Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ
3.3.2. Kỹ thuật nhân giống bằng hom
3.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích đến tỷ lệ hom sống
Đánh giá tỷ lệ sống theo thời gian với 20 ngày/lần thu thập dữ liệu. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau khi giâm hom 15 ngày đã thấy xuất hiện một số hom chết, tuy nhiên tỷ lệ chết không nhiều. Thời gian theo dõi càng tăng lên thì tỷ lệ hom chết càng tăng. Số liệu trong bảng 3.24 cho thấy, khi xử lý hom với các chất kích thích có nồng độ khác nhau (300 – 1500 ppm) có sự sai khác về tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm theo từng giai đoạn. Phân tích phương sai một nhân tố cũng cho thấy kết quả tỷ lệ sống ở tất cả các đợt theo dõi đều có Ftính > Fcrit, điều này chứng tỏ nồng độ khác nhau của chất kích thích có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của hom.
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích đến tỷ lệ hom sống
CTTN Tỷ lệ hom sống sau các ngày thí nghiệm (%) 15 ngày 35 ngày 55 ngày 75 ngày
ĐC 94,51 74,26 60,02 49,67
CT1IBA300 95,54 86,38 81,23 73,09
CT2IBA500 96,54 83,35 80,15 74,91
CT3IBA700 95,53 86,38 82,19 77,06
CT4IBA1000 97,57 83,35 74,20 70,54
CT5IBA1500 94,54 80,32 74,14 68,51
CT6NAA300 93,54 83,35 72,15 66,97
CT7NAA500 92,57 83,35 73,18 67,03
CT8NAA700 94,57 83,35 73,15 69,67
CT9NAA1000 95,57 86,38 74,16 71,48
CT10NAA1500 93,27 82,83 71,73 63,67
Dùng IBA với các nồng độ khác nhau để xử lý hom, sau 75 ngày theo dõi cho tỷ lệ hom sống đều cao hơn so với NAA có các nồng độ tương ứng. Ở công thức CT3IBA700 dùng IBA 700 ppm cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 77,06%
gấp 1,55 lần so với đối chứng (49,67%). Tỷ lệ sống thấp nhất ở công thức CT5IBA1500 đạt 68,51%.
Xử lý hom với NAA có nồng độ khác nhau, sau 75 ngày thí nghiệm cho thấy với công thức CT9NAA1000 dùng NAA 1.000 ppm đã cho tỷ lệ hom sống cao nhất đạt 71,48% gấp 1,44 lần so với đối chứng, thấp nhất là công thức CT10NAA1500 đạt tỷ lệ sống 63,67%.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích đến khả năng ra chồi Thời vụ giâm hom vào mùa xuân, điều kiện thời tiết tại Xuân Mai có nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm trung bình 87%, cường độ ánh sáng trung bình 2500 lux, với điều kiện trên, tương đối phù hợp với việc giâm hom Gõ đỏ, do vậy, chỉ sau 15 ngày đã bắt đầu thấy xuất hiện của chồi tái sinh, nhưng số chồi trung bình
còn thấp, thời gian theo dõi dài hơn thì số chồi trung bình/hom tăng lên đáng kể.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích đến khả năng ra chồi
CTTN
Khả năng tái sinh chồi của hom sau 75 ngày thí nghiệm
15 ngày 35 ngày 55 ngày 75 ngày
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/hom
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/hom
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/ho
m
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/hom ĐC 29,52 0,37 43,60 0,77 49,68 0,78 50,33 1,20
CT1IBA300 50,73 0,58 63,76 0,89 68,83 0,92 70,00 1,63
CT2IBA500 44,67 0,54 61,74 0,88 71,87 1,04 72,67 1,76
CT3IBA700 53,76 0,63 67,80 0,92 73,88 1,07 73,67 1,83
CTTN
Khả năng tái sinh chồi của hom sau 75 ngày thí nghiệm
15 ngày 35 ngày 55 ngày 75 ngày
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/hom
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/hom
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/ho
m
Tỷ lệ ra chồi (%)
Số chồi TB/hom
CT4IBA1000 50,73 0,53 61,75 0,86 67,33 0,92 69,00 1,75
CT5IBA1500 41,64 0,43 59,74 0,82 65,00 0,89 67,00 1,71
CT6NAA300 38,61 0,40 54,68 0,78 61,80 0,84 64,67 1,66
CT7NAA500 41,64 0,43 55,69 0,81 62,33 0,88 64,70 1,72
CT8NAA700 42,33 0,38 57,71 0,80 62,82 0,88 66,73 1,73
CT9NAA1000 42,64 0,52 56,70 0,83 64,83 0,92 69,18 1,75
CT10NAA1500 38,67 0,38 52,67 0,77 57,33 0,89 62,33 1,65
Sau 75 ngày thí nghiệm, tỷ lệ hom ra chồi tương đối cao ở tất cả các công thức thí nghiêm, đạt trên 50% ở công thức đối chứng. Hom xử lý bằng IBA ở các nồng độ khác nhau đều đạt tỷ lệ ra chồi vượt trội so với NAA, trong đó công thức CT3IBA700 xử lý hom bằng IBA 700 ppm đạt 73,67% hom ra chồi;
