Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết lao động cá nhân tại tỉnh Đồng Nai
chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo đó, Đồng Nai sẽ có thêm 3 KCN là Long Đức 3, Bàu Cạn - Tân Hiệp (huyện Long Thành), Xuân Quế - Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ). Tính đến tháng 1/2021, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 38 KCN và đã có 32 KCN được thành lập [29].
Nhiều khu công nghiệp cũng đồng nghĩa với nhiều người lao động và người sử dụng lao động. Khi có nhiều quan hệ lao động thì dễ phát sinh nhiều tranh chấp lao động. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra những tác động rất lớn tới doanh nghiệp và người lao động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội do các quốc gia áp dụng đã dẫn tới sự gián đoạn trong việc xuất nhập khẩu nguồn nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Tại Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào ngày 31/1/2020, dẫn tới sự gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu các ngành như may mặc, da giày, và điện tử. Vào ngày 6/3/2020, Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của đại dịch, chính phủ áp dụng lệnh hạn chế tụ tập, làm giảm mạnh tiêu thụ nội địa với các sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu. Tháng 1/2021, giai đoạn 3 của đại dịch bùng nổ khiến cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các ngành kinh tế bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, thậm chí giải thể, một số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng cũng đang phải cân nhắc bài toán nhân sự để cắt giảm chi phí làm ảnh hưởng đến người lao động. Đến giữa tháng 4 năm 2020, Tổng cục thống kê dự đoán khoảng 5 triệu NLĐ và 84,8% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch [30].
Người sử dụng lao động chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó với tác động của Covid-19 như làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt, giảm lương hoặc các biện pháp để cắt giảm chi phí để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt như cho người lao động nghỉ hàng năm, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; cắt giảm các khoản thưởng; thỏa thuận giảm giờ làm việc; hay thỏa thuận nghỉ không hưởng lương hoặc trả lương ngừng việc; thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động; thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tất cả các biện pháp này, trong đó đặc biệt là các biện pháp cắt giảm chi phí và nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của NLĐ nhất là NLĐ lớn tuổi, phụ nữ, NLĐ làm các công việc không ổn định và NLĐ di cư.
Theo số liệu Thống kê thụ lý các tranh chấp lao động cá nhân từ năm 2016 đến năm 2020 của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Nai thì năm 2016 thụ lý 324 vụ, năm 2017 thụ lý 224 vụ, năm 2018 thụ lý 233 vụ, năm 2019 thụ lý 175 vụ, năm 2020 thụ lý 156 vụ [06].
Hình 1: Biểu đồ thể hiện số liệu thụ lý sơ thẩm tranh chấp lao động cá nhân từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai
Từ số liệu và biểu đồ trên ta thấy, số lượng tranh chấp lao động cá nhân thụ lý để giải quyết tại Tòa án giảm qua các năm. Số liệu giảm đi có thể là do tranh chấp trên thực tế giảm nhưng có thể tranh chấp lao động cá nhân trên thực tế không giảm mà các bên đã lựa chọn phương thức khác giải quyết khác và đồng ý với kết quả giải quyết đó. Điều này làm giảm tải công việc của ngành Tòa án. Khi số lượng vụ án ít đi thì chất lượng giải quyết sẽ tăng lên.
Về quan hệ tranh chấp thụ lý tại Tòa án từ năm 2016 đến năm 2020 được thể hiện qua bảng sau:
Quan hệ tranh chấp 2016 2017 2018 2019 2020
Sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ 131 68 76 46 65
BTTTH, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ 5 14 15 5 7
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
94 49 42 59 32
Về tiền lương 88 52 89 58 44
Hình 2: Biểu đồ thể hiện số liệu thụ lý sơ thẩm các quan hệ tranh chấp lao động cá nhân từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 [7] của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thì năm 2020 Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 17.121 vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động nói chung; giải quyết 13.818 vụ, việc, đạt tỷ lệ 72.44%. Trong đó cấp huyện thụ lý 15.575 vụ việc, giải quyết 13.568 vụ, việc còn lại 2007 vụ việc; cấp tỉnh thụ lý 1546 vụ việc, giải quyết 750 vụ việc, còn lại 796 vụ việc. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ, việc thụ lý tăng 1.133 vụ, việc; giải quyết tăng 2.235 vụ, việc. Về án dân sự nói riêng thì thụ lý sơ thẩm lý 253 vụ; giải quyết 227 vụ, đạt tỷ lệ 89,7%; tạm đình chỉ 07 vụ. Trong đó, cấp huyện thụ lý 173 vụ, giải quyết 149 vụ, đạt tỷ lệ 86,1%, tạm đình chỉ 07 vụ; cấp tỉnh thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 80 vụ, giải quyết 78 vụ, đạt tỷ lệ 97,5%. Về thụ lý sơ thẩm tranh chấp lao động cá nhân thì năm 2020 toàn tỉnh đã thụ lý 156 vụ, giải quyết 95 vụ, trong đó xét xử 24 vụ, hòa giải thành 8 vụ và đình chỉ giải quyết 63 vụ.
Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ tranh chấp lao động, Tòa án hai cấp đã hạn chế đến mức thấp nhất việc để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Tòa án đã làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; chủ động xác minh, thu
thập chứng cứ theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án. Công tác hòa giải tiếp tục được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, qua đó đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, góp phần củng cố đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đã khắc phục tình trạng án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự. Tòa án các cấp chủ động tăng cường sự phối hợp với Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát các bản án dân sự chưa thi hành để xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa án theo đúng Quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực này
Về chất lượng giải quyết án: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết án, các thẩm phán luôn đứng trên lập trường khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
Tuy nhiên do áp lực công việc nên trong quá trình xét xử vẫn xảy ra thiếu sót dẫn đến bị hủy, sửa. Trong năm 2020, số án bị hủy sửa do nguyên nhân thiếu sót của thẩm phán, chiếm tỷ lệ 1% (thấp hơn tỷ lệ TAND tối cao đề ra là 1,5%) [6].