II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM :
IV-MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :
1_Kiến nghị với nhà nước :
Ngày nay mọi hoạt động kinh tế đều có vai trò tác động của nhà nước, chẳng hạn chính sách thuế ,lãi suất làm thay đổi lợi nhuận của các doanh nghiệp tác động đến tiết kiệm và đầu tư ,vai trò này còn đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam ,vấn đề đặt ra làm sao tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, hướng dẫn điều chỉnh doanh nghiệp hoạt động lành mạnh để giải quyết được vấn đề đó cần phải tiếp tục đổi mơí và hoàn thiện cơ chế quản lí vĩ mô đối với doanh nghiệp thương mạI, tạo lập môi trường kinh doanh tự do ,bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho hoạt động thương mại .
-Hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn và đưa ra tỉ lệ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, phục vụ mở rộng kinh doanh bởi vì hiện nay, cả doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh ,hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh, để lỡ nhiều cơ hội kinh, tài sản thế chấp ,về các thủ tục vay mượn tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh .
-Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí đồng bộ và ổn định quản lí chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chống buôn lậu ,gian lận thương mại tạo sự công bằng trong cạnh tranh.Sẽ rất khó cho các doanh nghiệp khi môi trường pháp lí chưa đủ, thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổ,i chưa minh bạch, đang còn gian lận nhiều làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ gặp khó khăn do yếu tố khách quan là chính mà không phải do nổ lực chủ quan của doanh nghiệp .
-Nhà nước cần phải xác định mức thuế hợp lí cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc trong tình trạng khó khăn để hỗ trợ họ phát triển kinh doanh .
-Nhà nước phải từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh,tạo sự ổn định thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh thông qua việc nâng cao hiệu lực của cơ chế quản lí và bộ máy quản lí của nhà nước các cấp ,xây dựng cơ chế bổ sung vốn lưu động trên cơ sở hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp .
-Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến, phục vụ cho hoạt động thương mại ,dịch vụ phát triển như hệ thống cửa hàng chợ siêu thị trung tâm thương mại ,trung tâm phân phối ,trung tâm thông tin quảng cáo ,hệ thống kho tàng ,hệ thống đường xá ,để tạo ra một môi truờng kinh tế sôi động cho các doanh nghiệp hoạt động .
-Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc như hệ thống bưu điện, mạng lưới điện ,xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển hệ thống địên thoại ,internet,phụcvụ cho yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp .
-Nhà nước cần phải thành lập các trung tâm xúc tiến thương mạI, nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về thị trường trong và ngoài nước với đầy đủ các yếu tố cung, cầu, giá cả, cạnh tranh ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành mía đường hoạt động có hiệu qủa hơn, bởi vì hiện nay tình hình kinh doanh doanh ngành đường mía đang biến động khá phức tạp ,giá cả lên xuống thất thường ,vì vậy khâu tổ chức cung cấp thông tin thị trường là cần thiết chiếmvị trí quan trọng trong khả năng thành công hay thất bại của các doanh nghiệp .Hiện nay vấn đề thông tin ở nước ta đang trong tình trạng thiếu thông tin ,độ chính xác chưa cao .Vì vậy nhà nước cũng như các bộ nghành có liên quan cần đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu khảo sát ,dự báo tình hình thị trường trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kế hoạch ,chiến lược thích hợp cũng như có thể thăm dò tìm kiếm các cơ hội kinh doanh .
_Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới ,có cơ hội giới thiệu hàng hoá với khách hàng
nước ngoài thông qua các chính sách đối ngoạI, như mở rộng các quan hệ song phương ,đa phương ,các hiệp định thương mại ,các tổ chức hiệp hội trong khu vực cũng như trên thế giới vì vậy nhà nước cần phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ đối ngoại với các nước theo hướng tăng cường thương mại .