trong khi công thức CT9 xử lý hom bằng NAA 1.000 ppm cho tỷ lệ tạo chồi cao nhất đạt 69,18%. Tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất gấp 1,46 lần so với đối chứng. Mặc dù vậy, số chồi trung bình/hom đều thấp, cao nhất ở công thức CT3IBA700 cũng chỉ đạt 1,83 chồi/hom, thấp nhất ở công thức đối chứng đạt trung bình 1,2 chồi/hom. Phân tích phương sai một nhân tố cũng cho thấy kết quả tỷ lệ hom ra chồi ở tất cả các đợt theo dõi đều có Ftính > Fcrit, điều này chứng tỏ nồng độ khác nhau của chất kích thích có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra chồi.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích đến khả năng ra rễ
Sau 75 ngày thí nghiệm, tiến hành kiểm tra, đo, đếm bộ rễ của hom cho thấy, ở phần lớn các công thức thí nghiệm đã ra rễ cấp 2, số lượng rễ trên hom nhiều nên chỉ đếm rễ cấp 1. Số liệu thu thập được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích đến khả năng ra rễ CT TN Khả năng ra rễ của hom sau 75 ngày
Tỷ lệ (%) Số rễ TB/cây Chiều dài rễ (cm) Chỉ số ra rễ
ĐC 49,33 2,54 2,18 5,54
CT1IBA300 65,67 3,37 2,38 8,02
CT2IBA500 68,33 3,43 2,48 8,51
CT3IBA700 70,63 3,56 2,53 9,01
CT4IBA1000 67,33 3,46 2,38 8,23
CT5IBA1500 65,67 3,33 2,33 7,76
CT6NAA300 63,33 3,25 2,25 7,31
CT7NAA500 64,71 3,37 2,28 7,68
CT8NAA700 66,00 3,44 2,38 8,19
CT9NAA1000 68,67 3,52 2,42 8,52
CT10NAA1500 61,33 3,45 2,39 8,25
Kết quả ở bảng 3.26 trên cho thấy , tỷ lệ ra rễ của các công thức thí nghiệm đạt 49,33 - 70,63%, có sự khác nhau đáng kể giữa các công thức. Tỷ lệ ra rễ của công thức đối chứng đạt mức trung bình (49,33%), số rễ trung bình trên hom và chiều dài rễ trung bình cũng có sai khác đáng kể. Công thức CT3IBA700
sử dụng IBA 700 ppm cho kết quả cao nhất, đạt tỷ lệ 70,63% hom ra rễ, số rễ trung bình đạt 3,56 rễ/cây, chiều dài trung bình cao nhất đạt 2,53 cm, chỉ số ra rễ cao nhất đạt 9,01. Đối với NAA 1.000 ppm (CT9NAA1000) cũng cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất đạt 68,67%, chỉ số ra rễ 8,52.
Phân tích phương sai một nhân tố đối với các chỉ tiêu là tỷ lệ hom ra rễ, số rễ trung bình sau 75 ngày thí nghiệm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có Ftính >
Fcrit, điều này chứng tỏ nồng độ khác nhau của chất kích thích có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ, số rễ của hom. Đối với chỉ tiêu chiều dài rễ có Ftính = 1,9481
< Fcrit = 2,2967, như vậy nồng độ chất kích thích không ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài rễ.
3.3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian xử lý với chất kích thích đến đến hiệu quả giâm hom
Kế thừa các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích đến tỷ lệ sống ở trên, các thí nghiệm tiếp theo để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom chỉ sử dụng IBA và kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.27.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chất kích thích đến hiệu quả giâm hom
CT TN
Sự hình thành cây hom Gõ đỏ sau 60 ngày Tỷ lệ
hom sống (%)
Tỷ lệ hom ra rễ
(%)
Số rễ TB/cây
Chiều dài TB/rễ (cm)
Chỉ số ra rễ
CT6IBA 500 -10phút 76,67 75,33 3,25 2,02 6,57
CT7IBA 500 -20phút 74,00 71,67 3,11 1,97 6,13
CT8IBA 500 -30phút 71,81 69,00 3,05 1,87 5,70
CT9IBA 700 -10phút 73,47 70,67 3,23 1,92 6,20
CT10IBA 700 -20phút 70,33 68,74 3,14 1,87 5,87
CT11IBA 700 -30phút 68,89 65,33 2,93 1,77 5,19
CT12IBA 1000 -10phút 71,14 67,33 3,11 1,87 5,82
CT13IBA 1000 -20phút 69,33 64,00 2,96 1,87 5,54
CT14IBA 1000 -30phút 65,67 61,00 3,05 1,77 5,40
Kết quả cho thấy, tỷ lệ hom sống sau 60 ngày thí nghiệm ở hầu hết các công thức đã có sự sai khác tỷ lệ sống. Ở công thức thí nghiệm CT6IBA 500 - 10phút đạt giá trị cao nhất là 76,67%, tỷ lệ sống thấp hơn cả là ở công thức CT14IBA 1000 -30phút đạt 65,67%. Sự sai khác này cũng có thể lý giải rằng, nồng
độ chất kích thích cao kết hợp xử lý thời gian dài có thể làm giảm tỷ lệ sống, có nghĩa là tỷ lệ sống của hom tỷ lệ nghịch với nồng độ và thời gian xử lý (Đặng Văn Hà, 2016).
