Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.2. Qui trình hòa giải thích hợp
Để đạt được kết quả tốt nhất đối với việc hòa giải trong giải quyết mâu thuẫn của một vụ, việc dân sự nói chung, đặc biệt là hòa giải tranh chấp QSDĐ nói riêng thì chúng ta cần tìm những bước đi đầu tiên vững chắc nhất để vận dụng vào trong việc giải quyết được mềm dẻo và linh hoạt nhất có thể.
Hòa giải là bước đầu tiên xác định được nội dung, mâu thuẫn của sự việc cần giải quyết. Hiện nay hòa giải được coi là một trong những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đặc biệt. Đối với các vụ án dân sự luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo xuống các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ áp dụng kỹ năng hòa giải vào việc giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại và đặc biệt hơn nữa đó là các vụ, việc tranh chấp QSDĐ hiện nay. Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự nói chung cũng như tăng tinh thần đoàn kết và gắn một phần trách nhiệm trong việc quản lý, giải quyết của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính vì thế, mà luật hòa giải cơ sở đã được ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ cũng như quyền hạn của chính quyền, địa phương. Nội dung của luận văn này sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về hai quy trình hòa giải tranh chấp QSDĐ đó là quy trình hòa giải tại cấp cơ sở và quy trình hòa giải tại Tòa án. Từ đó có thể so sánh được chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật quy định về các cấp có thẩm quyền hòa giải đã làm những công việc, nội dung hay là phương thức thực hiện công tác hòa giải được diễn ra như thế nào. Để từ đó tìm ra những thiếu sót để bổ sung nghiên cứu, tìm ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn các quy định về pháp luật hiện nay.
2.2.1. Quy trình hòa giải tại cơ sở a. Chuẩn bị hòa giải
Hòa giải viên phải tìm hiểu nội dung vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà mỗi bên hướng tới. Để nắm được các thông tin này, hòa giải viên cần gặp gỡ để trao đổi với từng bên tranh chấp (có thể gặp ở nhà riêng của mỗi bên hoặc nơi làm việc,... có rất nhiều nơi thuận tiện để hòa giải viên có thể trao đổi với các bên có mâu thuẫn tranh chấp phát sinh). Nhằm mục đích nắm được thông tin cũng như nội dung vụ việc một cách khách quan, toàn diện nhất. Ví dụ như: hàng xóm, cha mẹ, con cái của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, hòa giải viên cần đề nghị được cung cấp tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ, việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng thu thập được.
Hòa giải viên phải tìm hiểu các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra; cần tìm hiểu quy định pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật hòa giải, Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến đất đai,…và các tài liệu liên quan đến vấn
đề, nội dung tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên. Từ đó, hòa giải viên có thể đặt ra các câu hỏi để trao đổi với các bên có tranh chấp. Cần tập trung vào nội dung liên quan đến đất đai, vấn để cốt lõi cần giải quyết, tháo gỡ khúc mắc và mâu thuẫn giữa các bên. Là một người hòa giải viên cần phải trả lời được các câu hỏi như: Ai sai?, Ai đúng? Sai đến đâu và đúng ở mức độ nào, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Vấn đề này sẽ giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật? Trong trường hợp cần thiết thì hòa giải viên có thể đưa vụ việc ra trao đổi, thảo luận trong Tổ hòa giải để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất, cũng như tìm ra các quy định của pháp luật thích hợp nhất để áp dụng cho việc giải quyết vụ, việc; hoặc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ hiểu biết về pháp luật như: công chức tư pháp cấp xã, luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,…, sinh sống trong khu vực hoặc mình biết.
Hòa giải viên cần thống nhất với các bên có mâu thuẫn, tranh chấp về thời gian, địa điểm để thực hiện hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, việc hòa giải tiến hành công khai hay không công khai. Điều này nhằm tạo sự thoải mái cho các bên, tránh tình trạng cảm thấy bị gò bó, không thoải mái hoặc miễn cưỡng, không đồng ý với thành phần tham dự hòa giải.
Về thời gian thực hiện các công việc trên là 03 ngày kể từ ngày được phân công hòa giải [27, Điều 20].
b. Tiến hành hòa giải
- Địa điểm, thời gian thực hiện hòa giải: Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải [27, Điều 20]. Như vậy, địa điểm và thời gian thực hiện hòa giải do hòa giải viên đã thống nhất trước đó với các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Địa điểm có
thể là nhà riêng của một bên, nhà riêng của hòa giải viên, nhà văn hóa hay địa điểm khác mà các bên có thể cảm thấy thoải mái và hợp lý nhất; để tổ hòa giải thực hiện nhiệm vụ của mình đối với các bên có mâu thuẫn tranh chấp QSDĐ.
