Tổng quan về ngành LPG

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM của CÔNG TY TNHH KHÍ hóa LỎNG VIỆT NAM tại KHU vực TPHCM (Trang 25 - 37)

1.1.1. Khái niệm LPG

Khí hoá lỏng (Liquefied Petroleum Gas – LPG) trong thực tế là các nhóm khí gốc Hydrocarbon C3 và C4 như propane, butane, propylene, butylene và các đồng phân của các hợp chất C4 . Những thành phần này có thể hóa lỏng dưới áp suất trung bình.

LPG không màu, khối lượng riêng ở thể lỏng bằng khoảng 1/2 khối lượng riêng của nước.

Các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm:

Thành phần hơi LPG nặng hơn không khí: hơi butane nặng khoảng gấp 2 và hơi propane nặng khoảng gấp 1,5 lần không khí. Do vậy, khi rò rỉ ra ngoài hơi này có thể bay là là trên mặt đất và đi vào các đường ống thoát nước, tụ lại ở các điểm thấp nhất của không gian xung quanh và có thể bắt cháy ở điểm cách xa nguồn rò rỉ. Trong không khí tĩnh, hơi LPG sẽ khuyếch tán rất chậm.

Khi hơi LPG được trộn với không khí có thể tạo thành hỗn hợp nổ; Giới hạn nổ ở nhiệt độ và áp suất môi trường nằm trong khoảng 2% tới 10% thể tích. Ngoài giới hạn này, hỗn hợp với bất kỳ tỷ lệ nào cũng quá nghèo (loãng) hoặc quá giàu (đậm đặc) để có thể cháy nổ. Tuy nhiên hỗn hợp quá giàu có thể trở nên nguy hiểm khi bị làm loãng đi bằng không khí. Cần chú ý rằng tại áp suất lớn hơn áp suất khí quyển, giới hạn trên của tính nổ tăng lên.

Một lượng nhỏ LPG lỏng khi rò rỉ ra không khí có thể sinh ra hỗn hợp hơi/không khí rất lớn (xấp xỉ 270 lần thể tích) và do vậy gây ra nguy hiểm đáng kể. Dùng máy dò Gas detector để kiểm tra nồng độ LPG trong không khí.

-

-

-

-

Hơi LPG có tính gây mê nhẹ và có thể gây ra ngạt thở nếu ở nồng độ đủ lớn.

LPG được tạo mùi trước khi được phân phối bằng cách pha một chất tạo mùi như ethyl mertcaptan hoặc dimethyll sulphide, có thể ngửi thấy ở nồng độ hơi LPG trong không khí thấp khoảng 1/5 giới hạn nổ dưới (tức bằng khoảng 0.4% vol. hơi LPG trong không khí).

Sự rò rỉ LPG có thể được phát hiện bằng mắt. Khi LPG lỏng bay hơi phải lấy nhiệt ở xung quanh tạo thành một lớp giống như sương mù do ngưng tụ hơi nước trong không khí. Hiệu ứng này có thể được phát hiện bằng lớp tuyết tại điểm rò khí và do vậy việc phát hiện rò LPG dễ dàng hơn.

Do tính dễ bay hơi, và giảm nhiệt độ nhanh nên LPG, đặc biệt ở dạng lỏng, có thể gây ra “bỏng lạnh” nặng khi tiếp xúc với da. Cần phải mang các trang bị bảo hộ như bao tay và kính bảo hộ nếu phải làm việc trong điều kiện có thể tiếp xúc trực tiếp.

Một bình chứa LPG dù đã “hết” vẫn có thể chứa hơi LPG ở áp suất từ 3-4 at và vẫn là một vật có khả năng gây nguy hiểm. Trong trường hợp này áp suất bên trong bình Gas lớn hơn áp suất khí quyển và nếu một van bị rò rỉ hoặc được mở, không khí có thể thâm nhập vào bình tạo ra hỗn hợp nổ và làm tăng nguy cơ nổhoặc ngược lại, LPG có thể thoát ra ngoài không khí.

