3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên báo điện tử Việt Nam
3.2.6. Tăng cường hợp tác giữa cơ quan báo điện tử với các chuyên gia
Hợp tác chủ yếu là nói đến việc hợp tác thông tin, chia sẻ nội dung về chính sách, đường lối, pháp luật về các vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động. Đây là hoạt động thực sự cần thiết mà ngay chính những nhà quản lý, những người làm báo cũng nhận thấy.
Việc trao đổi, chia sẻ thông tin và kết hợp cùng nhau đưa ra các sản phẩm báo chí, thực hiện các hoạt động truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động, việc hợp tác thông tin tuyên truyền về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động đều có lợi cho cả 3 bên.
Công chúng báo điện tử hưởng lợi, các tờ báo điện tử cũng có lợi, các đơn vị doanh nghiệp cũng có lợi trong việc tránh những vụ đình công của công nhân lao động khi họ bảo thủ và cố tình không hiểu luật pháp quy định về quyền và lợi ích dành cho người công nhân lao động.
Bởi các cơ quan báo điện tử hợp tác với doanh nghiệp thông tin về các vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động có chất lượng, thông tin được chia sẻ sẽ có chất lượng hơn về nội dung. Công chúng đón đọc các bài báo về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động sẽ có được cái nhìn và kiến thức sâu sắc hơn về vấn đề này. Từ đó mà thay đổi nhận thức sâu sắc về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động.
3.2.7. Thường xuyên tổng kết, khảo sát, đánh giá mực độ quan tâm và nội dung đóng góp của độc giả
Trong môi trường làm báo nói chung và làm báo điện tử nói riêng, hiện nay, tất cả các lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên đều phải đổi mới tư duy hoạt động đó là việc lấy công chúng, độc giả làm thước đo chất lượng sản phẩm. Từ đó, xác định nội dung và hình thức thể hiện cho phù hợp với nhu cầu của công chúng kể cả đối với việc thông tin các bài viết chính luận khô khan, cứng nhắc, ngay cả đối với cơ quan báo chí được cấp hoàn toàn. Bởi lẽ, nếu không đổi mới, không tư duy theo cách làm mới thì tờ báo đó chỉ là “đồ bỏ đi” vì không được công chúng đón nhận.
Việc thăm dò ý kiến của độc giả giúp cho các nhà quản lý và những người trực tiếp sản xuất tác phẩm báo chí của họ cung cấp cho công chúng có phù hợp, có dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo không, có phải là những vấn đề đang được công chúng quan tâm không để còn điều chỉnh, sửa đổi sao cho phù hợp.
Việc tổng kết, khảo sát đối với độc giả cũng là một hoạt động cần được các cơ quan báo điện tử làm thường xuyên, định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của minh để kịp thời có sự điều chỉnh, phát huy. Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào muốn biết được hiệu quả hoạt động của mình đều không thể không thực hiện các hoạt động tổng kết, đánh giá thường xuyên mỗi kỳ, mỗi năm, mỗi giai đoạn phát triển.
Những báo cáo, tổng kết, so sánh về mức độ quan tâm của độc giả đối với các lĩnh vực, cụ thể là tỷ lệ truy cập các bài viết trong từng chuyên mục...
sẽ cung cấp số liệu quan trọng để các cơ quan báo điện tử nắm bắt được nhu cầu thực sự và xu hướng tiếp nhận của công chúng báo điện tử mỗi thời kỳ.
Tiểu kết chương 3:
Dựa vào những kết quả khảo sát, phân tích trong chương hai của luận văn: “Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, trong chương 3 tác giả luận văn đã tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra và các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Có 4 vấn đề được đặt ra cho hoạt động thông thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, đó là:
thách thức cân bằng thực trạng thông tin về vấn bảo vệ quyền lợi của công nhân giữa báo mạng điện tử chính thống còn được nhà nước bao cấp với báo mạng điện tử đã tự chủ về tài chính; những thách thức từ phía độc giả; cần tiến hành nghiên cứu công chúng báo mạng điện tử mục tiêu trong hoạt động thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân; mỗi tòa soạn báo cần xác
định lại vai trò, nhiệm vụ của mình để đề ra kế hoạch cụ thể phù hợp trong việc thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân. Trong những vấn đề được đặt ra ở trên, theo tác giả luận văn giải quyết được hai vấn đề trọng tâm là nghiên cứu công chúng mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể phù hợp với mỗi tòa soạn báo mạng điện tử trong việc thông tin về về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân chắc chắn sẽ cân bằng những thách thức về phía độc giả, thách thức cạnh tranh giữa các báo mạng chính thống được nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động với các tờ báo mạng khác. Bởi nghiên cứu kỹ công chúng sẽ có kế hoạch thông tin chuẩn xác nên sẽ đạt hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Cũng trong chương 3 của luận văn tác giả cũng đưa ra 7 giải pháp cho việc khắc phục từng hạn chế cụ thể khi báo mạng điện tử thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công nhân như: cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; đổi mới nội dung và hình thức thông tin về bảo vệ quyền lợi người lao động; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng người làm báo về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động; cần phát huy tính đa phương tiện và hoạt động tương tác của báo điện tử; mở ra các chuyên mục, chuyên trang chuyên biệt về công nhân; tăng cường hợp tác giữa cơ quan báo điện tử với các chuyên gia; phải thường xuyên tổng kết, khảo sát, đánh giá mực độ quan tâm và nội dung đóng góp của độc giả.