Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thự c hiện nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thự c tiễn thành ph ố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 51)

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

2.2 Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thự c hiện nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thự c tiễn thành ph ố Hồ Chí Minh

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu TPAN có thể sử dụng, khai thác các quyền sau đây:

Quyền nhân thân (thuộc về tác giả sử TPAN): Đặt tên cho tác phẩm;

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (quyền này thuộc chủ sở hữu TPAN); Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (Điều 19 Luật SHTT).

Quyền tài sản - quyền sử dụng, khai thác của chủ sở hữu TPAN: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm;

Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác (Điều 20 Luật SHTT);

Như vậy, căn cứ vào Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT tác giả và chủ sở hữu có thể chủ động sử dụng quyền của mình cũng như chuyển giao quyền sử dụng thu phí bản quyền hoặc chuyển nhượng TPAN cùng quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền công bố TPAN Khoản 3 Điều 19 luật SHTT) và quyền

30

tài sản cho bên chủ sở hữu mới của TPAN. Riêng quyền nhân thân không gắn với tài sản luôn thuộc về tác giả TPAN.

Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một trong nội dung quyền của chủ sở hữu TPAN là sao chép và cho phép sao chép TPAN; sao chép được định nghĩa “là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”. Việc sao chép có thể được tiến hành một cách trực tiếp – là việc tạo ra bản sao từ chính các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, hoặc gián tiếp – là việc tạo ra các bản sao khác không từ chính các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, như sao chép từ mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông liên quan và các hình thức tương tự khác. Quyền sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản quan trọng nhất thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.

Quyền sao chép (Điểm c Khoản 1 điều 20 Luật SHTT) là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu quyền tác giả và cũng là quyền thường bị xâm phạm nhiều nhất trong môi trường truyền thống cũng như trong môi trường số. Trên môi trường Internet, việc sao chép và lưu trữ tác phẩm được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng với số lượng rất lớn các bản sao nhưng chi phí rất thấp và chất lượng đảm bảo như bản gốc. Vì

vậy, chỉ cần đưa một bản ghi âm TPAN lên Internet là có thể đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người.

Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sao chép trong môi trường Internet đang phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý phức tạp. Một trong những vấn đề đó là việc xác định các bản sao tạm thời có được pháp luật bảo hộ hay không?

Vấn đề khác liên quan đến việc sao chép trong các trường hợp sử dụng các giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả.

31

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ Chủ sỡ hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản một số các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả thù lao với điều kiện việc sử dụng đó không được làm ảnh hưởng đến sự khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Riêng đối với chi trả nhuận bút khi tác giả không đồng thời là chủ sở hữu TPAN, Nghị định 21/2015/ND-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng các tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước. Quy định tiền nhuận bút đối với việc khai thác, sử dụng các tác phẩm âm nhạc không bằng nguồn kinh phí nhà nước hiện chưa quy định nên hiểu rằng nhuận bút sẽ dựa trên thỏa thuận của các bên và căn cứ vào các quy định pháp luật chung khác;

thực tế cho thấy vấn đề này rất dễ phát sinh tranh chấp trong thực tế.

Quy định về việc cấp phép biểu diễn trong đó có biểu diễn TPAN trước công chúng cũng ảnh hưởng đến việc khai thác QTG đối với TPAN, dễ dẫn đến việc các TPAN bị sử dụng mà không xin phép.

Quy định về bãi bỏ điều kiện về quyền tác giả tại hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 142/2018/NĐ- CP ngày 9 tháng 10 năm 2018 của Chính Phủ về sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch . Khi áp dụng hình thức này, các đơn vị tổ chức biểu diễn đã dễ dàng ký đơn cam kết với cơ quan quản lý nhà nước (mà không phải là

32

cam kết với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả) để cho đủ hồ sơ, thủ tục xin cấp phép, khi diễn xong thì đơn vị tổ chức biểu diễn “làm lơ”, thậm chí thách thức, và nếu có khiếu nại, khiếu kiện thì họ làm động tác xin giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

2.2.2. Thực tế sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Thực tiễn sử dụng, chuyển giao QTG đối với TPAN cho thấy, nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã tin tưởng ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đại diện quản lý, khai thác và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Một số tác giả vẫn chưa chú trọng đúng mức trong việc khai thác quyền tài sản đối với các tác phẩm do mình sáng tác. Một số trường hợp tác giả tuy đã chính thức ký hợp đồng ủy thác với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để khai thác quyền tác giả ở tất cả các lĩnh vực nhưng lại vẫn tiếp tục ký hợp đồng với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác trong khi không thể tự kiểm soát hết các hình thức sử dụng tác phẩm âm nhạc và việc hợp tác kinh doanh quyền tác giả của các đơn vị này trên thị trường, gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của chính các tác giả, đồng thời gây khó khăn cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trong quá trình cấp phép, làm việc, đàm phán với các đơn vị sử dụng âm nhạc.