Bảng 1.1: Chỉ tiêu chất lượng của LPG

Nguồn: Công ty VTGAS

* Các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm:

- Các đặc tính kỹ thuật của Propan : a. b. c. d. Ap suất hơi Hàm lượng Etan Hàm lượng Butan Hàm lượng Propan : 13,8 bar ở 37,7oC (200 PSIG ở 100 oF) : Tối đa là 2% thể tích : Tối đa là 2% thể tích : Tối thiểu là 96% thể tích

 Các đặc tính kỹ thuật của Butan : e. f. g. h. Ap suất hơi Hàm lượng Propan Pentan Plus (C5+) Hàm lượng Butan : 4,83 bar ở 37,7 oC (70 PSIG ở 100 oF) : Tối đa là 2% thể tích : Tối đa là 2% thể tích : Tối thiểu là 96% 1.1.2. Phân loại LPG

Theo số liệu của những nhà kinh doanh LPG, nhu cầu và mục đích tiêu thụ LPG Việt Nam cơ bản chia thành 2 nhóm sau:

Stt

Tên chỉ tiêu chất lượng Đơn vị tính Mức chất lượng đăng ký Phương pháp thử 1 o

Ap suất hơi bão hòa 37,8 C Psi 80-120 ASTM D -1267 2 Độ ăn mòn lá đồng Số 1 ASTM D - 1838 3

Dân dụng: Là các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình Gas 12kg

Các hộ tiêu thụ công nghiệp: Là các nhà máy sử dụng LPG làm nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất như các nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men… Và các đơn vị sử dụng LPG làm nhiên liệu để chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản… đây cũng là một nguồn tiêu thụ LPG quan trọng ở Việt Nam.

1.1.3. Quá trình phát triển của ngành

Trước năm 1975, thị trường tiêu thụ LPG ở khu vực miền Nam tương đối phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Mức tiêu thụ năm cao nhất cũng chỉ tới 15.000 tấn/năm. Đến năm 1976, tiêu thụ LPG của Việt nam đột ngột giảm xuống chỉ còn 200 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ LPG chỉ bắt đầu phát triển trở lại vào đầu năm 1990 và tăng nhanh trong những năm cuối thập kỷ 90. Những năm 90 lượng LPG tiêu thụ ở Việt nam chỉ ở mức khiêm tốn là 43.000 tấn/năm. Năm 2000 tiêu thụ LPG của Việt Nam đạt 320.000 tấn, năm 2004: 740.000 tấn, năm 2005: 783.000 Tấn. Năm 2006 lượng tiêu thụ LPG đạt 810.000 tấn và đến năm 2010 tiêu thụ khoảng 1.200.000 tấn, mỗi năm tăng trung bình khoảng 15%-20% ( Nguồn: Tổng cục thống kê) .

Đến năm 1999, Petro Việt Nam sản xuất được lượng LPG khoảng 100.000 tấn/năm. Từ Năm 2000 trở đi, mỗi năm Petro VN sản xuất được trên 350.000 Tấn LPG (nguồn: Petro Việt Nam) . Như vậy, lượng LPG sản xuất trong nước chỉ chiếm 23% sản lượng tiêu thụ LPG hàng năm (Nguồn: Ban chỉ đạo 127/TW). Lượng LPG còn lại phải nhập khẩu chiếm khoảng 77% để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng LPG trong nước. Nguồn LPG có thể được nhập từ: Singapore, Phillipines, Thái lan. Trong đó PTT là nguồn nhập quan trọng nhất.

Bảng 1.2: Nhu cầu LPG của Việt nam đến năm 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Công ty VTGAS

SAN LUONG LPG 3000 2000 1000 0 NAM

Nguồn: Công ty VTGAS

Hình 1.1: Sản lượng LPG tiêu thụ tại thị trường Việt nam 2006-2015

1.1.4. Các nhà cung cấp LPG

Hiện nay, nguồn cung cấp LPG cho thị trường Việt Nam qua hai đường chính là:

- Nguồn sản xuất trong nước: Chi Nhánh Công ty TNHH Một Thành Viên Tổng Công ty Khí – Công ty Chế Biến Khí Vũng Tàu bằng nguồn khí tự nhiên trong nước lấy từ mỏ Bạch hổ đã sản xuất LPG tại Nhà Máy Xử Lý Dinh Cố (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhà máy Dinh Cố có công suất thiết kế là 350.000 tấn/năm. Hiện đã sản xuất hết công suất. Với công suất này hiện nay cơ bản chỉ đáp ứng được hơn 27% nhu cầu thị trường Việt nam trong những năm tới. Tuy nhiên vào T05/2010 nhà máy lọc dầu dung quốc đã đi vào hoạt động với công suất 900-1000 tấn/ngày khoảng 350.000 tấn/năm như vậy về cơ bản ngành dầu khí đã đáp ứng 50% nhu cầu LPG trong nước.

Đã thực hiện(DV:1000 Tấn) Dự báo (DV:1000 Tấn) Năm

2006

- Nguồn nhập khẩu: từ các nước Đông nam á như Thái lan, Indonesia, Singapore. Lượng nhập khẩu hiện nay chiếm khoảng 50% để đáp ứng cho thị trường Việt nam.

Mức tiêu thụ LPG tại Việt Nam năm 2011 là: 1.457.700 tấn và dự kiến đến năm 2012 khoảng 1.700.000 tấn (Nguồn: Ban chỉ đạo 127/TW). Như vậy, nếu công suất xử lý khí thiên nhiên trong nước không tăng thì đến năm 2012 sản xuất LPG trong nước sẽ chỉ chiếm khoảng 38 % còn lại phải nhập khẩu chiếm 62% .

Theo cách tính giá LPG của Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Sản Phẩm Khí hiện nay nguồn cung LPG trong nước rẻ hơn nhập khẩu 3-5%.

Chất lượng LPG hai nguồn cung cấp như nhau (theo tiêu chuẩn Quốc tế). Nhà cung cấp LPG cho Công ty VTGAS chủ yếu dựa vào hai công ty mẹ là PTT và Petro Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay nguồn chủ yếu là từ nhà máy xứ lý khí dinh cố 60% và còn lại 40% là từ nhà máy lọc dầu dung quốc.

1.1.5. Các khách hàng sử dụng LPG

LPG là một ngành cung cấp năng lượng cho thị trường công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra LPG còn được sử dụng làm dung môi cho một số sản phẩm trang trí, mỹ phẩm …

Từ 2006 đến 2010 sử dụng LPG sẽ tăng hàng năm từ 15 – 20%. Và đến năm 2010 là 1.235.000 tấn. Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam là thị trường tiêu thụ LPG lớn nhất chiếm khoảng 70% luợng tiêu thụ cả nước. Miền Bắc chiếm 30% tổng lượng tiêu thụ LPG cả nước.

Bảng 1.3: Sản lượng LPG toàn ngành tiêu thụ theo vùng địa lý các vùng miền trung và nam bộ năm 2010

Nguồn: Báo cáo thị trường của VTGAS

DONG NAI HCM S-E

500000 400000 300000 200000 100000 0 DN: Dong nai HCM: TP.HCM S-E:Dong Nam bo

MEKONG:Chau tho Me kong C&H:Trung bo & Cao nguyen DN HCM S-E MEKONG C&H

Nguồn: Báo cáo thị trường của VTGAS

Hình 1.2: Sản lượng LPG toàn ngành tiêu thụ theo vùng địa lý các vùng miền Trung và Nam bộ năm 2010

Khách hàng tiêu thụ sản phẩm LPG rất rộng rãi, có mặt hầu hết trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội từ sinh hoạt gia đình và công nghiệp ...Các đối tượng khách hàng này được chia ra làm hai nhóm chính:

Nhóm I: khách hàng công nghiệp

Trong lĩnh vực kinh doanh, đối tượng tiêu thụ LPG là các nhà hàng, quán ăn (nấu nướng), khách sạn và bệnh viện (đun nước sôi ...), các cơ sở chế biến thực phẩm (hấp, sấy khô...). Đối tượng tiêu thụ LPG trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng trong công nghiệp hàng năm khoảng 15% (nguồn :VTGAS) với sự đa dạng hóa nhu cầu sử dụng của từng ngành công nghiệp khác nhau :

- Công nghiệp thực phẩm: nấu nướng, khống chế nhiệt đo sấy nông sản; - Công nghiệp thủy tinh, gồm: nấu chảy thuỷ tinh, làm gạch men, gốm, sứ; - Công nghiệp cơ khí và luyện kim: nấu chảy kim loại, ủ kim loại.

