Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu TUAN 32 L4 (Trang 27 - 32)

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ :

+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? + Các đảo, quần đảo nước ta có giá trị gì?

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : ghi đề.

b. Giảng bài :

*HĐ1 : Khai thác khoáng sản

+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì ?

+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam ? Ở đâu ? Dùng để làm gì ?

+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.

- Hiện nay, dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.

- 2 HS trả lời.

- NX câu trả lời của bạn.

- Làm việc theo cặp.

- HS dựa vào Sgk, tranh ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi : + Dầu khí.

+ ...dầu khí, cát trắng, muối...

+ HS lên chỉ trên bản đồ.

- Lắng nghe.

*HĐ2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản

+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.

+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào ? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản ? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ ?

+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản ?

+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.

- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.

3. Củng cố - Dặn dò : - Nêu nội dung bài học.

- Về học bài. Chuẩn bị bài sau : Ôn tập.

- Làm việc theo nhóm 4.

+ HS nêu.

+ ...khắp nơi từ bắc vào nam nhất alf từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

+ Nuôi trồng hải sản.

+ Đánh bắt bừa bãi, sử dụng baom mìn...

- HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.

- Lắng nghe.

Kể chuyện:

Khát vọng sống.

I.Mục đích – yêu cầu: Rèn kĩ năng nói :

- Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh họa ( sgk), kể lại được từng đoạn của câu chuyện: Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý ( bt1), bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện ( BT2)

- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu truyện ( BT3) - GD học sinh yêu cuộc sống.

II. Chuẩn bị: GV :Tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện " Khát vọng sống " . Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện

HS : sgk III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể câu chuyện có nội dung nói về một cuộc du lịch hay đi cắm trại mà em đã tham gia .

- Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề.

b. Hướng dẫn kể chuyện . - Gọi HS đọc đề bài.

+ Treo tranh minh hoạ, yêu cầu HS quan sát và đọc thầm về yêu cầu tiết kể chuyện .

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

Nhận xét

- Lắng nghe .

- Quan sát , lắng nghe giáo viên hướng

* GV kể câu chuyện Khát vọng sống - GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa một số từ khó .

- GV kể lần 2, vừa kể vừa nhìn vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc phần lời ở dưới mỗi bức tranh

Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .

- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối đọc yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK .

* Kể trong nhóm:

- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4 người ( mỗi em kể một đoạn ) theo tranh . - Yêu cầu một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .

- Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều nói ý nghĩa của câu chuyện hoặc cùng các bạn đối thoại , trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3 .

+ Một HS hỏi 1 HS trả lời .

- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.

Gợi ý:

+ Kể câu chuyện phải có đầu , có kết thúc , kết truyện theo lối mở rộng .

+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa của truyện .

* Kể trước lớp:

- Tổ chức cho HS thi kể.

- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.

- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.

- Cho điểm HS kể tốt.

3. Củng cố – Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.

- Dặn hs chuẩn bị tiết sau: kể chuyện đã nghe, đã đọc.

dẫn .

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Quan sát tranh và đọc phần chữ ghi ở dưới mỗi bức truyện

- Thực hiện yêu cầu .

+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao con gấu không xông vào con người , lại bỏ đi ?

+ Tại sao con gấu lại không xông vào tấn công con người mà lại bỏ đi ?

Câu chuyện này nói lên điều gì ?

+ Lắng nghe . - HS kể trước lớp.

- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu

- HS lắng nghe.

Tập đọc:

Ngắm trăng - Không đề.

I.Mục đích – yêu cầu:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : rượu , hững hờ , trăng khách , rừng sâu , xách bương.

Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.

- Hiểu nội dung bài : Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời , yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ ( trả lời được các câu hỏi sgk, thuộc 1 trong 2 bài thơ)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hững hờ ( Ngắm trăng ) ; Không đề , bương ( Không đề ) - GD học sinh không nản chí trước khó khăn.

II. Chuẩn bị: GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

HS : đọc trước bài III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ:

- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài" Vương quốc vắng nụ cười " và nêu nội dung của bài.

- Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề.

b. Giảng bài

Bài " Ngắm Trăng "

- Gọi 1 hs đọc toàn bài - Gọi HS đọc lần 1 - Luyện phát âm

- HS đọc lần 2- kết hợp nêu chú giải - HS đọc nối tiếp lần 3

- HS luyện đọc nhóm đôi - 1 hs đọc toàn bài

- GV giới thiệu qua cách đọc - GV đọc mẫu

* TÌM HIỂU BÀI:

-Yêu cầu HS đọc bài thơ đầu và trả lời câu hỏi.

