KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện võ cổ truyền bình định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 72 - 156)

3.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn

Luận án tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn các chuyên gia và giáo viên GDTC tại các trường. Kết quả cho thấy việc phát triển thể chất phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường – xã hội, chế độ vận động tích cực. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đặc biệt quan tâm tới nghiên cứu các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả công tác GDTC nói chung và sự phát triển thể chất của học sinh THCS trên địa bàn TP Quy Nhơn nói riêng thông qua công tác GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa.

Từ phạm vi nghiên cứu trên, luận án đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác GDTC gồm:

- Thực trạng cơ sở vật chấtphục vụcông tác GDTC - Kinh phí hoạt động GDTC

- Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại các trường - Chương trình GDTC chính khóa

- Thực trạng hoạt động ngoại khóa - Phong trào thi đấu các giải thể thao

Nhằm lựa chọn được các yếu tố phù hợp, cần thiết, luận án tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới 40 chuyên gia, giáo viên GDTC các trường (phụ lục 12). Số phiếu phát ra là 40, thu về là 35, bảng hỏi được xây dựng theo thang đo Likert 5 mức độ tương ứng: Rất ảnh hưởng tới rất không ảnh hưởng. Sau đó xử lý kết quả phỏng vấn bằng cách quy ước điểm tương ứng theo từng mức độ cần thiết của thang đo Likert 5 bậc, như sau:

[1]: Rất không ảnh hưởng: 1 điểm [2]: Không ảnh hưởng: 2 điểm

[3]: Bình thường: 3 điểm [4]: Ảnh hưởng: 4 điểm [5]: Rất ảnh hưởng: 5 điểm

- Ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo Likert ở các mức như sau:

1.00 – 1.80: Rất không ảnh hưởng 1.81 – 2.60: Không ảnh hưởng 2.61 – 3.40: Bình thường 3.41 – 4.20: Ảnh hưởng 4.21 – 5.00: Rất ảnh hưởng

Luận án sẽ lựa chọn các yếu tố đạt điểm trung bình từ 3.41 điểm trở lên tương ứng với mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn (n=35)

TT Yếu tố Kết quả phỏng vấn Tổng

điểm

Điểm TB

Đánh giá 5 4 3 2 1

1 Thực trạng CSVC phục vụ

công tác GDTC 16 11 6 2 0 146 4.17 Ảnh

hưởng 2 Thực trạng đội ngũ giáo

viên GDTC tại các trường 20 11 3 1 0 155 4.43 Rất ảnh hưởng 3 Kinh phí hoạt động GDTC 7 8 8 8 4 111 3.17 Bình

thường 4 Chương trình GDTC

chính khóa 19 10 3 3 0 150 4.29 Rất ảnh

hưởng 5 Thực trạng hoạt động

ngoại khóa 19 11 4 1 0 153 4.37 Rất ảnh

hưởng 6 Phong trào thi đấu các giải

thể thao 7 6 7 15 0 110 3.14 Bình

thường Qua bảng 3.1 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, chúng tôi lựa chọn được 4/6 yếu tố được các chuyên gia, giáo viên GDTC đánh giá là ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC với điểm trung bình đạt từ 4.17 đến 4.43. Các yếu tố được lựa chọn gồm: Thực trạng cơ sở vật chấtphục vụ công tác GDTC; Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại các trường; Chương trình môn học GDTC; Thực trạng hoạt động ngoại khóa.

Từ các yếu tố ảnh hưởng đã xác định được, luận án tiến hành tìm hiểu thực trạng phát triển thể chất cho HS THCS tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.1.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác GDTC cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.1.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả chất lượng đào tạo. CSVC được đáp ứng đầy đủ là điều kiện tốt để người GV thể hiện ý tưởng của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo. Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng CSVC phục vụ công tác giảng dạy và hoạt động TDTT của 20 trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Kết quả điều tra thực trạng CSVC được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn (n=20).

