Ảnh hưởng của cao chiết ethanol cỏ xước lên nồng độ acid uric

Một phần của tài liệu Sàng lọc các thảo dược có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase để giảm sự tạo thành acid uric (Trang 110 - 113)

4.4 Đánh giá ảnh hưởng của cao chiết ethanol cỏ xước lên nồng độ acid uric

4.4.2 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol cỏ xước lên nồng độ acid uric

Mô hình thí nghiệm được thực hiện theo hướng dự phòng, cho chuột uống thuốc hoặc cao chiết trước khi gây bệnh cho chuột. Mô hình gây tăng cấp acid uric trên chuột thí nghiệm bằng kali oxonate được các nhà nghiên cứu sử dụng rất phổ biến để đánh giá tác dụng hạ acid uric của thuốc. Nguyên nhân do mô hình thực hiện đơn giản, mức tăng acid uric trong máu động vật hợp lí, thí nghiệm tiến hành trong thời gian ngắn, kết quả thu được cho phép kết luận định tính chất thử có hay không có tác dụng hạ acid uric trong máu trên cơ thể sống, khá phù hợp trong các nghiên cứu sàng lọc ban đầu. Hơn nữa, mô hình tiến hành trong thời gian ngắn nên hạn chế được các sai số do tác nhân khách quan gây ra, giảm thiểu chi phí hóa chất cũng như chăm sóc động vật. Bên cạnh đó, các thông số theo dõi ít và tương đối đơn giản, giúp hạn chế tối đa các sai sót và nhầm lẫn gặp phải trong quá trình đánh giá (Nguyễn Thùy Dương và ctv., 2011a-c).

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của cao chiết ethanol cỏ xước lên nồng độ acid uric trong máu chuột bị gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonate được trình bày trong Bảng 4.14. Chỉ số nồng độ acid uric trong máu chuột trong thí nghiệm trong bảng 4.13 và 4.14 phù hợp với một số nghiên cứu khác (Nguyễn Thùy Dương và ctv., 2011a; Naz et al., 2021).

86

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của cao chiết ethanol cỏ xước lên nồng độ acid uric trong máu chuột bị gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonate

Nghiệm thức Chuột bình thường uống nước

Chuột bình thường uống CMC_Na 0,5%

Chuột bệnh tăng acid uric Chuột bệnh uống AP 10 mg/kg

Chuột bệnh uống cao chiết cỏ xước 150 mg/kg Chuột bệnh uống cao chiết cỏ xước 300 mg/kg Chuột bệnh uống cao chiết cỏ xước 450 mg/kg P

CV (%)

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê SD (standard deviation): độ lệch chuẩn

P: xác xuất không xảy ra bộ số liệu khi làm thí nghiệm. Thí nghiệm được chấp nhận khi P ≤ 0,05;

*: P nằm trong khoảng 0,01-0,05; **: P<0,01

CV: Độ dao động của số liệu. Chỉ số CV càng nhỏ thì độ tin cậy càng cao.

Kết quả cho thấy, nghiệm thức chuột bệnh tăng acid uric có nồng độ acid uric trong máu cao hơn hẳn các nghiệm thức khác do không có yếu tố ức chế enzyme XO trong nghiệm thức này. Đồng thời, các chuột ở nghiệm thức này được tiêm kali oxonate, đây là chất ức chế enzyme uricase làm cho acid uric không đào thải ra được.

Chuột uống AP với liều 10 mg/kg có tác dụng làm hạ acid uric trong máu chuột bệnh tăng acid uric xuống thấp hơn nồng độ acid uric chuột bình thường.

Chuột bệnh uống cao chiết cỏ xước 150 mg/kg có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu chuột bệnh tăng acid uric. Mức nồng độ acid uric ở nghiệm thức này vẫn còn cao hơn so với nồng độ acid uric trong máu chuột bình thường.

Hai nghiệm thức chuột bệnh uống cao chiết cỏ xước 300 mg/kg và chuột bệnh uống cao chiết cỏ xước 450 mg/kg có tác dụng làm hạ acid uric trong máu chuột bệnh tăng acid uric. Nồng độ acid uric trong máu chuột của 2 nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nồng độ acid uric chuột bình thường.

Vì vậy, nồng độ cao ethanol cỏ xước 300 mg/kg được khuyến cáo sử dụng để làm giảm nồng độ acid uric trong máu chuột bệnh tăng acid uric. Các nghiên cứu

87

về tác dụng hạ acid uric trong máu chuột thực nghiệm của một số flavonoid và của cao chiết cây hy thiêm cũng cho kết quả tương tự. Quercetin, morin, puerarin với liều 50 mg/kg; cao chiết cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.) với các liều 300; 600; 1200 mg/kg có tác dụng hạ acid uric trong máu khá tốt trên chuột nhắt trắng gây tăng acid uric bằng kali oxonate nhưng không thể hiện tác dụng này trên chuột bình thường (Mo et al., 2007; Nguyễn Thùy Dương và ctv., 2011a) .

Allopurinol là thuốc có tác dụng hạ acid uric khá mạnh, được lựa chọn hàng đầu để hạ acid uric trên bệnh nhân gout. Cơ chế tác dụng của thuốc đã được chứng minh là ức chế enzyme XO, làm giảm mạnh nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu. Các nghiên cứu đã cho thấy, AP có tác dụng hạ acid uric trên cả chuột bình thường và chuột gây tăng acid uric bằng kali oxonate (Kong et al., 2000; Mo et al., 2007). Vì vậy, AP thể hiện tác dụng hạ acid trên chuột bình thường trong thực nghiệm này của luận án là hoàn toàn có thể lý giải được. Vấn đề làm giảm acid uric quá mức bình thường ở chuột bệnh và chuột bình thường của thuốc AP sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chuột. Qua nghiên cứu cho thấy cao ethanol cỏ xước có ưu điểm và triển vọng trong việc phòng trị tăng acid uric trong máu. Có lẽ vì thế mà hiện nay người ta rất quan tâm việc phòng trị bệnh bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược.

88

Một phần của tài liệu Sàng lọc các thảo dược có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase để giảm sự tạo thành acid uric (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w