Khảo sát khả năng thích ứng của 3 loài cây bản địa Acacia holosericea, Eucalyptus camaldulensis và Melaleuca leucadendra với nồng độ Zn khác nhau.
Nhằm mục đích cải tạo môi trường thừa Zn bằng cách xây dựng một hệ sinh thái có khả năng thích ứng với nồng độ Zn cao. Các loài keo, tràm, bạch đàn nêu trên được nuôi trong môi trường nuôi cấy với thời gian 10 tuần. Thu hoạch cây con (42 ngày tuổi) để thực hiện 6 nghiệm thức với nồng độ Zn khác nhau (0.5, 5, 10, 25, 50 và 100 àM). Kết quả thu được cho thấy khả năng thớch ứng với nồng độ Zn dư thừa của các loài theo trình tự E. camaldulensis, A. holosericea, M.
leucadendra. Vậy M. leucadendra có khả năng thích ứng kém nhất với nồng độ Zn cao trong môi trường với các biểu hiện ngộ độc như lá chuyển sang màu đỏ và sau đó bị hoại tử. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi tăng nồng độ Zn trong môi trường thì nồng độ Zn trong mô cũng tăng theo tương ứng. Nồng độ Zn trong rễ luôn cao hơn nồng độ Zn trong mô khác ở tất cả các nồng độ Zn trong nghiệm thức (Reichman và cộng sự, 2001).
Ngoài ra, nhóm tác giả này cũng đã nghiên cứu khả năng phản ứng của cây với nồng độ kim loại dư thừa (Mn), từ đó có biện pháp để quản lý các khu vực bị ô nhiễm kim loại – nơi có nhiều cây trồng. Các loài keo, tràm, bạch đàn nêu trên được nuôi trong môi trường nuôi cấy với thời gian 10 tuần. Thu hoạch cây con (42 ngày tuổi) để thực hiện 6 nghiệm thức với nồng độ Mn khác nhau (1, 8, 32, 128, 512 và 2048 muM). Kết quả thu được cho thấy khả năng thích ứng với nồng độ Mn dư thừa của các loài theo trình tự A. holosericea, E. crebra, M.
leucadendra, E. camaldulensis. Kết quả cho thấy rằng khả năng chịu đựng stress (nồng độ Mn cao) của E. camaldulensis là rất tốt (trái ngược với sự nhạy cảm của E. crebra). Điều này làm các nhà nghiên cứu lo ngại cho các loài động vật ăn lá cây của loài này. Ngoài ra, kết quả cũng chứng tỏ M. leucadendra có khả năng chống chịu khá tốt với nồng độ Mn cao trong môi trường. Còn A.
holosericea và E. crebra chống chịu khá kém (Reichman và cộng sự, 2004).
Nhóm tác giả khác đã nghiên cứu khả năng thích ứng của M. leucadenra L.
với stress (do sự kết hợp giữa Al và muối NaCl). Nghiên cứu khả năng thích ứng
của 16 cây tràm M. leucadenra L. với môi trường có Al, môi trường có muối NaCl và môi trường kết hợp Al và NaCl. Cây con 2 tháng tuổi được nuôi trong các môi trường có hoặc không có Al 10 mM, NaCl 50 mM, kết hợp Al 10mM và NaCl 50 mM ở pH 3,8 trong 3 tháng. Kết quả thu được cho thấy sự tăng trưởng của cây theo thứ tự các môi trường: kết hợp Al 10 mM và NaCl 50 mM, NaCl 50 mM, Al 10mM. Khả năng chống chịu với stress của cây tăng lên theo mức độ ảnh hưởng của stress. Kết quả cho thấy rằng môi trường kết hợp Al 10mM và NaCl 50 mM làm tăng stress, trong lá: Na+ tăng lên và nồng độ K+ giảm đáng kể (Nguyen và cộng sự, 2009).
1.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng, lai giống tràm Melaleuca leucadendra L.
Để cây tràm chua phát triển tốt trên đất ngập phèn thì ta cần chú đến kỹ thuật làm đất, chọn cây con, mật độ trồng, thời vụ trồng, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc, thiết kế mô hình đồng tràm phòng chống cháy rừng, cách phòng chống sâu bệnh (Phùng Cẩm Thạch, 2003).