TT Loại sân Số

lượng Chất lượng Mức độ đáp ứng nhu cầu

1 Nhà tập 0 không không

2 Sân bóng chuyền 18 Trung bình Đủ

3 Sân bóng đá 4 Trung bình Đủ

4 Sân đá cầu 30 Trung bình Đủ

5 Sân cầu lông 30 Trung bình Đủ

6 Sân bóng rổ 15 Trung bình Đủ

7 Bàn bóng bàn 35 Trung bình Đủ

8 Đường chạy điền kinh 18 Trung bình Đủ

9 Hố nhảy xa, nhảy cao 18 Trung bình Đủ

10 Hồ bơi 3 Trung bình Đủ

Qua bảng 3.2 cho thấy: Thực trạng CSVC phục vụ cho công tác GDTC của các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác GDTC của nhà trường. Tuy nhiên, đánh giá chung về CSVC của trường có những hạn chế, chất lượng, số lượng về CSVC so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, dụng cụ tập luyện TDTT chưa đáp ứng cho việc dạy và học ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC của nhà trường.

Về sân bãi, các trường không có nhà tập luyện riêng, chủ yếu sử dụng sân chung hoặc tận dụng các địa hình bằng phẳng của sân trường để bố trí sân tập luyện: cầu lông, bóng chuyền, đá cầu, sân điền kinh.... Thậm chí, có trường phải bố trí học GDTC

tại các bãi để xe của HS. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng giờ học GDTC khi chất lượng mặt sân, chất lượng đường chạy không đảm bảo mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng giờ học các môn khác như: tiếng ồn.... Ngoài ra, việc không có nhà tập luyện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của cả GV và HS khi tham gia giờ học GDTC vào những tiết học rơi vào thời điểm có mưa, gió lạnh hoặc nắng gắt.

Yếu tố thời tiết như vậy rất dễ gây chấn thương cũng như có tác động tiêu cực khác đến sức khoẻ của cả GV và HS. Về hồ bơi, mặc dù được các cấp quản lý quan tâm phát triển phong trào phổ cập bơi và chống đuối nước trong nhà trường tuy nhiên không nhiều trường đủ điều kiện để thực hiện. Chỉ có 3 trường có diện tích rộng cũng như nhận được sự hỗ trợ khi xã hội hoá việc xây dựng hồ bơi ngay trong khuôn viên nhà trường mới có điều kiện để cho các em được học bơi và phổ cập bơi, chống đuối nước tại trường. Nếu so sánh số lượng sân tập tại các trường (tính cả sân trường) với tỷ lệ quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo với tạo tất cả các trường đều phải có sân tập đảm bảo từ 2m2/1 học sinh thì mức độ đáp ứng ở hầu hết các trường đều ở mức độ thấp. Các CSVC, trang thiết bị tập luyện này được sử dụng cho cả công tác GDTC (bắt buộc với học sinh toàn trường, 2 tiết/tuần) và hoạt động TDTT NK do đó không đảm bảo so với yêu cầu quy định.

3.1.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất

Trong quá trình dạy học nói chung và giảng dạy môn GDTC nói riêng thì đội ngũ GV là nhân tố nòng cốt quyết định trực tiếp đến chất lượng GDTC. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ GV giảng dạy ở các trường THCS tại thành phố Quy Nhơn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng công tác GDTC.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ GV của các trường THCS tại thành phố Quy Nhơn được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

