 3.11)

Hình 3.12. Tải trọng xử lý TN khi thay đổi tải trọng COD và TN 3.3.3. Chỉ số MLSS

Hình 3.13. chỉ số MLSS thay đổi tải trọng COD và TN

Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ số MLSS tăng dần khi tăng tải trọng COD và TN vào thiết bị. Khi tăng tải trọng COD: TN từ 1:0,2 lên 1,5:0,3 thì hàm lượng MLSS tăng trung bình từ 5499 mg/l đến 5881 mg/l ở bể thiếu khí và từ 5193 mg/l

đến 5536 ở bể hiếu khí.

Kết quả cho thấy mặc dù tăng tải trọng COD và TN gấp 1,5 lần nhưng chỉ số MLSS tăng không đáng kể

3.3.4. Sự chuyển hóa N-NO3 và N-NO2

Hình 3.14. Sự chuyển hóa N-NO3 và N-NO2 khi thay đổi tải trọng COD và TN Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng N-NO3 và N-NO2 sau xử lý của thiết bị gần như không có sự thay đổi khi thay đổi tải trọng COD và TN đầu vào, hàm lượng trung bình đầu ra đạt khoảng 10,67 mg/l.

Hàm lượng N-NO3 và N-NO2 trong nước sau xử lý có xu hướng giảm khi tăng tải trọng COD và TN đầu vào. Điều này có thể giải thích do quá trình oxi hóa cơ chất được thực hiện ưu tiên so với quá trình nitrat hóa của vi sinh vật, ở thời điểm cuối của quá trình xử lý lượng cơ chất vẫn còn nhiều làm ảnh hưởng tới quá trình oxi hóa amoni.

Mặc khác ở thí nghiệm 3.2.2 cho thấy tải trọng làm việc của thiết bị đối với TN hầu như không thay đổi ở các tải trọng đầu vào khác nhau, điều này cho thấy sự chuyển hóa N-NO3 và N-NO2 có hiệu quả cao hơn khi thiết bị làm việc ở tải trọng COD thấp.

3.3.5. Hiệu suất xử lý COD, tổng N và NH3

Ảnh hưởng của tải trọng COD/TN đến quá trình xử lý COD, tổng N và NH3 cho thấy kết quả hiệu suất xử lý trong thiết bị như sau:

Hình 3.15. Hiệu xuất xử lý COD, TN và NH3 khi thay đổi tải trọng COD:TN Từ đồ thị cho thấy hiệu suất xử lý COD, TN và NH3 giảm rõ rệt khi tăng tải lượng COD và TN đầu vào thiết bị

+ Ở tải lượng COD:TN = 1,25kg/m3/ngày : 0,25 kg/m3/ngày hiệu quả xử lý COD vẫn tương đối ổn định như hiệu suất xử lý của TN và NH3 giảm rõ rệt xuống tấp nhất đạt 56%.

+ Ở tải lượng COD:TN = 1,5kg/m3/ngày : 0.3 kg/m3/ngày hiệu quả xử lý COD vẫn tương đối ổn định như hiệu suất xử lý COD bắt đầu giảm mạnh từ 87%

xuống 84% nhưng hiệu suất xử lý TN và NH3 vẫn giảm mạnh xuống thấp nhất đạt 35%.

Việc tăng tải lượng đầu vào lần lượt từ 1 lên gấp 1,25 và 1,5 đã làm giảm hiệu suất quả xử lý của COD, TN và NH3.

Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng N-NO

3 và N-NO

2 sau xử lý của thiết bị gần như không có sự thay đổi khi thay đổi tải trọng COD và TN đầu vào, hàm lượng trung bình đầu ra đạt khoảng 10,67 mg/l.

Hàm lượng N-NO

3 và N-NO

2 trong nước sau xử lý có xu hướng giảm khi tăng tải trọng COD và TN đầu vào. Mặc khác ở thí nghiệm 3.2.2 cho thấy tải trọng làm việc của thiết bị đối với TN hầu như không thay đổi ở các tải trọng đầu vào khác nhau, điều này cho thấy sự chuyển hóa N-NO

3 và N-NO

2 có hiệu quả cao hơn khi thiết bị làm việc ở tải trọng COD thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải giàu cacbon và nitơ bằng công nghệ MBBR (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)