Tổng quan các nguyên liệu trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sàng lọc các thảo dược có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase để giảm sự tạo thành acid uric (Trang 49 - 55)

Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Hoa môi (Lamiales).

Họ (familia): Hoa môi (Lamiaceae).

Chi (genus): Plectranthus.

Loài (species): Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. (Hình 2.21).

. Hình 2.21: Cây húng chanh

Mô tả cây: Húng chanh có thân cỏ, gốc hóa gỗ, cao khoảng 25-75 cm.

Thân mọc đứng, có lông. Lá có cuống, mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày, mọng nước. Lá húng chanh dài 7-10 cm, rộng 4-6 cm, mép khía tai bèo, mặt trên có lông đơn, đầu mang hạch, trong, bóng; mặt dưới lá có nhiều lông bài tiết hơn, gân nổi rõ. Hoa màu tía, nhỏ, mọc thành hoa tự, tận cùng dài gồm các vòng hoa mọc sít nhau gồm 20-30 hoa (Đỗ Tất Lợi, 2014).

Thành phần hóa học

Trong cây húng chanh có một số hợp chất như: butylaniside, - caryophyllene, carvacrol, 1-8-cineole, p-cymene, ethylsalicylate, eugenol, limonene, myrcene,  and -pinenes, -selenene, -terpinene, terpinen-4-ol, thymol, verbenone (essential oil), apigenin, chrysoeriol, 5,4-dihydroxy-6,7- dimethoxy-flavone (cirsimaritin), eriodictyol, 6-methoxy-genkawanin, luteolin, quercetin, salvigenin, taxifolin, oxaloacetic acid, crategolic, euscaphic, 2-3- dihydro-olean-12-en-28-oic, pomolic, oleanolic, tormentic, 2,3,19,23- tetrahydroxyurs-12-en-28-oic, ursolic acid, -sitosterol--D-glucoside (Roshan et al., 2010).

Công dụng

Húng chanh được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen, đấp lên vết cắn của rết và bọ cạp cắn (Đỗ Tất Lợi, 2014). Ngoài ra, húng chanh còn có tính kháng sinh (Võ Văn Chi, 1998).

31

2.6.2 Kinh giới

Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Hoa môi (Lamiales).

Họ (familia): Hoa môi (Lamiaceae).

Chi (genus): Elsholtzia.

Loài (species): Elsholtzia ciliata

(Thunb.) Hyl. (Hình 2.22).

Hình 2.22: Cây kinh giới Mô tả cây: Kinh giới là cây thuộc thân thảo, cao 0,3-0,45 cm, thân nhẳn, mọc thẳng đứng. Lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, dài 5-8 cm, rộng 3 cm, mép có răng cưa, cuống gầy dài 2-3 cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành. Quả gồm 4 hạch nhỏ, nhẳn, dài 0,5 cm. (Đỗ Tất Lợi, 2014).

Thành phần hóa học

Các hợp chất chủ yếu trong cây kinh giới bao gồm: acid caffeic, luteolin;

stearyl ferulate, daucosterol, kumatakenin, catechin, elsholtzia ketone; 9,12,15- octadecatrienoic acidethyl ester; acid 9,12-octadecadienoic, tetratriacontane và octacosane . Trong đó, acid caffeic đã được chứng minh có tác dụng ức chế enzyme XO (Chiang et al., 1994; Zheng and Hu, 2006; Ma et al., 2017;

Pudziuvelyte et al., 2020).

Công dụng: Kinh giới được dùng để chữa bệnh nhức đầu, sổ mũi, đau nhức các khớp xương, xuất huyết, mẫn ngứa ngoài da do dị ứng, viêm mũi dị ứng (Võ Văn Chi, 1998).

2.6.3 Cây râu mèo Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Hoa môi (Lamiales).

Họ (familia): Hoa môi (Bạc hà, Lamiaceae).

Chi (genus): Orthosiphon

Loài (species): Orthosiphon stamineus Benth.

(Hình 2.23).

Hình 2.23: Cây râu mèo Mô tả cây

Cây râu mèo là loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,3 đến 1 m. Thân cây có cạnh vuông, mang nhiều cành. Cây râu mèo có lá mọc đối, cặp lá trước mọc

32

thành chữ thập đối với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn, chừng 2-5 mm. Cụm hoa tận cùng thẳng, mọc thành chùm, màu hoa lúc non thì trắng, sau ngả màu xanh tím. Hoa nở suốt mùa hè (Đỗ Tất Lợi, 2014).

Thành phần hóa học

Một số hợp chất đã được phân lập và xác định từ cây râu mèo như:

protocatechuic acid, p-hydroxybenzoic acid, caffeic acid và methyl 3,4- dihydroxycinnamate, 3ʹ-hydroxy-3,5,7,4ʹ-tetramethoxyflavone, 5,7,3ʹ,4ʹ- tetramethoxyflavone, 5,7,4ʹ-trimethoxyflavone (Nguyễn Phi Hùng và ctv., 2017;

Hoàng Đức Thuận và ctv., 2017)

Tác dụng dược lý: Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Ngoài ra, cây râu mèo còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật (Đỗ Tất Lợi, 2014).