TT Trường Số

lượng Trình độ Năm công tác Trên 10 năm %

1 THCS Bùi Thị Xuân 4 Đại học 2 50

2 THCS Trần Quang Diệu 5 Đại học 3 60

3 THCS Nhơn Bình 4 Đại học 3 75

4 THCS Nhơn Phú 4 Đại học 2 50

5 THCS Đống Đa 5 Đại học 2 40

6 THCS Tây Sơn 3 Đại học 2 67

7 THCS Trần Hưng Đạo 3 Đại học 3 100

8 THCS Hải Cảng 3 Đại học 3 100

9 THCS Lê Lợi 3 Đại học 2 67

10 THCS Lê Hồng Phong 4 Đại học 3 75

11 THCS Lương Thế Vinh 3 Đại học 2 67

12 THCS Ngô Mây 4 Đại học 3 75

13 THCS Quang Trung 4 Đại học 3 67

14 THCS Ngô Văn Sở 1 Đại học 1 100

15 THCS Nguyễn Huệ 2 Đại học 2 100

16 THCS Ghềnh Ráng 2 Đại học 1 50

17 THCS Nhơn Lý 2 Đại học 2 100

18 THCS Nhơn Châu 1 Đại học 1 100

19 THCS Nhơn Hải 1 Đại học 1 100

20 THCS Nhơn Hội 2 Đại học 1 50

TỔNG 60 44 73

Qua bảng 3.3 cho thấy: Về tổng số GV: Qua quá trình khảo sát, gần như các trường đều có GV GDTC chuyên trách đảm nhận đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường. Trong 20 trường khảo sát có tổng số 60 GV GDTC, trong đó có 44 GV có thâm niên công tác trên 10 năm (chiếm 73%). Tỷ lệ GV GDTC trung bình của mỗi trường đạt 03 người/ trường. Tuy nhiên, với tổng số trung bình 03 GV GDTC/ trường, hướng dẫn tất cả các môn theo nhu cầu của HS và tất cả các HS thì còn thiếu rất nhiều về số lượng. Về trình độ giáo viên: 100% các GV tại thời điểm khảo sát đã có trình độ Đại học. Các GC trong diện khảo sát của luận án đều được tham gia tập huấn giảng dạy VCTBĐ và nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm.

3.1.2.3. Thực trạng thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất trong các trường trung học cơ sở tại thành phố Quy Nhơn.

Hoạt động GDTC trong các trường THCS tại thành phố Quy Nhơn được ngành giáo dục địa phương quan tâm sâu sắc. Các cấp quản lý đều thấy được tầm quan trọng của công tác GDTC có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục toàn diện cho các em HS ở các cấp học. Ngoài ra, tại các trường, ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cũng như thực hiện đầy đủ, đúng CT GDTC do Bộ GD&ĐT quy định.

Đây là những yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển TTTH cũng như giúp các em HS có được môi trường phát triển toàn diện.

Các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tiến hành hoạt động GDTC cho học sinh theo hai hình thức giờ học GDTC và ngoại khoá.

 Giờ học GDTC: là những giờ học theo kế hoạch, thời khoá biểu của nhà trường, theo quỹ thời gian quy định và được tiến hành kiểm tra đánh giá theo quy chế kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT

 Ngoại khoá: Bao gồm các giờ tự học, tự tập luyện, các buổi huấn luyện đội tuyển và tổ chức các giải thi đấu thể thao nội bộ. Hiện nay các hình thức tổ chức hướng dẫn HS tập luyện để hoàn thiện các nội dung học tập GDTC còn chưa có, chưa phát động được phong trào tự tập luyện của HS và chưa có người tổ chức hướng dẫn.

Tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động giờ học GDTC tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chúng tôi nhận thấy: môn học GDTC chủ yếu thực hiện theo sự phân bổ nội dung CT của phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn. Thời lượng các nội dung trong CT GDTC hiện hành cho các trường THCS trong thành phố Quy Nhơn thực hiện theo quy định bắt buộc các trường phải dạy theo phân phối chuẩn của phòng giáo dục thành phố Quy Nhơn được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