-Để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường mía nhà nước cần có chinh sách bảo hộ hợp lí hơn để tránh tình trạng hàng trong nước không cạnh tranh được với hàng nhập lậu làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường mía kinh doanh không có lãi thậm chí bị lỗ ,đinh trệ sản xuất kinh doanh gây nên nhiều hậu quả như doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ lao động thất nghiệp ,nông dân phá vùng mía nguyên liệu thát thu lớn như năm 1999,năm 2000 để cho nghành này có thể đứng vững trên thị trường ,trợ giúp cho họ đủ khả năng đổi mới có khả năng cạnh tranh với giá đường trên thế giới .
2-Một số kiến nghị với cấp chủ quản (Tổng Công TY Mia Đường I):
Là một đơn vị trực thuộc TCTMĐI trung tâm kinh doanh dịch vụ mía đường I trực tiếp chịu sự quản lí và điều hành của TCT ,hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ ,các pháp lệnh kế toán thống kê ,quy chế tài chính được TCT giao phó ,vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .
Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của trung tâm phát huy hết khả năng trong các quan hệ bán hàng nguồn hàng, phục vụ cho kinh doanh trong nội địa và xuất nhập khẩu.
Hỗ trợ thêm vốn kinh doanh cho trung tâm ,đặc biệt là vốn lưu động, để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu và dịch vụ mà TCT giao phó
TCT có thể hỗ trợ đứng ra bảo lãnh giúp trung tâm vay thêm vốn kinh doanh từ các ngân hàng cho đầu tư hỗ trợ kinh doanh .
Đề nghị TCT miễn nộp kinh phí quản trong 1 đến 2 năm đầu để giảm chi phí kinh doanh sử dụng chi phí đó chỉnh đốn lại cơ cấu tổ chức của trung tâm .
Đề nghị TCT đầu tư thêm cơ sở hạ tầng tài sản cố định để phát triển kinh doanh
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ mới đạt được hiệu quả kinh doanh để tồn tại và phát triển. Cơ chế thị trường hiện nay có những đòi hỏi khắt khe về quản lý kinh doanh , nên muốn mở rộng và phát triển kinh doanh việc đầu tiên các doanh nghiệp Nhà nước phải lo là làm sao cạnh tranh được với các thành phần kinh tế khác để bán được hàng hoá . Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong khâu lưu thông vấn đề đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có ý nghĩa to lớn quyết định quy mô của doanh nghiệp . Trung tâm mới thành lập nên phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng trung tâm đã biết vận dụng sự giúp đỡ của Tổng công ty, huy động sức mạnh của toàn thể cán bộ công nhân viên để phát triển kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của trung tâm đã không ngừng mở rộng và phát triển về mọi mặt, từ một đơn vị làm ăn thua lỗ, vốn phần lớn là đi vay và chiếm dụng, đến nay trung tâm đã đạt được kết quả kinh doanh đáng kể, tốc độ phát triển nhanh, đầu tư xây dượng được cơ sỏ vật chất, đã có vốn chủ sở hữu bổ sung vào vốn lưu động, qua đó phần nào chúng ta thấy được sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của Trung tâm.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn với các doanh nghiệp, để thích nghi với nền kinh tế thị trường Trung tâm cần phải khắc phục một số khâu chưa hợp lý, mục tiêu là phát triển thành một doanh nghiệp lớn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không chỉ trên địa bàn Hà nội.
Với sự phát triển liên tục như hiện nay có thể tin tưởng rằng Trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ Mía đường I sẽ đứng vững vàng và khẳng định mình trên thị trường. Trong thời gian thực tập ở Trung tâm em đã tìm hiểu và nắm bắt được phần nào hoạt động kinh doanh của trung tâm, vì vậy em xin góp một số ý kiến về giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của trung tâm trong thời gian tới hy vọng trung tâm sẽ nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp kinh doanh có quy mô lớn, hiệu quả cao.
Do trình độ hiểu biết và thời gian thực tập ở trung tâm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô hơn nữa để hoàn thiện chuyên đề của mình.