Ngoài ra, LPG còn được sử dụng làm dung môi cho các ngành: sơn, bình xịt, hóa phẩm …

Hiện nay khách hàng công nghiệp chiếm 67% sản lượng tiêu thụ của Công ty VTGAS.

Nhóm II: khách hàng dân dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nhóm này khách hàng đại đa số là các hộ gia đình. Mục đích sử dụng đơn giản, tập trung vào: nấu nướng, sấy khô đồ dùng bằng vải, các bình nước nóng dùng Gas để tắm.

Thị trường khách hàng dân dụng chủ yếu là các vùng thành thị miền Trung và miền Nam. Nhưng trong thời gian tới do trình độ dân trí được cải thiện và đời sống của người nông dân được nâng lên. Khu vực thị trường nông thôn bắt đầu phát triển. Đây là một thị trường tiềm năng.

Hiện nay, khách hàng dân dụng chiếm 33% sản lượng tiêu thụ của Công ty VTGAS.

Bảng 1.4: Các tác lực từ nhóm khách hàng

Nguồn: Báo cáo thị trường của VTGAS

1.1.6. Tình hình đối thủ cạnh tranh

Từ 17 doanh nghiệp kinh doanh Gas vào đầu năm 2000, đến 2005 thị trường Việt Nam có trên 51 đơn vị, trong đó có 3 Công ty quốc doanh là Saigon Petro, Petro VN và Petrolimex; Liên doanh có TOTAL GAS, ELF Gas và VT-

GAS; doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài như V-GAS, Mobil GAS, BP GAS, Shell GAS và khoảng 40 doanh nhiệp tư nhân.

Đối thủ cạnh tranh:

Nhóm I: Các công ty 100% vốn nước ngoài.

Tác lực

Anh hưởng đến VTGAS O/T

Khách hàng lựa chọn LPG theo thương hiệu Công ty VTGAS chưa phải công ty có thương hiệu mạnh

T

Thị trường tăng trưởng hàng năm 15-20% Cơ hội giành thêm thị phần

O

SHELL GAS Sài gòn: 100% vốn tập đoàn dầu khí SHELL. Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Gò dầu. Công suất chứa 500Tấn, bắt đầu kinh doanh tháng 5 năm 1998.

EXXONMOBILL VN: 100% vốn nước ngoài bao gồm: 50% Mỹ, 36% Nhật, 14% Thái lan. Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Gò dầu. Công suất chứa 2800 Tấn, bắt đầu kinh doanh tháng 12 năm 1995.

Công ty V-GAS: 100% vốn Thái Lan. Nhà máy đặt tại Biên hòa. Công suất chứa 1000Tấn, bắt đầu kinh doanh tháng 12 năm 1995.

BP GAS: 100% vốn của tập đoàn dầu khi BP. Nhà máy đặt tại TP.HCM. Công suất chứa 1000Tấn, bắt đầu kinh doanh tháng 12 năm 1999.

Nhóm II: Các công ty liên doanh:.

ELF GAS Sài gòn: Liên doanh giữa công ty Elf Antagaz của Pháp và Công ty vật tư xây dựng CMC. Nhà máy đặt tại Tân thuận đông, quận 7, TP.HCM. Công suất chứa 1050 Tấn, bắt đầu kinh doanh tháng 2 năm 1993.

ELF GAS Đà nẵng: Liên doanh giữa Công ty Elf Antagaz của Pháp và

Công ty Sông thu VN. Nhà máy đặt tại Đà nẵng. Công suất chứa 500 Tấn, bắt đầu kinh doanh năm 1998.

TOTAL GAS Cần thơ: Liên doanh giữa tập đoàn dầu khí TOTAL và Quân khu 9 (quân đội) . Nhà máy đặt tại Cần thơ. Công suất chứa 400 Tấn, bắt đầu kinh doanh năm 1998.