TT Nội dung Số tiết Tổng

số tiết Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

1 Lý thuyết chung 2 2 2 2 8

2 Đội hình đội ngũ 8 6 4 2 20

3 Thể dục phát triển chung, Thể

dục nhịp điệu 6 6 6 6 24

4 Chạy ngắn 10 10 10 10 40

5 Chạy bền 6 6 6 6 24

6 Nhảy xa, nhảy cao 12 14 16 18 60

7 Đá cầu 6 6 6 6 24

8 Môn thể thao tự chọn 12 12 12 12 48

9 Ôn tập, kiểm tra cuối kỳ, cuối

năm học và TC RLTT 8 8 8 8 32

Tổng số tiết (năm/lớp) 70 70 70 70 280

Qua bảng 3.4 cho thấy: Khung chương trình môn học GDTC cho HS THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định hiện được tiến hành đúng theo quy định

của Bộ GD&ĐT với 70 tiết/ năm với tổng số từ 8-9 nội dung học tập, tương đương mỗi học kỳ phải học từ 4-5 nội dung, mỗi nội dung dao động trong khoảng 4-8 tiết, không tính nội dung lý thuyết. Thời gian học 2 tiết /tuần, mỗi tiết 45 phút. Trong một năm học có 70 tiết ứng với 35 tuần học, được thực hiện trong hai học kỳ. Kỳ 1 là 36 tiết, kỳ 2 là 34 tiết, dạy theo phân công chuyên môn và thời khóa biểu của trường.

Những nội dung được đưa vào CT GDTC cấp THCS hiện nay cơ bản phù hợp với lứa tuổi, giới tính, thể lực của HS, với CSVC và khả năng của GV. Nội dung CT được cấu trúc theo hướng góp phần phát triển các tố chất cơ bản như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự phối hợp khéo léo. Song GDTC là môn học tập để hình thành kỹ năng vận động, đòi hỏi khoảng thời gian phù hợp để chuyển từ kiến thức thành kỹ năng. Chính vì vậy, phân phối thời gian với quá nhiều nội dung học sẽ khiến HS phải học nhiều kiến thức mới, không đủ thời gian chuyển từ kiến thức thành kỹ năng. Hơn nữa, nội dung tự chọn trong CT chưa tạo điều kiện cho GV và HS chủ động, sáng tạo trong dạy và học, khuyến khích HS tích cực, tự giác trong rèn luyện thể chất.

Về phương pháp kiểm tra đánh giá trong CT GDTC mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự tiếp thu tri thức, kỹ thuật động tác và bài tập được quy định trong CT. Chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của HS theo quy định rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của GDTC cho HS THCS.

Nội dung môn thể thao tự chọn trong CT, sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT tạo thành phố Quy Nhơn thực hiện chỉ đạo của tỉnh đã đưa môn VCTBĐ vào giảng dạy giờ học GDTC. Môn VCTBĐ được đưa vào giảng dạy chính khoá 6 tiết/lớp/năm theo Chỉ thị 03 của UBND tỉnh Bình Định. Nội dung phân phối chương trình tự chọn và thời gian học tập môn VCTBĐ ở cấp THCS được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Nội dung môn tự chọn nội khoá môn võ cổ truyền Bình Định chương trình giáo dục thể chất cấp trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn

TT NỘI DUNG Số tiết/ lớp

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 A. Phần căn bản công (tay không)

1 Tấn pháp (8 thế tấn) 1 - - -

2 Tấn pháp (7 thế tấn) 1 - - -

3 Thủ pháp (4 bộ sơn) 1 - - -

4 Thủ pháp (4 bộ sơn) 1 - - -

5 Ôn tập Tấn pháp, Thủ pháp 1 - -

6 Thủ pháp (6 bộ chưởng) 1 - -

7 Cước pháp (4 đòn chân) 1 - -

8 Cước pháp (5 đòn chân) 1 - -

B. Phần quyền tay không

9 Bài Hùng Kê Quyền (đoạn I) - - 4 -

10 Bài Hùng Kê Quyền (đoạn II) - - - 4

C. Phần kiểm tra, tổng kết

11 Ôn tập, kiểm tra, đánh giá 2 2 2 2

Tổng 6 6 6 6

Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Bình Định 2016 Qua bảng 3.5 cho thấy với số tiết phân bổ trong chương trình chỉ có 6 tiết cho môn tự chọn học, với nội dung học như vậy học sinh không thể nắm được kỹ thuật, không thể hiện rõ được tác động của võ cổ truyền Bình Định tới sự phát triển thể chất của học sinh.

