Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu nhân giống in vitro Xáo tam phân

Một phần của tài liệu Xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân giống bảo tồn loài xáo tam phân (paramignya trimera) (Trang 125 - 128)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6. Nhân giống in vitro Xáo tam phân

3.6.1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu nhân giống in vitro Xáo tam phân

3.6.1.1. Ảnh hưởng của dung dịch nano bạc tới khả năng khử trùng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

Để tạo vật liệu khởi đầu, nghiên cứu sử dụng đoạn thân và quả P.trimera chín vàng để làm vật liệu vào mẫu. Trong nghiên cứu này, dung dịch nano bạc được sử dụng để đánh giá khả năng khử khuẩn tạo mẫu sạch cây Xáo tam phân. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch nano bạc có khả năng ức chế sự phát triển của nấm khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của mẫu nghiên cứu [99, 100]. Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.7) cho thấy, sử dụng dung dịch nano bạc ở nồng độ 200 ppm trong 60 phút cho tỷ lệ mẫu sống sạch bệnh cao nhất 61,63 ± 7,13% đối với vật liệu vào mẫu là đoạn thân và 90,82 ± 6,11% đối với vật liệu vào mẫu là quả Xáo tam phân.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của dung dịch nano bạc tới khả năng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

Nồng độ nano bạc

(ppm)

Đoạn thân Quả Xáo tam phân

Tỷ lệ mẫu sống, sạch

(%)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%)

Tỷ lệ mẫu sống, sạch

(%)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%)

0 (ĐC) 0a 100e 0a 0a 100d 0a

100 53,13 ± 6,21b 43,65 ± 5,05d 3,22 ± 0,42b 87,94 ± 3,65b 12,06 ± 1,02c 0a 200 61,63 ± 7,13c 30,00 ± 4,86c 8,37 ± 1,24c 90,82 ± 6,11d 6,06 ± 0,16b 3,12 ± 1,02b 300 60,05 ± 7,28c 23,28 ± 5,13b 16,67 ± 1,51d 89,69 ± 5,13c 4,00 ± 2,22b 6,31 ± 0,4c 400 55,08 ± 4,28b 18,06 ± 1,26a 26,86 ± 1,42e 85,44 ± 6,28b 0a 14,56 ± 0,08d

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đáng kể của dung dịch nano bạc (Bảng 3.7). Khi nồng độ nano bạc tăng từ 200 ppm lên 300, 400 ppm thì tỉ lệ mẫu sống, sạch bệnh giảm do tỷ lệ mẫu chết tăng ở tất cả các mẫu nghiên cứu (Bảng 3.7). Khi so sánh kết quả vào mẫu của hai loại vật liệu vào mẫu là

đoạn thân mang mắt ngủ và quả Xáo tam phân, kết quả cho thấy, đối với quả Xáo tam phân do hạt được bọc trong quả nên tỷ lệ mẫu sạch cao hơn, thấp nhất 85,44 ± 6,28% đến 90,82 ± 6,11%. (Bảng 3.7, Hình 3.28).

A B

Hình 3.28. Hình ảnh mẫu Xáo tam phân sau khử trùng A. Đoạn thân bánh tẻ; B. Quả Xáo tam phân chín

3.6.1.2. Ảnh hưởng của dung dịch Johnson tới khả năng khử trùng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

Dung dịch Johnson được biết đến là chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của nấm, khuẩn trong nuôi cấy mô thực vật. Trong nghiên cứu này, dung dịch Johnson ở nồng độ 2,5% được sử dụng để khử trùng tạo mẫu sạch Xáo tam phân.

Thí nghiệm được thực hiện trong các khoảng thời gian từ 0 đến 20 phút. Môi trường MS được sử dụng làm môi trường nền để vào mẫu sau khử trùng (Bảng 3.8)

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của dung dịch Johnson tới khả năng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

Thời gian xử lý (phút)

Đoạn thân bánh tẻ Quả Xáo tam phân

Tỷ lệ mẫu sống, sạch

(%)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%)

Tỷ lệ mẫu sống, sạch

(%)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%)

0 (ĐC) 0a 100e 0a 0a 100e 0a

5 13,81 ± 4,17c 72,41± 7,53d 13,78 ± 3,19b 43,88 ± 3,63b 56,12 ± 4,32d 0a 10 15,56 ± 3,73d 67,42 ± 7,15c 17,02 ± 4,34c 51,77 ± 4,22c 31,21 ± 2,26c 17,02 ± 4,34b 15 13,27 ± 4,57c 60,17 ± 7,46b 29,56 ± 6,09d 58,33 ± 5,62d 12,11 ± 1,21b 29,56 ± 6,09c 20 11,33 ± 4,24b 48,65 ± 4,15a 40,02 ± 6,15e 59,98 ± 6,26d 0a 40,02 ± 6,15d