Nghiên cứu thời kỳ nở hoa của các loài tràm Leucadendra (Melaleuca leucadendra), tràm Cajuputi (Melaleuca cajuputi), tràm Viridiflora (Melaleuca viridiflora), tràm Quinquenervia (Melaleuca quinquenervia) cho thấy các loài này có thời gian nở hoa và quả chín khác nhau khá rõ rệt. Hạt phấn của các loài tràm cất trữ thích hợp ở nhiệt độ ẩm 300C. Nghiên cứu về lai giống tràm đã thu được hơn 300 tổ hợp lai của 4 loài là M. cajuputi (Ca), M. leucadendra (L), M.
viridiflora (V), M. quinquenervia (Q). Tuỳ thuộc vào bố mẹ mà cho tỉ lệ đậu quả khác nhau giữa các tổ hợp lai. Nghiên cứu khảo nghiệm giống lai tại Long An cho thấy sinh trưởng của các tổ hợp tràm lai nhanh hơn các giống đối chứng và các giống sản xuất. Loài M. leucadendra làm mẹ trong các tổ hợp lai khác loài thường có sinh trưởng nhanh hơn loài M. cajuputi, M. viridiflora, M.
quinquenervia được sử dụng làm mẹ. Từ những số liệu nghiên cứu cho thấy khi
cất ở nhiệt độ trong phòng 20 - 300C thì chỉ sau 1 tuần hạt phấn của tràm chua đã giảm tỷ lệ nẩy mầm rất nhiều (còn 8,8% - 6,2%), đến tuần thứ hai đã hoàn toàn mất sức nẩy mầm. Ở nhiệt độ -300C, hạt phấn của Tràm chua sau 1 năm cất trữ tỉ lệ nẩy mầm giảm 14,2% (từ 83,8% xuống 69,4%), sau 3 năm cất trữ vẫn giữ được tỉ lệ nẩy mầm tương đối cao 54,6% (Nguyễn Việt Cường và Đỗ Thị Minh Hiển, 2007).
1.4.3. Nghiên cứu công dụng của tràm Melaleuca leucadendra L.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tràm chua (Melaleuca leucadendra L.) là loài sinh trưởng nhanh, năng suất cao hơn tràm ta (Melaleuca cajuputi) và có khả năng sử dụng làm cọc cừ trong xây dựng. Về tính chất cơ lý, M. leucadendra ở giai đoạn 6,5 – 7 tuổi đều có khối lượng riêng, hệ số co rút, sức bền chịu nén dọc và chịu tải trọng cực đại tương đương hoặc tốt hơn M. cajuputi ở giai đoạn 10 – 11 tuổi. Khả năng chống chịu bệnh mục của tràm chua (6,5 – 7 tuổi) không kém tràm ta (10 – 11 tuổi), tuy ở giai đoạn tuổi khác nhau và sau khi chôn làm cừ ba năm. Khả năng sử dụng cừ của M. leucadendra (6,5 – 7 tuổi) tương đương hoặc cao hơn so với M. cajuputi (10 – 11 tuổi) (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2005).
Sau khi nghiên cứu một số tính chất gỗ của các loài tràm, tác giả đã kết luận rằng sự chênh lệch về giá trị trung bình của các tính chất gỗ giữa ba loài tràm không đáng kể chứng tỏ giá trị của gỗ ba loài tràm tương tự nhau. Gỗ tràm ngoài việc sử dụng làm cọc đóng móng nhà rất hiệu quả, còn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Khi sử dụng gỗ tràm cần chú trọng đến việc bảo quản gỗ để nâng cao độ bền tự nhiên. Kích thước cây gỗ, chất lượng gỗ tràm là điều đáng quan tâm nhất. Nếu muốn mở rộng khả năng sử dụng gỗ tràm vào những mục đích khác nhau thì nhất thiết phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động để ít nhất có được những cây gỗ có kích thước lớn hơn. Xác định tuổi thành thục tự nhiên và công nghệ của tràm cũng như tiếp tục nghiên cứu
tính chất gỗ tràm ở các cấp tuổi cao hơn là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc phát triển mở rộng rừng tràm trong vùng đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long (Đỗ Văn Bản, 2009).