Tỷ lệ hom ra rễ, số rễ trung bình/cây, chiều dài rễ trung bình cũng tương đối cao và có sự biến động rõ rệt giữa các công thức. Tỷ lệ hom ra rễ đạt giá trị từ 61% đến 75,33%, tỷ lệ cao nhất thể hiện ở công thức CT6IBA 500 -10phút, tương tự như vậy các chỉ tiêu về số rễ trung bình/cây và chiều dài trung bình của rễ cũng có giá trị cao nhất ở công thức này lần lượt là 3,25 rễ/cây, 2,02 cm/rễ, chỉ số ra rễ là 6,57. Như vậy, tỷ lệ ra rễ của hom, số rễ trung bình/cây, chiều dài trung bình của rễ và chỉ số ra rễ cũng có tỷ lệ nghịch so với nồng độ và thời gian xử lý chất kích thích thực vật.
Bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố đối với tất cả các chỉ tiêu theo dõi, kết quả cho thấy các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ đều có Ftính > Fcrit và có thể nói rằng nồng độ và thời gian xử lý chất kích thích có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ. Tuy nhiên, chỉ tiêu số rễ trung bình/cây, chiều dài rễ trung bình đều có Ftính < Fcrit, như vậy thời gian xử lý và nồng độ IBA không ảnh hưởng rõ ràng đến hai chỉ tiêu này.
3.3.2.5. Ảnh hưởng của lọai hom đến khả năng sống và ra rễ
Tiến hành cắt cành bánh tẻ Gõ đỏ thành 3 loại hom, chiều dài hom từ 13 - 15 cm, xử lý với chất kích thích là IBA 700 ppm, cắm đứng trong bầu hoặc trên giá thể. Kết quả thí nghiệm giâm hom sau 60 ngày được trình bày ở bảng 3.28
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng sống và ra rễ CTTN Tỷ lệ hom
sống (%)
Tỷ lệ hom ra rễ (%)
Số rễ TB/cây
Chiều dài TB/rễ (cm)
Chỉ số ra rễ
CT15homngọn 77,61 71,33 3,53 1,89 6,67
CT16hom giữa 76,33 68,64 3,25 1,83 5,95
CT17hom gốc 65,33 63,33 2,45 1,77 4,34
Với ba loại hom trên cùng một cành nhưng có thể khác nhau về hình thái, tuổi hom, sinh lý, sức sống v.v. Qua thí nghiệm đã chứng minh được sự
hình thành cây hom Gõ đỏ có sự khác nhau giữa 3 loại hom là tương đối rõ rệt. Các chỉ tiêu đánh giá của công thức thí nghiệm là hom ngọn và hom giữa đều có sự vượt trội so với hom gốc. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất đạt 77,61%, tỷ lệ hom ra rễ 71,33%, số rễ trung bình 3,53 rễ/cây, chỉ số ra rễ đạt 6,67.
(a) (b)
Hình 3.15. Hình ảnh các loại hom Gõ đỏ
Chi chú: a) Hom ngọn; b) Hom gốc 3.3.2.6. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sự hình thành cây hom Gõ đỏ
Thành phần ruột bầu được dùng là cát sạch, trấu hun, đất tầng B, các vật liệu này đều có khả năng thoát nước, giữ ẩm, tơi xốp. Sau 60 ngày thí nghiệm, kiểm tra đánh giá kết quả, số liệu được trình bày tại bảng 3.29.
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến khả năng sống và ra rễ của hom
CTTN Thành phần ruột bầu
Tỷ lệ sống (%)
Tỷ lệ ra rễ (%)
Số rễ TB/hom
Chiều dài TB/rễ (cm)
Chỉ số ra rễ CT18cát 100% cát sạch 71,67 68,33 3,25 2,82 9,17 CT19trấu hun
2 đất + 1 trấu
hun + 1 cát 74,33 72,00 3,47 2,87 9,96
CT20đát B 100% đất 65,33 62,33 3,03 2,74 8,30
Kết quả cho thấy, với 3 công thức thí nghiệm có thành phần giá thể ruột bầu khác nhau cho sự hình thành cây hom Gõ đỏ khác nhau. Trong đó, tỷ lệ sống tốt nhất ở CT19trấu hun đạt 74,33%, tỷ lệ ra rễ đạt 72%, chỉ số ra rễ đạt 9,96. Như vậy, có thể chọn giá thể là hỡn hợp gồm đất, trấu hun và cát (2 :1:1) làm giá thể ruột bầu giâm hom.
Hình 3.16. Hình ảnh cây Gõ đỏ tại các công thức thí nghiệm
Ghi chú: a) Cây Gõ đỏ ở CT3; b) Cây Gõ đỏ ở CT9; c) Cây Gõ đỏ ở CT22; d) Cây Gõ đỏ ở CT đối chứng