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?

- GV : nói thêm nhà tù này là của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc .

- Hình ảnh nào cho biết tính cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng

+ Em hiểu "nhòm " có nghĩa là gì ? - Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ ?

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

nhận xét

+ Lắng nghe.

-1 Hs đọc to, lớp đọc thầm . - 1 hs đọc

- HS đọc - HS đọc

- HS đọc theo nhóm - 1 HS đọc.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù .

+ Lắng nghe .

- " Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ . Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ ."

- Là ý nói được nhân hoá như trăng biết nhìn , biết ngó .

+ HS phát biểu theo ý thích :

- Em thấy Bác Hồ là người không sợ gian

* GV : Bài thơ nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt . Bị giam cầm trong ngục tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng , xem trăng như là một người bạn tâm tình . Bác lạc quan yêu đời , ngay cả trong hoàn cảnh tưởng chừng như không thể vượt qua được . - Ghi nội dung của bài.

* Đọc diễn cảm - HTL bài thơ : - Yêu cầu 1 hs đọc

+ Yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.

- Giới thiệu các câu thơ , ngắt nhịp và các từ ngữ cần nhấn giọng và cần luyện đọc diễn cảm .

Trong tù không rượu / cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay / khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trang nhòm khe cửa / ngắm nhà thơ . - Yêu cầu HS đọc diễn cảm

* LUYỆN ĐỌC: Bài " Không đề "

- Gv hướng dẫn tương tự bài trên .

* TÌM HIỂU BÀI:

-Yêu cầu HS đọc bài thơ " Không đề "

trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? Từ ngữ nào cho biết điều đó ?

- Hình ảnh nào cho biết lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ ?

+ Em hiểu "bương " có nghĩa là gì ? GV: Qua lời tả của Bác , cảnh rừng núi chiến khu rất đẹp , thơ mộng . Giữa bộn bề việc quân , việc nước , Bác vẫn sống rất bình dị , yêu trẻ , yêu đời .

- Ghi nội dung của bài.

khổ , khó khăn .

- Bác Hồ là người coi thường gian khổ luôn sống lạc quan , yêu đời , yêu thiên nhiên

- Em thấy Bác Hồ yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống , lạc quan trong cả những lúc gặp khó khăn gian khổ .

+ Lắng nghe .

- 2 HS nhắc lại . - 1 HS đọc

Cả lớp theo dõi tìm cách đọc

+ Lắng nghe .

- 2 đến 3 HS đọc diễn cảm cả bài .

- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.

+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc , trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp rất gian khổ .

- Những từ ngữ cho biết điều đó : đường sâu , rừng sâu quân đến , tung bay chim ngàn )

- "Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa ; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay . Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách bương , dắt trẻ ra vườn tưới rau .

- Là loại cây thuộc họ với tre trúc , có nhiều đốt thẳng dùng để chứa nước .

+ Lắng nghe .

* Đọc diễn cảm - HTL bài thơ : - 1 hs đọc, nêu cách đọc

- Giới thiệu các câu thơ , ngắt nhịp và các từ ngữ cần nhấn giọng và cần luyện đọc diễn cảm .

Đường non / khách tới / hoa đầy

Rừng sâu quân đến / tung bay chim ngàn

Việc quân / việc nước đã bàn

Xách bương , dắt trẻ ra vườn tưới rau - Yêu cầu HS đọc diễn cảm

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng tại lớp ( thuộc 1 trong 2 bài trong thơ) - Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Củng cố – Dặn dò:

- Hai bài thơ giúp em hiểu được điều gì về tính cách của Bác Hồ ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc 2 bài thơ . - Chuẩn bị : Vương quốc vắng nụ cười ( TT) – đọc và trả lời câu hỏi sgk

- 2 HS nhắc lại . - HS đọc

- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc

+ Lắng nghe .

- 2 đến 3 HS đọc diễn cảm - HS thi đọc – nhận xét

- HS nêu

- HS lắng nghe.

Luyện: Chính tả:

Con chuồn chuồn nước.

Một phần của tài liệu TUAN 32 L4 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w