- Thành phần tham dự buổi hòa giải:
Thành phần tham dự buổi hòa giải gồm những người sau:
+ Hòa giải viên: Là người chủ trì buổi hòa giải.
+ Các bên mâu thuẫn, tranh chấp
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
+ Hòa giải viên hoặc các bên có thể mời người khác tham gia hòa giải.
Việc hòa giải phải được sự đồng ý của các bên tranh chấp. Người được mời có thể là người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; địa diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác.
- Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải
Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải nêu mục đích, ý nghĩa của buổi hòa giải; thống nhất với các bên về một số quy ước, cách làm tại buổi hòa giải.
Hòa giải viên phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hòa giải viên đối với các bên tranh chấp, không thiên vị hay bênh vực bên nào.
Bước 2: Các bên trình bày nội dung vụ, việc
+ Hòa giải viên mời từng bên trình bày sự việc. Sau khi trình bày xong, các bên có quyền bổ sung ý kiến, đứa ra luận cứ, quan điểm của mình.
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đến đang tranh chấp về QSDĐ của mình, cũng như những mâu thuẫn liên quan đến vấn đề đất đai.
Bước 3: Tổng hợp các vấn đề
+ Hòa giải viên tổng hợp lại các vấn đề tranh chấp, từ đó phân tích nội dung vụ việc, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp QSDĐ của các bên.
Từ đó, dẫn chiếu vào các căn cứ, quy định của pháp luật và áp nội dung tranh chấp về QSDĐ vào để giải quyết. Bên cạnh đó, hòa giải viên cần tìm hiểu thêm các quy định về truyền thống đạo đức xã hội, phong tục tập quán của địa phương nơi có tranh chấp xảy ra; để từ đó phân tích, tổng hợp nội dung của vụ, việc tranh chấp. Từ đó, sẽ giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên được đơn giản và dễ dàng hơn.
+ Hòa giải viên phân tích cho các bên hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Để thấy rõ được hành vi ứng xử của mình phù hợp ở điểm nào và chưa phù hợp ở điểm nào.
+ Hòa giải viên cần tìm ra các phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp để các bên tham khảo, các bên có quyền trình bày phương án giải quyết tranh chấp của mình.
+ Hòa giải viên sẽ phân tích quyền và lợi ích của việc hòa giải thành và hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải gặp phải nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái.
+ Người được mời tham gia hòa giải có thể phân tích, bổ sung làm rõ ý kiến của hòa giải viên.
Bước 4: Kết thúc hòa giải
Hòa giải là sự thỏa thuận của hai bên đương sự có sự tham gia đại diện là hòa giải viên. Kết thúc buổi hòa giải sẽ xảy ra hai trường hợp là: hòa giải thành và hòa giải không thành:
- Trường hợp 1: Hòa giải thành
Sau một quá trình tiến hành, tham gia giải quyết quan hệ tranh chấp của các đương sự, thì tất cả hai bên đương sự và hòa giải viên đều mong muốn tim ra được sự thỏa thuận thấu tình, đạt lý. Trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận: Dựa trên cơ sở các phương án giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn do hòa giải viên hoặc các bên đưa ra. Các bên trao đổi, bàn bạc thống nhất phương án giải quyết tranh chấp, trách nhiệm cụ thể của từng bên, thời
hạn thực hiện trách nhiệm. Hòa giải viên cần chốt lại toàn bộ nội dung đã thỏa thuận, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Nếu các bên đồng ý lập văn bản hòa giải thành thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải thành; các bên và hòa giải viên cùng ký vào văn bản hòa giải thành.
Đối với trường hợp các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành theo gốm có: Căn cứ tiến hành hòa giải; Thông tin cơ bản về các bên;
Nội dung chủ yếu của vụ, việc; diễn biến của quá trình hòa giải; thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận; chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và hòa giải viên [27, Điều 24]. Biên bản hòa giải thành được coi là căn cứ và có hiệu lực để bảo đảm về quyền và nghĩa vụ thực hiện quyền của cả hai bên đương sự.
Sự nhất trí trong việc thỏa thuận là thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực của sự thực hiện quyền.