Công dụng và liều dùng:

Cây râu mèo được dùng làm thuốc thông tiểu tiện dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sốt ban, cúm, tê thấp, phù.

Liều dùng 5-6 g pha với nửa lít nước. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15-30 phút. Uống nóng.

Thường uống luôn 8 ngày, lại nghỉ 2 đến 4 ngày. Có thể dùng cao lỏng 2-5g (Đỗ Tất Lợi, 2014).

2.6.4 Cây sương sáo Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Hoa môi (Lamiales).

Họ (familia): Bạc hà (Lamiaceae).

Chi (genus): Cỏ thạch (Mesona).

Loài (species): Mesona chinensis Benth. (Hình 2.24).

Hình 2.24: cây sương sáo Mô tả cây: Cây sương sáo là loại cây nhỏ cao 40-60 cm, lá mọc đối, hai mặt lá đều có lông, mép lá có răng cưa, dài 2-4 cm. Hoa sương sáo có màu hồng nhạt, quả có hình trứng (Đỗ Tất Lợi, 2014).

Thành phần hóa học: Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của cây sương sáo, sơ bộ thấy có chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, 2014).

33

Công dụng và liều dùng: Cây sương sáo được sử dụng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyết áp cao, đái đường. Ngày dùng 15-20 g dưới dạng thuốc sắc (Đỗ Tất Lợi, 2014).

2.6.5 Dền gai

Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ (familia): Dền (Amaranthaceae) Chi (genus): Dền (Amaranthus)

Loài (species): Amaranthus spinosus L. (Hình 2.25).

Hình 2.25: Cây dền gai Mô tả cây: Dền gai là cây thân cỏ, cao 40-100 cm, không lông, nhiều nhánh. Phiến lá thon, mặt dưới xanh lợt; cuống có 2 gai dài 3-15 mm ở nơi gắn vào thân. Hoa dền gai có gié ở ngọn với hoa đực ở trên, hoa cái nằm ở nách lá.

Hoa cái có lá hoa như gai, cao 7-8 mm; hột hình thấu kính, đen (Phạm Hoàng Hộ, 1999).

Thành phần hóa học:

Rễ cây dền gai chứa spinasterol. Toàn cây chứa sterol. Phần trên mặt đất chứa rutin, hydroxycinnamates, quercetin và kaempferol glycoside (Stintzing et al., 2004; Viện Dược liệu, 2016).

Công dụng: Dền gai được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, mụn nhọt, thận hư, lậu, lỵ, giải nhiệt, giảm đau, lợi tiểu, điều kinh (Viện Dược liệu, 2016).

2.6.6 Nở ngày

Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ (familia): Dền (Amaranthaceae) Chi (genus): Nở ngày (Gomphrena)

Loài (species): Gomphrena globosa L. (Hình 2.26).

Hình 2.26: Cây nở ngày

34

Mô tả cây: Nở ngày là loại cây cây mọc hàng năm, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 50 cm, thân và lá đều có lông mềm, nhỏ. Thân cây nở ngày hình trụ, trên có phân nhánh, cành hơi hình vuông. Thân và cành phân thành nhiều đốt, đầu mỗi đốt hơi phình to, có màu tím hồng. Lá cây nở ngày thuộc loại lá đơn, mọc đối, cuống lá ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5-10 cm, rộng 2-5 cm, đầu lá nhọn hay hơi tù. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt hay hồng sẫm hoặc trắng, đường kính của cụm hoa chừng 1,5-2 cm (Đỗ Tất Lợi, 2014).

Thành phần hóa học:

Trong cụm hoa nở ngày, người ta chiết được các loại betaxyanin trong đó có gomphrenin I, gomphrenin II, gomphrenin III, gomphrenin V và gomphrenin VI. Ngoài ra, trong hoa Cúc bách nhật còn có carbohydrate, tannin, saponin, flavonoid, quinone, glycoside, terpenoid, phenol, coumarin, steroid and phytosteroid và quercetin (Đỗ Tất Lợi, 2014; Arthi and Prasanna, 2016).

Công dụng:

Chữa hen suyễn, bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt hóa mê sảng (Đỗ Tất Lợi, 2014).

2.6.7 Nở ngày đất Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ (familia): Dền (Amaranthaceae) Chi (genus): Nở ngày (Gomphrena)

Loài (species): Gomphrena celosiodes Mart.

(Hình 2.27).

