Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa học cây trồng ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ thu đông năm 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được thể hiện ở nhiều mặt, song đáng kể nhất là quá trình tăng trưởng về chiều cao cây và số lá. Cây sinh trưởng, phát triển tốt đồng nghĩa với chiều cao và số lá của cây tăng dần lên một cách phù hợp. Chiều cao cây tăng lên quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình tạo năng suất sau này.

Chiều cao cây ngoài đặc điểm giống thì việc tăng trưởng chiều cao cây còn chịu tác động mạnh bởi điều kiện ngoại cảnh và môi trường dinh dưỡng.

Trên cùng một đối tượng cây trồng, nếu có cùng môi trường dinh dưỡng nhưng ở điều kiện ngoại cảnh khác nhau (khoảng cách trồng khác nhau) thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trên thân chính sẽ khác nhau.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của cây dưa chuột VIC19

Đơn vị tính: cm

Mật Độ Ngày sinh trưởng

12 19 26 33 40

MĐ1(ĐC) 5,93 13,43 53,87 127,36 204,98

MĐ2 5,95 13,87 52,70 127,40 205,18

MĐ3 6,05 14,15 54,35 128,02 207,92

LSD0,05% 1,06 1,95 2,49 5,81 4,3

CV% 7,9 6,3 2,1 2,0 0,9

21

Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 Kết quả bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy, sau 12 ngày chiều cao của dưa chuột qua các ngày dao động từ 5,93 – 6,05cm. Trong đó MĐ1, MĐ2 có chiều cao tương đương nhau, cao nhất là MĐ3 đạt 6,05cm với LSD 1,06 ở độ tin cậy 95%.

Sau trồng 19 ngày ở thời kỳ đầu phát triểm chậm chạp, bắt đầu từ thời kỳ 3-4 lá phát triển nhanh mang tính đặc trưng của giống. MĐ1 và MĐ2 chiều cao của cây phát triển tương đương nhau và MĐ3 chiều cao là cao nhất, MĐ1(ĐC) chiều cao 13,43cm là thấp nhất còn MĐ3 cao nhất với chiều cao 14,15cm với LSD = 1,95 ở độ tin cậy là 95%.

Từ 26 ngày đến 33 ngày sau trồng, thời kỳ này cây phát triển mạnh về chiều cao. Cây dưa chuột là cây trung tính, vừa phát triển thân, lá và phát triển quả nên cần được trồng với mật độ thích hợp, để cây tận dụng được hết ánh sáng, dinh dưỡng. Nếu trồng quá dày cây cạnh tranh dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây.

Kết quả cho thấy MĐ1 chiều cao tăng từ 53,87 – 127,36cm (tăng 73,49cm), chiều cao MĐ2 tăng từ 52,70- 127,40cm (tăng 74,7cm), MĐ3 chiều cao tăng từ 54,35 – 128,02cm (tăng 73,67cm). MĐ1(ĐC) có chiều cao tăng cao nhất 128,02cm, sau đó MĐ3 là 127,36cm và thấp nhất là MĐ2 127,40cm, ở độ tin cậy là 95% với LSD0,05= 5,81cm.

Sau 40 ngày trồng chiều cao của cây có sự chệnh lệch rõ rệt, MĐ3 chiều cao đạt 207,92cm là cao nhất, sau đó MĐ2 chiều cao là 205,18cm, thấp nhất là

22

MĐ1(ĐC) với chiều cao là 204,98cm giữa các công thức với LSD0,05=4,3 và ở mức độ tin cậy là 95%.

3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19.

Lá là bộ phận quan trọng của tất cả các loại cây nói chung và của dưa chuột nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô. Bên cạnh đó, lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Kết quả theo dõi tốc độ ra lá trên thân chính của cây dưa chuột được trình bày tại bảng 3.4 và hình 3.2

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 Đơn vị tính: lá Mật

Độ

Ngày sau gieo

12 19 26 33 40 47 54 61 68 72 MĐ1 1,96 4,70 8,53 13,46 19,43 24,83 32,70 37,03 40,50 41,83 MĐ2 2,00 4,90 8,70 13,13 19,13 27,10 35,13 38,00 41,00 42,20 MĐ3 2,33 5,16 9,26 14,40 20,63 27,63 33,80 37,90 41,13 42,43 LSD% 0,2 0,92 0,64 2,58 3,91 2,75 3,22 2,1 1,24 0,99

CV% 4,3 8,3 3,2 8,4 8,8 4,6 4,2 2,5 1,3 1,0

Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19

23 Kết quả bảng 3.4 cho thấy:

Giai đoạn 12 ngày sau gieo: đây là giai đoạn cây con, lúc này số lá tăng chậm dao động từ 1,96 – 2,33 lá. Trong đó MĐ3 có số lá cao nhất là 2,33 lá, sau đó đến MĐ2 là 2 lá và thấp nhất MĐ1 số lá là 1,96 lá.