Kết quả khử trùng sau 2 tuần (Bảng 3.8) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ mẫu sạch, tỷ lệ mẫu nhiễm và tỷ lệ mẫu chết giữa hai loại vật liệu là đoạn thân

và quả chín. Kết quả khử trùng cho thấy, mẫu vào từ quả có ưu thế hơn hẳn so với mẫu từ đoạn thân. Xét trong cùng thời gian xử lý bằng dung dịch Johnson 2,5% là 10 phút thì tỷ lệ mẫu sạch ở đoạn thân đạt 15,56 ± 3,73% trong khi ở quả là 51,77 ± 4,22%. Tuy nhiên, ở vật liệu vào mẫu là đoạn thân, khi tăng thời gian khử trùng lên 5 đến 20 phút dẫn đến tỷ lệ nhiễm giảm từ 72,41 ± 7,53% đến 48,65 ± 4,15% nhưng tỷ lệ chết tăng lên từ 13,78 ± 3,19% đến 40,02 ± 6,15%. Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả khử trùng cao khi sử dụng vật liệu vào mẫu là quả, cao hơn so với mẫu đoạn thân bánh tẻ (Bảng 3.8).

3.6.1.3. Ảnh hưởng sự kết hợp của dung dịch Johnson và dung dịch nano bạc tới khả năng khử trùng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

Để tối ưu hiệu suất khử trùng tạo mẫu sạch và cải thiện tỷ lệ tạo mẫu sạch với vật liệu đoạn thân và mẫu quả Xáo tam phân. Nghiên cứu kết hợp hai hóa chất khử trùng (dung dịch johnson và nano bạc) nhằm ức chế sự xuất hiện của vi khuẩn và nấm trong nuôi cấy mô thực vật. Các mẫu nghiên cứu được xử lý bằng dung dịch nano bạc ở nồng độ 200 ppm trong 60 phút, johnson 2,5% trong các khoảng thời gian khác nhau (0 - 20 phút). Kết quả nghiên cứu sau 2 tuần được thể hiện ở Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng sự kết hợp của dung dịch Johnson và nano bạc tới khả năng khử trùng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

Công thức thí nghiệm

Đoạn thân bánh tẻ Quả Xáo tam phân Tỷ lệ mẫu

sống, sạch (%)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%)

Tỷ lệ mẫu sống, sạch (%)

Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%) Nano bạc

(ppm)

Johnson 2,5% (phút)

200 (ĐC) 0 61,63 ±

7,13b

30,00 ± 4,86d

8,37 ± 1,24a

90,82 ± 6,11c

6,06 ± 0,16c

3,12 ± 1,02a

200 5 62,80 ±

6,22b

26,53 ± 3,66c

10,67 ± 1,52a

92,79 ± 4,66d

1,21 ± 0,55b

6,00 ± 0,66b

200 10 72,46 ±

8,11d

2,20 ± 0,11b

25,34 ± 2,35b

88,38 ± 6,66b

2,11 ± 0,06c

9,51 ± 1,09c

200 15 65,03 ±

7,65c

2,56 ± 1,68b

32,41 ± 2,88c

87,98 ±

6,68b 0a 12,02 ± 1,15d

200 20 47,55 ±

5,25a

1,43 ± 0,24a

51,02 ± 4,24d

82,00 ±

8,66a 0a 18,00 ± 1,62e

Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.9) cho thấy, tỷ lệ mẫu sống sạch bệnh cao nhất là 72,46 ± 8,11% (đoạn thân) và 92,79 ± 4,66% (quả) khi kết hợp 200 ppm nano bạc trong 60 phút, johnson 2,5% trong 10 phút (đoạn thân) và 200 ppm nano bạc trong

60 phút, johnson 2,5% trong 5 phút (quả) và tỷ lệ mẫu nhiễm giảm xuống thấp nhất 1,43 ± 0,24% trong 20 phút ở đoạn thân và 0% trong 15 phút ở quả (Bảng 3.9). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương tác tích cực khi sử dụng phối hợp hai loại chất khử trùng, góp phần tối ưu hiệu quả khử trùng vào mẫu cây Xáo tam phân, các mẫu sau khử trùng có sức sống khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt (Hình 3.29).

A B C

D E

Hình 3.29. Kết quả khử trùng bằng dung dịch nano bạc và Johnson 2,5% tới khả năng tạo mẫu sạch Xáo tam phân

A: Quả Xáo tam phân tại vườn xã Ninh Vân, Khánh Hòa; B: Quả sau khử trùng được tách vỏ; C: Hạt sau khử trùng 2 tuần; D: Đoạn thân trước khử trùng; E: Đoạn thân sau khử

trùng 2 tuần

Một phần của tài liệu Xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân giống bảo tồn loài xáo tam phân (paramignya trimera) (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)