Bảng chi tiết thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc năm 2018 đã cho thấy tầm quan trọng việc chuyển giao quyền tác giả [40]

STT Lĩnh vực sử dụng quyền tác giả

Số tiền (chưa VAT)

Phía Bắc Phía Nam Cộng

1 Biểu diễn 1,041,545,513 5,368,129,694 6,409,675,207 2 Khách sạn, resort, cao ốc

văn phòng 1,070,482,163 3,444,543,474 4,515,025,637 3 Siêu thị, TTTM, cửa hàng 2,432,725,200 2,504,157,400 4,936,882,600

33

4 Nhà hàng, bar 457,620,000 5,697,231,315 6,154,851,315 5 Quán café, giải khát 44,200,000 2,030,127,497 2,074,327,497 6 Vũ trường, phòng trà 41,280,000 225,338,545 266,618,545 7 Rạp chiếu phim 10,000,000 29,584,000 39,584,000 8 Dịch vụ chăm sóc sức

khỏe, làm đẹp 195,780,560 563,387,549 759,168,109 9 Karaoke, phòng thu âm 1,980,196,022 8,049,511,928 10,029,707,950 10 Hàng không, phương tiện

giao thông 390,750,000 118,032,000 508,782,000

11 Trung tâm vui chơi giải trí 183,378,000 249,791,000 433,169,000 12 Quảng cáo, nhạc phim,

phái sinh, sao chép demo 1,662,212,000 4,256,052,728 5,918,264,728 13 Karaoke file midi 593,182,273 3,058,167,179 3,651,349,452 14 Website, ứng dụng nhạc 18,133,129,866 18,928,594,613 37,061,724,479 15 Nhạc chờ, tải (download) 3,337,007,835 933,891,395 4,270,899,230 16 Phát thanh, truyền hình 4,707,851,817 3,639,690,785 8,347,542,602 17 Sao chép chương trình

truyền hình 4,597,631,460 4,597,631,460

18 Sao chép bản ghi âm, ghi

hình (đĩa) 220,613,250 349,976,200 570,589,450

19 Sao chép phát hành trực

tuyến 255,060,000 1,028,505,000 1,283,565,000

20 Tiền bản quyền thu từ

quốc tế (CMOs) 2,128,021,387 2,128,021,387

Cộng 38,885,035,886 65,072,343,762 103,957,379,648 Tổng số tiền đã bao gồm VAT 41,168,488,163 70,472,562,341 111,641,050,504 So sánh cùng kỳ năm 2017 Tăng 62% Tăng 10% Tăng 25%

34 Năm 2019

STT

Lĩnh vực sử dụng quyền

tác giả

Số tiền (chưa VAT) So sánh cùng kỳ năm 2018 Phía Bắc Phía Nam Cộng Tăng Giảm 1 Biểu diễn 897,103,568 4,060,966,279 4,959069,847 - 23%

2 Khách sạn, resort,

cao ốc văn phòng 1,070,482,163 2,912,505,349 3,924,368,059 - 13%

3 Siêu thị, TTTM,

cửa hàng 2,989,438,400 2,418,857,400 5,408,295,800 10%

4 Nhà hàng, bar 469,516,000 5,153,878,835 5,623,394,835 9%

5 Quán café, giải

khát 157,980,000 2,135,278,010 2,293,258,010 11%

6 Vũ trường, phòng

trà 21,311,818 176,996,636 198,308,454 - 26%

7 Rạp chiếu phim 10,000,000 31,196,000 41,196,000 4%

8 Dịch vụ chăm sóc

sức khỏe, làm đẹp 44,452,880 603,583,412 648,036,292 - 15%

9 Karaoke, phòng

thu âm 1,991,885,909 7,647,642,297 9,639,528,206 -4%

10

Hàng không, phương tiện giao thông

495,750,000 135,600,000 631,350,000 24%

11 Trung tâm vui

chơi giải trí 166,464,280 40,591,000 207,005,280 -52%

12 CP quyền biểu

diễn 233,676,320 233,676,320

13

Quảng cáo, nhạc phim, phái sinh, sao chép demo

1,554,523,400 3,130,330,000 4,684,852,400 -21%

14 Karaoke file midi 822,075,000 1,778,820,375 2,600,895,375 -29%

15 Nhạc chờ, tải 3,737,793,318 223,147,622 3,634,220,028 -7%

35 (download)

