Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 32)

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

2.1. Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Thưc trạng quy định về xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Việc bảo hộ của QTG đối với TPAN được xác lập tự động ngay sau khi tác phẩm được hoàn thành, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Việc nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký QTG không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng QTG. (Khoản 1, điều 6 Luật SHTT).

Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ để được cấp giấy chứng nhận QTG đối với TPAN là chứng cứ chứng minh quan trọng, là việc làm cần thiết được nhà nước khuyến khích bởi vì việc đăng ký QTG có ý nghĩa khi chủ thể có giấy chứng nhận QTG đối với TPAN, khi QTG xảy ra tranh chấp. Căn cứ pháp lý điều 203 Luật SHTT được hiểu là khi đăng ký QTG sẽ “giảm thiểu nghĩa vụ chứng minh”, đây là việc cần thiết vì thủ tục đăng ký QTG tương đối đơn giản và không yêu cầu thẩm định về mặt nội dung.

Hiện nay do sự nhận thức của một bộ phận rất lớn của các tác giả, CHS QTG các TPAN thì thường không quan tâm đến QTG, chỉ khi nào các TPAN của mình bị xâm phạm thì lúc này tìm kiếm phương án xử lý. Vì vậy các TPAN cần được ghi nhận và xác lập QTG một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ nhất.

TPAN hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh thông thường được bảo hộ theo các loại sau:

26

- Một là, các TPAN được sáng tác, biên soạn, sưu tầm...theo hình thức hợp đồng do ngân sách Nhà nước chi trả thông qua các hình thức đặt hàng (điều 27 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan). Thì đây là các TPAN thuộc quyền sở hữu của các tổ chức (các đơn vị hành chính sự nghiệp) được Thành phố ủy quyền quản lý và khai thác, tiến hành các hoạt động xác lập QTG các TPAN mà đơn vị được phân công quản lý, khai thác và bảo lưu chứng cứ phát sinh về QTG của TPAN đó.

- Hai là, các TPAN do cá nhân tác giả tự sáng tác không sử dụng ngân sách của Nhà nước. Thì việc bảo vệ QTG đối với TPAN của mình là việc của cá nhân tác giả (đồng tác giả)/ chủ sở hữu QTG đối với TPAN.

2.1.2 Thực tiễn xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác lập quyền tác giả đối với TPAN hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành theo các hình thức sau:

+ QTG đối với TPAN được xác lập tự động ngay sau khi TPAN được hoàn thành, không cần được đánh giá và công nhận, cũng không cần phải thông qua thủ tục cấp bằng bảo hộ (Khoản 1 điều 6 Luật SHTT).

+ Xác lập thông qua hình thức đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí gọi tắt là Cơ quan đăng ký bảo hộ QTG) (theo điều 49, điều 50 Luật SHTT).

Khi đăng ký, hồ Sơ bao gồm:

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm

27

phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;

02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan;

Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền;

Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ; nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực.

Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Điều này được pháp luật khuyến khích, vì thủ tục đăng ký QTG rất đơn giản vì không phụ thuộc vào nội dung hay hình thức bảo hộ. Mặt khác, điều này sẽ được ghi nhận, công khai trên trang web của Cục bản quyền tác giả và Niên giám đăng ký quyền tác giả Việt Nam hàng năm. Tất cả thông tin về QTG sẽ được tra cứu rất dễ dàng, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất đối với TPAN. Bên cạnh đó, sẽ ngăn ngừa được các hành vi gian dối và xâm phạm đến sự toàn vẹn của TPAN. Việc xác lập bằng hình thức đăng ký QTG tại các Cơ quan đăng ký bảo hộ QTG thuận tiện trong việc tra cứu, liên hệ và sử dụng, chuyển nhượng khi có nhu cầu. Giấy chứng nhận đăng ký QTG cũng là một căn cứ để chứng minh QTG của TPAN do mình là tác giả CSH trong việc khai thác, sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng các TPAN một cách thuận tiện và dễ dàng. Vì QTG được bảo hộ khi TPAN được định hình dưới dạng một hình thức xác định, không phân biệt nội dung, chất lượng, ngôn ngữ, hình thức. Việc đăng ký này chỉ yêu cầu tác giả CSH các

28

TPAN đăng ký hoàn thành đầy đủ nội dung của bộ hồ sơ về việc yêu cầu đăng ký bảo hộ QTG đối với TPAN.

Hiện nay, việc xác lập QTG đối với SHTT nói chung và đối với TPAN nói riêng đã được thuận tiện và số hóa. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả hoặc CSH các TPAN có nhu cầu muốn đăng ký xác lập quyền QTG của mình thì có thể đến Sở Văn hóa Thể thao hoặc Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện các thủ tục đăng ký

(khoản 1 điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan). Bên cạnh đó CSH có thể ủy quyền để thuận tiện cho việc đăng ký nếu không ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số tác phẩm âm nhạc được tác giả đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả: http://www.cov.gov.vn/

STT Số chứng nhận

Tác Phẩm Tác Giả Ngày Đăng Ký

1 119 N25 Thập tam muội Huỳnh Đắc Bình (bút danh:

Huỳnh James)

26/12/2018 2 6607 N2620 26 xuân xanh Huỳnh Đắc Bình (bút danh:

Huỳnh James)

20/11/2018 3 3735 N1458 Có sao em lại

buồn

Nguyễn Trung Hiếu (bút danh: Pinboys)

14/07/2018 4 3397 N1329 26 xuân anh Nguyễn Trung Hiếu (Bút

danh: Pinboys)

14/06/2018 5 5528 N1352 Mình cưới nhau

đi

Huỳnh Đắc Bình (bút danh:

Huỳnh James)

10/10/2017 6 5528 N1352 Mình cưới nhau

đi

Huỳnh Đắc Bình (bút danh:

Huỳnh James)

10/10/2017

29 STT Số chứng

nhận

Tác Phẩm Tác Giả Ngày Đăng Ký

7 5426 N1270 Cho họ ghét đi em

Nguyễn Hồng Giang 10/10/2017

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)