Để đánh giá tính khách quan nội dung môn học tự chọn VCTBĐ chương trình GDTC THCS thành phố Quy Nhơn, luận án tiến hành phỏng vấn chuyên gia, giáo viên GDTC các trường, kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia, giáo viên về nội dung võ cổ truyền Bình Định tự chọn môn giáo dục thể chất trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn (n= 40)

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Rất phù

hợp Phù hợp Không phù hợp

n % n % n %

1 Mục tiêu môn VCTBĐ tự chọn đáp ứng

yêu cầu thực tiễn 26 65 8 20.0 6 15

2 Nội dung chương trình tự chọn hiện nay

đáp ứng được phát triển thể lực cho HS. 8 20.0 14 35.0 18 45 3 Cấu trúc, phân phối thời lượng từng nội

dung cụ thể 4 10.0 9 22.5 27 67.5

4 Nội dung môn VCTBĐ tự chọn có phù

hợp và đáp ứng được nhu cầu học sinh 6 15.0 13 32.5 21 52.5 5 Cần thiết xây dựng lại nội dung tự chọn

môn VCTBĐ 31 77.5 8 20.0 1 2.5

Phân tích kết quả thống kê tại bảng 3.6 cho thấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các giáo viên GDTC về đánh giá mục tiêu môn môn VCTBĐ tự chọn trong chương trình GDTC hiện tại có tỉ lệ phù hợp, rất phù hợp là 85%; nội dung chương trình tự chọn hiện nay không đáp ứng được việc phát triển thể lực cho HS được đánh

giá 45%; Cấu trúc, phân phối thời lượng từng nội dung cụ thể, được đánh giá chưa hợp lý ở mức 67,5%; Nội dung môn VCTBĐ tự chọn được đánh giá ở mức không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu HS ở mức 52,5%; Cần thiết xây dựng lại nội dung tự chọn môn VCTBĐ được đánh giá rất phù hợp ở mức cao: 77,5%.

Qua kết quả trên, chúng tôi thấy rất cần thiết phải xem lại nội dung CT giảng dạy môn VCTBĐ khi đưa vào giảng dạy giờ học GDTC phù hợp với tình hình thực tế và giúp cho các em HS cảm thấy thoải mái, ham thích tập luyện môn VCTBĐ hơn.

Trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia và GV GDTC các trường, để đánh giá toàn diện hơn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2236 em HS tại 7 trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, là đối tượng trực tiếp tham gia vào tập luyện nội dung tự chọn môn VCTBĐ. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn học sinh các trường trung học cở sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn về môn tự chọn võ cổ truyền Bình Định (n=2236)

TT Nội dung phỏng vấn Kết quả

Số phiếu %

1

Sự hứng thú trong tập luyện môn võ cổ truyền Bình Định

- Thích 1230 45

- Không thích 380 17

- Bình thường 850 38

2

Nhận thức về nâng cao sức khỏe, và phát triển tố chất thể lực của HS

- Rất quan trọng 45 02

- Quan trọng 1073 48

- Bình thường 939 42

- Không quan trọng 179 08

3

Trong các nội dung của chương trình tập luyện môn võ cổ truyền Bình Định bạn đã học, bạn thích nội dung nào nhất

- Phần căn bản công 749 33.5

- Quyền tay không 1107 49.5

- Những bài tập phát triển thể lực 380 17

4 Nội dung nào dưới đây bạn thích thêm vào chương trình giảng dạy

- Quyền thuật cơ bản 1118 50

Một phần của tài liệu Sự biến đổi thể chất dưới tác động của tập luyện võ cổ truyền bình định đối với học sinh trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 72 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)