16 Phát thanh, truyền

hình 4,853,001,181 2,974,480,127 7,800,481,308 -7%

17 Sao chép chương

trình truyền hình 3,533,588,320 3,533,588,320 -23%

18 Sao chép bản ghi

âm, ghi hình (đĩa) 276,425,701 65,650,000 342,075,701 -40%

19

Sao chép phát hành trực tuyến (Youtube)

1,374,928,747 4,353,155,999 5,728,084,746 346%

20

Website, ứng dụng nhạc; mạng xã hội

(Youtube/Faceboo k

20,229,578,906 49,125,802,510 66,996,130,355 87%

21

Tiền bản quyền thu từ quốc tế (CMOs)

1,761,506,109 1,761,506,109 -17%

Cộng 43,099,274,247 90,475,070,171 133,574,344,417 28%

2.3. Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng quy định về các biện pháp thực thi đối vơi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Các biện pháp bảo vệ QTG đối với TPAN được ghi nhận trong Luật SHTT bao gồm biện pháp tác giả/chủ sở hữu, chủ thể QTG đối với TPAN tự bảo vệ quyền của mình (Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT) và quyền yêu cầu bảo vệ thông qua các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự (Khoản 1 Điều 199 Luật SHTT).

Bản chất QTG đối với TPAN là quyền dân sự nên biện pháp chủ yếu cần được áp dụng là các biện pháp dân sự (Điều 202 Luật SHTT). Tuy nhiên

36

thực tiễn tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền hay yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính.

Theo điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Như vậy bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự là việc Tòa án ra quyết định áp dụng các chế tài dân sự để bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu quyền. Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả thuộc về cá nhân, tổ chức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Biện pháp dân sự

Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp này là chủ sở hữu, tác giả, chủ thể QTG đối với TPAN. Chủ thể có quyền khởi kiện dân sự tại Tòa án Nhân dân (khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Như vậy, Tòa án nhân dân, Trọng tài thương mại và trung gian hòa giải là cơ quan áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp.

Theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm. Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu tòa án xét xử hành vi xâm phạm áp dụng chế tài :1) Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4) Buộc bồi thường thiệt hại.

Biện pháp hành chính

Đối với các trường hợp quy định tại Điều 214 của Luật Sở hữu trí tuệ Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các quy định sau: Biện pháp này áp dụng đối với hành vi xâm phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói một cách đơn giản, việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan bằng biện pháp hành chính là việc cơ quan hành pháp xử lý vi phạm hành chính về QTG đối với TPAN.

37

Phát luật Sở hữu trí tuệ có quy định về những hành vi xâm phạm bị xử phạt bằng biện pháp hành chính. Cụ thể điểm a khoản 1 Điều 211 Luật SHTT

“Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó”.

Điều 36 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định về thẩm quyền giải quyết hành chính sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thanh tra chuyên ngành khác; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan và Quản lý thị trường và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Có thể thấy trường hợp cần thiết các cơ quan trên có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Biện pháp kiểm soát biên giới

Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ như Công ước Paris 1883, sửa đổi 1967; Hiệp định TRIPS, Luật SHTT cũng đã có quy định về biện pháp kiểm soát biên giới. Những biện pháp trên đã đáp ứng các yêu cầu của các cam kết quốc tế cũng như đa dạng hóa các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng biện pháp kiểm soát biên giới trong việc phát hiện và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc làm cần thiết và quan trọng. Biện pháp kiểm soát biên giới được quy định tại Điều 216 và Điều 217 Luật SHTT, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT: Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm SHTT; hoặc kiểm tra, giám sát để phát

38

hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Căn cứ Khoản 23 Điều 3 Luật Hải quan 2014, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

Trong khi đó, kiểm tra giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Đây là biện pháp kiểm soát biên giới và cũng là một trong những biện pháp quan trọng [29].

Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở mức nghiêm trọng, hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 212 Luật SHTT). Tội xâm phạm quyền tác giả theo Điều 225, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan “Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan…Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)