Hình 2.27: Cây nở ngày đất Mô tả cây: Nở ngày đất là cỏ đa niên có thân bò, nhiều nhánh, rễ to; thân có rãnh sâu, trên thân có lông màu trắng. Lá không cuống đầy lông màu trắng nằm ở mặt dưới. Gié hoa hình trụ rộng 1 cm, cao 2-4 cm; tiền diệp cao 5-6 mm;

hoa trắng; phiến hoa 5 có lông tơ ở lưng; tiểu nhụy 5, chỉ nhị dính nhau thành ống dài. Mỗi quả có 1 hạt màu nâu, to 1,5 mm.

Nở ngày đất là loại cỏ dại có nguồn gốc Nam Mỹ. Ở nước ta nở ngày đất mọc nhiều ở các dựa lộ đất khô ở Sài Gòn, Thủ Đức (Phạm Hoàng Hộ, 1999).

Thành phần hóa học

Thành phần các chất đường, tinh bột, lipid, protein và phenol trong rễ, thân, lá cây nở ngày đất được thể hiện trong Bảng 2.6.

35

Bảng 2.6: Thành phần trong cây nở ngày đất (Sharma et al., 2011)

Bộ phận Đường (mg/g

cây trọng lượng khô)

Rễ Thân Lá

Những nghiên cứu bước đầu về dược tính học của nở ngày đất cũng đã phân lập được một số hoạt chất như saponin, steroid, đường không khử, acid amin trong cả cây, betacyanin trong đỉnh sinh trưởng, ketose trong thân và rễ, flavone, flavonoid trong lá và đỉnh sinh trưởng (Onocha, 2005).

Công dụng: Một số công trình nghiên cứu ở Ấn Độ chứng minh cây nở ngày đất có tác dụng kháng khuẩn trên 3 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Pseudomonas aeroginosa Staphylococcus aureus (so sánh với Amoxylline) (Sharma et al., 2011). Các dịch chiết từ lá, hoa, thân và rễ của cây nở ngày đất đã được phân lập và thử nghiệm, kết quả đều cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh và đây cũng là tiền đề cho các hướng nghiên cứu mới của các viện bào chế hy vọng tìm ra những loại thuốc có tác dụng kháng sinh thảo dược có ích cho con người đồng thời cũng hạn chế bớt các tác dụng phụ của hóa chất tổng hợp.

Souleymane et al. (2014) cũng đã chứng minh được các tác dụng chống oxy hoá của cây nở ngày đất.

Trong dân gian, cây nở ngày đất được sử dụng nhiều để làm thuốc trị bệnh tiểu đường, gout.

2.6.8 Cỏ xước

Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ (familia): Dền (Amaranthaceae) Chi (genus): Ngưu tất (Achyranthes)

Loài (species): Achyranthes aspera L. (Hình 2.28).

Hình 2.28: Cây cỏ xước

36

Mô tả cây

Cỏ xước là một loại cỏ cứng, cao 1-1,5 m. Lá có phiến xoan ngược, dài 3- 10 cm, chót tròn tà, đáy từ từ hẹp. Gié hoa ở chót nhánh, cao 20-50 cm; hoa sau khi nở thì xụ và thông sát phát hoa, dễ móc; lá đài đỏ; tiểu nhụy thụ xen với 5 phiến rìa trắng. Bế quả vàng, 1 hột hình trụ, láng (Phạm Hoàng Hộ, 1999).

Thành phần hóa học

Cỏ xước chứa 81,9% nước, 3,7% protein, 9,2% glucid, 2,9% chất xơ, 2,3%

tro, 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1% (Viện Dược liệu, 2016).

Hợp chất saponin trong cây cỏ xước có thành phần là aglycon và acid oleanolic. Các chất này có tác dụng chống viêm (Võ Duy Huấn, 1999). Một số hợp chất khác cũng đã được phân lập từ cỏ xước như: n-hexacos-14- enoic acid;

trans-13-docasenoic acid, strigmasta-5, 22-dien-3-ol; triacontanol, 17- pentatriacontanol, tetracontanol-2, -sitosteron, spinasterol, penta-triaontane, p- benzoquinone, hydroquinone, spathulenol, nerol, asarone, eugenol, saponin, dodecanoic acid, stigmasterol, α-Dglucopyranosyl-(1→2)-β-D-fructofuranoside và quercetin (Tôn Nữ Liên Hương et al., 2012; Srivastava, 2014). Trong nghiên cứu khác, quercetin đã được chứng minh có tác dụng ức enzyme XO (Nagao et al., 1999; Selloum et al., 2001).

Công dụng: Cỏ xước được dùng để điều trị lợi tiểu, tê thấp, chống co giật, sốt, sốt rét, cảm mạo, sổ mũi, lỵ, viêm màng tai, viêm khớp, viêm thận phù thũng, đái rắt, đái buốt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều (Viện Dược liệu, 2016).

Một phần của tài liệu Sàng lọc các thảo dược có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase để giảm sự tạo thành acid uric (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w