XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ô tô (Trang 116 - 121)

4.1 Mục đích xây dựng các bài tập ứng dụng trên mô hình hộp số

- Hộp số cơ khí 3 trục là một trong những hộp số sử dụng phần lớn trên các loại xe ô tô hiện nay phục vụ cho nhu cầu chuyên chở hàng và hành khách. Vì vậy mô hình hộp số cơ khí 3 trục nếu được sử dụng làm giáo cụ trực quan và mô hình phục vụ cho mục đích giảng dạy cho các học phần như: Kết cấu tính toán hộp số sàn động cơ; Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hộp số cơ khí 3 trục trên ô tô;…

- Bên cạnh đó, mô hình hộp số còn được có thể sử dụng giảng dạy cho các mô-đun:

Bảo dưỡng - sửa chữa hộp số trên ô tô; Sửa chữa - bảo trì hệ thống truyền lực trên ô tô; …

- Thông qua mô hình hộp số cơ khí 3 trục trên ô tô, có thể thực hiện các bài tập như sau:

1/ Sang số trên hộp số cơ khí 3 trục

2/ Xác định các trục dẫn động khi tiến hành sửa chữa/bảo dưỡng hộp số 4.2 Các bài tập ứng dụng trên mô hình hộp số ô tô

4.2.1 Sang số cho hộp số cơ khí 3 trục trên ô tô

Mục đích

- Việc sang số cho ô tô là một thao tác cơ bản nhất khi sử dụng ô tô số sàn, tuy nhiên để sang số sao cho đúng nguyên tắc và đảm bảo đúng cơ chế hoạt động của hộp số sàn là điều mà hiện nay rất ít lái xe chú ý đến. Vì vậy ở bài tập này sẽ trình bày cụ thể các bước sang số sao cho đúng và hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động

của hộp số.

Yêu cầu

- Nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số 3 trục.

- Biết được khi nào cần sang số.

- Nắm vững các thao tác sang số để bảo vệ hộp số.

Phương pháp thực hiện

Khi sử dụng hộp số sàn, việc đầu tiên để xe có thể tăng tốc và giảm tốc là phải thông qua việc sang số để đảm bảo có tỷ số truyền phù hợp với động cơ xe và bộ phận truyền động. Phương pháp sang số cơ bản như sau:

Số N: Khi xe dừng

Số N - hay còn gọi là số Mo, thực chất là không vào số đối với hộp số và lúc này xe ở trạng thái tự nhiên. Khi đó các bánh răng của hộp số không ăn khớp với nhau và xe không chuyển động, tức các vòng đồng tốc và thanh chuyển số sẽ ở vị trí chính giữa các bánh răng.

Hình 4.1: Số N đang được gài trên hộp số xe Ford Transit Số 1: Xe bắt đầu chuyển động

Khi xe bắt đầu lăn bánh, tức là phải vào số 1. Các bước như sau:

B1: Đạp hết bàn đạp ly hợp thật dứt khoát và nhanh tại vị trí bên trái ngoài cùng ở dưới chân lái xe.

B2: Kéo tay số về phía bên trái theo phương ngang và đẩy cần số lên trên tương ứng với vị trí số 1.

B3: Thả bàn đạp ly hợp dưới chân một cách từ từ và nhẹ nhàng sau khi đã vào số.

Cùng lúc đó đạp song song bàn đạp ga ở phía chân còn lại phía bên phải ngoài cùng.

Hình 4.2: Vị trí số 1 trên tay số Ford Transit Số 2: Các bước như sau:

B1: Đạp hết bàn đạp ly hợp khi cần sang số 2.

B2: Kéo tay số từ vị trí số 1 thẳng xuống số 2 theo sơ đồ. (Hình 4.2) B3: Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và cùng lúc nhấn chân ga.

Số 3: Các bước như sau:

B1: Đạp hết bàn đạp ly hợp khi cần sang số 3.

B2: Kéo tay số về về vị trí ở giữa và đẩy thẳng lên vị trí số 3 theo sơ đồ. (Hình 4.2) B3: Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và cùng lúc nhấn chân ga.

*Số 4,5,6 và R tương tự như trên. Lưu ý cần phải đạp hết bàn đạp ly hợp trước khi vào số.

Tuy nhiên, ta có thể tăng hoặc giảm số tắt. Tức từ số 5 có thể về số 1 và thao tác tương tự như vào các số khác nhưng lưu ý chung là phải tùy thuộc vào tốc độ của xe mà tăng giảm số cho phù hợp.

- Khi cần sang số, tức ta phải dựa vào cảm nhận tốc độ của xe. Thông thường động cơ xe sẽ có một dải tua tối ưu mà tại đó xe tăng tốc nhanh nhất dù đang ở số nào.

- Theo hình 4.3 bên dưới, dải màu vàng là dải vòng tua tối ưu và dải màu đỏ là dải vòng tua tối đa (Redline), không nên chạm đến ngưỡng vòng tua này thường xuyên.

Khi từ dải màu xanh chuyển lên màu vàng, lúc này là lúc thích hợp để chuyển số nhất.

Hình 4.3: Dải màu biểu thị vòng tua của xe khi cần sang số 4.2.2 Xác định các trục khi tiến hành sửa chữa/bảo dưỡng hộp số

Mục đích

- Việc nắm vững cấu tạo của hộp số để có thể dễ dàng xác định các trục và bộ phận khác giúp ta tiết kiệm thời gian, công sức để có thể chẩn đoán khi xe có xảy ra hư hỏng hoặc để kiểm tra và bảo dưỡng hộp số định kì.

- Hộp số cơ khí 3 trục sẽ có trục sơ cấp, trục trung gian (hay trục đối đối với xe Ford Transit) và trục thứ cấp. Việc xác định vị trí và các bộ phận liên quan rất quan trọng cho việc bảo dưỡng/sửa chữa.

Yêu cầu

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để mở hộp số.

- Nắm vững nguyên lý làm việc và cấu tạo của hộp số.

Phương pháp thực hiện:

1/ Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật

Nếu có tài liệu hỗ trợ của hộp số đang tiến hành tháo lắp, ta sẽ có thể dễ dàng thao tác trên hộp số và biết được vị trí, tên gọi các trục cùng các bộ phận khác.

2/ Tháo lắp hộp số theo kinh nghiệm

- Khi mở hộp số cần chuẩn bị một khay đựng ốc để sắp xếp các ốc mở hộp số theo thứ tự mở.

- Hộp số sau khi mở nắp hộp số ra sẽ có 3 trục của hộp số. Thông thường, các trục sẽ sắp xếp từ trái sang phải theo chiều ra của chuyển động (mô-men truyền ra

trục các-đăng):

+ Trục sơ cấp sẽ nằm ở trên bên trái nối với bộ phận ly hợp.

+ Trục thứ cấp là trục nằm đồng trục với trục sơ cấp và nối với trục các-đăng.

+ Trục trung gian sẽ nằm ở hướng bên dưới trục sơ cấp và thứ cấp.

- Đây là thứ tự và vị trí trục ở các hộp số cơ khí 3 trục bình thường. Lưu ý cần phải nhớ vị trí các ốc và bánh răng, cần sắp xếp chúng theo thứ tự tháo lắp.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ô tô (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)