Từ 12 ngày đến 40 ngày sau khi gieo: số lá tăng nhanh ở tất cả công thức thí nghiệm, vì giai đoạn này do bộ rễ của cây đã có thể hút được dinh dưỡng trong đất. Kết quả cho thấy: MĐ1 số lá tăng từ 1,96 – 19,43 lá (tăng 17,37 lá), số lá MĐ2 tăng từ 2,00- 19,13 lá (tăng 18,43 lá), MĐ3 có số lá tăng từ 2,33 – 20,63 lá (tăng 18,3 lá). MĐ3 có số lá cao nhất là 20,63 lá, sau đó đến MĐ1(ĐC) là 19,43 lá và thấp nhất là MĐ2 19,13 lá, ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 3,91 lá.

Từ 47 ngày đến 72 ngày sau gieo: là giai đoạn cây ra hoa và cho thu hoạch quả, nên tốc độ ra lá chậm hơn, ở giai đoạn này số lá MĐ3 cao nhất là 42,43 lá, tiếp đến là MĐ2 42,02 lá và số lá của MĐ1(ĐC) là thấp nhất 41,83 lá, ở độ tin cậy là 95% với sự sai khác LSD 0,05 = 0,99 lá.

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19.

Phân nhánh là một đặc tính sinh học của cây dưa chuột , liên qua chặt chẽ đến quá trình hình thành số quả và năng suất của dưa chuột. Nhánh được phân hóa ở đốt lá trên thân chính tại đây chứa các mầm mắt. Các mầm này có thể phát triển tạo thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng phân nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, kỹ thuật trồng, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19 được tổng hợp tại bảng 3.5.

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19

Đơn vị tính: nhánh

Mật Độ Ngày sau gieo

26 33 40 47 54 61 68

MĐ1 1,96 2,60 3,48 4,81 5,23 6,21 6,36

MĐ2 1,73 2,51 3,63 4,85 5,35 6,31 6,41

MĐ3 1,80 2,90 3,46 4,90 5,43 6,30 6,73

LSD0,05% 0,26 0,21 0,3 0,19 0,21 0,12 0,75

CV% 6,3 3,6 3,9 1,8 1,8 0,9 0,5

24 Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy:

Sau 26 ngày sau gieo thì dưa chuột bắt đầu phân nhánh, MĐ1 phân nhiều nhánh nhất là 1,96 nhánh, tiếp đến là MĐ3 là 1,80 nhánh và phân nhánh ít nhất là MĐ2 là 1,73 nhánh, ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,26 nhánh.

MĐ1(ĐC) giai đoạn từ 26 đến 61 ngày sau gieo số nhánh dưa chuột tăng tương đối nhanh từ 1,96 đến 6,21 nhánh (tăng 4,25 nhánh), từ 61 ngày đến 68 ngày thì số nhánh không có sự thay đổi nhiều từ 6,21 – 6,36 nhánh (tăng 0,15 nhánh), ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,75 nhánh.

MĐ2 giai đoạn từ 26 đến 61 ngày số nhánh dưa chuột tăng từ 1,73 – 6,31 nhánh (tăng 4,58 nhánh), từ 61 đến 68 ngày số nhánh tăng tương đối chậm từ 6,31 đến 6,41 nhánh (tăng 0,1 nhánh), ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,75 nhánh.

MĐ3 giai đoạn từ sau 26 ngày đến 68 ngày số nhánh dưa chuột tăng từ 1,80 đến 6,73 nhánh (tăng 4,93 nhánh), ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,75 nhánh.

Giai đoạn 68 ngày sau gieo số nhánh ở MĐ3 là nhiều nhất, tiếp đến là MĐ2 và ít phân nhánh nhất là MĐ1(ĐC).

3.2.4. Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại cây dưa chuột VIC19

Sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển dưa chuột gặp phải một số loại sâu bệnh sâu: bọ dưa, nấm.

Bọ dưa: xuất hiện ở thời kỳ cây con, ẩn dưới lá, tuy nhiên phát hiện kịp thời nên gây hại không đáng kể.

Nấm: lá bị hại là chính, bệnh gây hại từ lá gốc phát sinh lên dần lên phía trên, bệnh phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, chỗ bị bệnh khô và dễ gãy, lá cuốn cong lên => bệnh gây hại làm rụng lá, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng.

Biện pháp xử lý:

+ Bọ dưa : dùng biện pháp bắt thủ công, sử dụng dung dịch phun lên lá 2 ngày/ phun 1 lần (gừng, tỏi, ớt) để xua đuổi.

25

+ Nấm : sử dụng nấm đối kháng Tricoderma, RidomilGold để bón cho đất trước khi trồng và phun lên lá.

Bọ dưa ăn lá ở thời kỳ cây con Cây bị nấm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa học cây trồng ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ thu đông năm 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)