Hòa giải thành là cơ sở pháp lý của cấp cơ sở để thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng tiếp theo để làm căn cứ cho Tòa án ban hành các quyết định công nhận việc hòa giải thành giữa hai bên đương sự theo quy định tại Chương XXXIII, Điều 417 BLTTDS năm 2015.
Hòa giải viên giải thích trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành cho các bên, hướng dẫn các bên có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Giá trị pháp lý của quyết định của Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở: Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật [30, Điều 416].
- Trường hợp 2: Hòa giải không thành:
Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, hay là hòa giải không thành, thì hòa giải viên hướng dẫn các bên có mâu thuẫn tranh chấp có
quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành.
Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận được một phần những vấn đề tranh chấp, thì hòa giải viên tiếp tục thuyết phục các bên ngồi lại với nhau trao đổi, thống nhất, bàn bạc, thỏa thuận tiếp. Nếu trường hợp các bên không thể thống nhất được thì thuộc trường hợp hòa giải không thành.
2.2.2. Quy trình hòa giải tại Tòa án
Tranh chấp đất đai hiện nay là một trong các mối quan hệ tranh chấp khá phổ biến. Quá trình thực hiện hòa giải trong vụ án dân sự là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng nhất trong quá trình giải quyết các vụ việc về dân sự nói chung và vụ án về tranh chấp QSDĐ nói riêng tại Tòa án. Hòa giải vụ án dân sự là một trong những hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành thực hiện dựa trên các căn cứ pháp luật; nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các quan hệ tranh chấp xảy ra. Như vậy, đối tượng hòa giải là các quan hệ tranh chấp QSDĐ. Về tính chất của hòa giải là việc một người có thẩm quyền của Tòa án đại diện đứng ra tác động đến hai hay nhiều đối tượng chung tranh chấp, mẫu thuẫn với nhau đi đến một sự thống nhất, nhất định.
Để đạt được kết quả tốt nhất của việc hòa giải thì Thẩm phán người đại diện cơ quan tư pháp thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình cần phải nắm chắc các quy định của pháp luật; có kỹ năng cũng như phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân. Để thực hiện được tốt kỹ năng này thì Thẩm phán cần có những kiến thức về kỹ năng lập ra kế hoạch; kỹ năng năng mềm và vai trò của Thẩm phán trong quá trình thực hiện hòa giải.
a. Một số nguyên tắc khi thực hiện hòa giải trong tố tụng dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội [30, Điều 5].
Trong các quy định của BLTTDS đã nêu rõ đương sự có quyền tự quyết định việc thỏa thuận hoặc chấm dứt, thay đổi yêu cầu mâu thuẫn của mình. Pháp luật khuyến khích các đương sự tự thỏa thuận với nhau về mâu thuẫn đang tranh chấp; trong phạm vi bảo đảm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không vi phạm các điều cấm và trái với đạo đức của xã hội.
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự [30, Điều 10].
Nhiệm vụ của Tòa án khi tham gia vào việc thụ lý, giải quyết các vụ, việc tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về QSDĐ nói riêng. Khâu hòa giải trong tố tụng dân sự được coi là bước quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp phát sinh giữa các đương sự với nhau. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau thì Tòa án còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tiến hành hòa giải giữa các đương sự đang có quan hệ tranh chấp. Đây là một bước giúp cho các bên đương sự có sự trợ giúp của bên thứ ba giữa một chức năng chỉ dẫn, tháo gỡ vướng mắc để từ đó đi đến một kết quả giải quyết hợp tình, hợp lý nhất.
Thứ hai, những vụ án không được hòa giải và các trường hợp không tiến hành hòa giải được.
Hòa giải là một thủ tục tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu không thực hiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trừ một số trường hợp sau:
- Những vụ án không hòa giải được:
(i) Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;
(ii) Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội [30, Điều 206].
- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
(i) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; (ii) Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; (iii) Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; (iv) một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải [30, Điểu 207].
Trường hợp không được hòa giải khác với trường hợp không tiến hành hòa giải được. Các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì hồ sơ vụ án phải chứng minh đầy đủ lý do cho từng trường hợp mà Tòa án không thể tiến hành hòa giải được.
b. Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206, 207 BLTTDS hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải phải được thực hiện theo hai bước sau: (i) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; (ii) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm vào điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội [30, Điều 205].
- Thành phần tham gia: (i) Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; (ii) Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải; (iii) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự; (iv) Đại diện, tổ chức, địa diện tập thể lao động đối với vụ