Công ty VT-GAS: Liên doanh giữa Uỷ ban dầu khí quốc gia Thái lan và Tổng công ty dầu khí Việt nam. Nhà máy đặt tại Đồng nai, Nha trang, Đà nẵng. Công suất chứa 1000 Tấn, bắt đầu kinh doanh năm 1996.

Nhóm III: Các công ty nhà nước:

PETROLIMEX GAS: là đơn vị quốc doanh thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt nam . Nhà máy đặt tại Q7, TP.HCM, Hải phòng, Đà nẵng, Cần thơ. Công suất chứa 2600 tấn, bắt đầu hoạt động năm 1994.

SÀI GÒN PETRO GAS: là đơn vị quốc doanh thuộc Công ty dầu khí TP HCM. Nhà máy đặt tại Cát lái, TPHCM, và 7 trạm chiết nhỏ tại Đồng nai, Vũng tàu, Đà nẵng. Công suất chứa 2000 tấn, bắt đầu hoạt động năm 1993.

PV GAS: là đơn vị quốc doanh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt nam. Nhà máy đặt tại TPHCM, Vũng tàu. Bắt đầu hoạt động năm 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm IV: Các công ty tư nhân:

Từ khi LPG được sản xuất trong nước. Một số nhà đầu tư trong nước đã đầu tư kinh doanh ngành này. Hiện có khoảng 40 công ty như: Phú Mỹ Gas, A Gas, Gia đình Gas, Công nghiệp Gas, Sài gòn Gas, UP Gas… Các công ty này ban đầu có vốn đầu tư thấp, công suất nhà máy nhỏ nhưng trong 5 năm gần đây các công ty này đầu tư phát triển khá lớn. Khả năng trong 5 năm tới các Công ty này sẽ chiếm thị phần đáng kể trong ngành LPG.

Bảng 1.5: Thị trường LPG khu vực Trung và Nam bộ năm 2010

Nguồn: Báo cáo thị trường của VTGAS

SG petro Vtgas 3% ELF 2% 4% 14% 17% 14% Pvgas Petrol IME MOBIL 7% 7% 7% 17% 8% VgasPM Gas BP Gas shell gas others

Nguồn: Báo cáo thị trường của VTGAS

Hình 1.3: Thị trường LPG tại khu vực miền Trung và Nam bộ năm 2010.

Năm nhãn hiệu sản phẩm đang cạnh tranh với nhau quyết liệt trên địa bàn TPHCM là: Sài gòn Petro, Elf GAS, Petrolimex, PV GAS và VTGAS. Trong đó,

thị phần của Sài gòn Petrol là 18%, Elf GAS khoảng 8% , Petrolimex là hơn 7%, PV GAS là 8%. Công ty VTGAS chiếm 13.5% thị phần miền Trung và Nam bộ với tổng số 200 đại lý cấp 1, trong đó có 43 đại lý cấp 1 tại TPHCM, trong 43 đại lý chính này thì quận Tân Bình chiếm đến 7 đại lý, số đại lý còn lại rãi khắp các quận của TPHCM. Công ty SG PETRO VT-GAS ELF PV-GAS PETROLIME

Nhóm V: Các công ty kinh doanh LPG ở Miền bắc bao gồm: SHELL GAS Hải phòng, ĐẠI HẢI GAS, THĂNG LONG GAS, PV GAS...

Rõ ràng, tình hình cạnh tranh rất gay gắt khi mỗi công ty đều cố gắng mở rộng hệ thống phân phối nhằm chiếm lĩnh thị phần khi thị trường Gas bùng nổ. Bên cạnh đó, những cải tiến trong phương thức bán sản phẩm (phương thức giao hàng, các dịch vụ hỗ trợ), phương thức thanh toán và dịch vụ trang thiết bị khác sẽ làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Giá cả và sự tiện lợi là yếu tố tác động quan trọng làm cho lượng tiêu thụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM của CÔNG TY TNHH KHÍ hóa LỎNG VIỆT NAM tại KHU vực TPHCM (Trang 25 - 37)