Đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu giao an lich su 6 (Trang 27 - 31)

III. Các hoat động dạy học

3. Đời sống tinh thần

- Biết làm đồ trang sức (vỏ ốc xuyên lỗ, vòng tay, khuyên tai đá, chuỗi hạt bằng đất nung).

- Biết vẽ trên vách đá những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.

- Đã có quan niệm tín ngưỡng (chôn công cụ lao động cùng với người chết).

4. Củng cố:

* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau:

Những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của người nguyên thuỷ thời kỳ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long:

 Công cụ đá, rìu, ghè đẽo.

 Công cụ rìu mài, đá, bôn chày, tre, gỗ, sừng, xương, gốm.

 Biết chăn nuôi, trồng trọt.

 Quan hệ xã hội thị tộc.

 Biết làm đồ trang sức.

Đáp án: S – Đ – Đ – S – Đ 5.Hướng dẫn học ở nhà:

* Học và nắm vững nội dung bài.

* Đọc trước bài 10 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Ngày soạn: 08/10/2011 Ngày giảng: 17/10 (6a1) 18/10 (6a2)

Tuần 10 - Tiết 10

KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Đánh giá khả năng nhận thức của HS về phần Lịch sử thế giới cổ đại và Lịch sử VN từ bài 1 đến bài 9

2. Thái độ:

* Yêu thích tìm tòi về lịch sử thế giới và cội nguồn dân tộc.

* Tự hào về lịch sử dân tộc.

3. Kỹ năng:

* Rèn kỹ năng so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện và hiện vật lịch sử.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: - Đề bài (phô tô) + đáp án.

2. Trò : Ôn tập kĩ nội dung kiến thức đã học.

III.Các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định tổ chức: 6a1: 6a2:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Không.

3. Dạy bài mới:

* Ma trận:

Chủ đề / Nội dung cần k.tra

Các mức độ tư duy

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL Cấp thấp

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

- Các giai cấp và tầng lớp cơ bản trong xã hội cổ đại phương

Đông và

phương Tây

- Thời gian ra đời và tên gọi của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

- Tại sao gọi nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước chuyên chế.

Số câu: 2 Số điểm: 0,5

Số câu: 1 Số điểm: 2

Số câu: 1 Số điểm: 2

Số câu: 4 Số điểm: 4,5

2. Văn hóa cổ đại

- Những thành tựu văn hóa lớn của người cổ đại

phương Đông Số câu: 1

Số điểm: 2 Số câu: 1

Số điểm: 2

3. Xã hội nguyên thủy

- Nguyên nhân xã hội

nguyên thủy tan rã Số câu: 1 Số điểm: 3

Số câu: 1 Số điểm: 3

2. Thời nguyên thủy trên đất nước ta

- Địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta.

- Ưu điểm của rìu mài so với rìu ghè đẽo.

Số câu: 1 Số điểm: 0,25

Số câu: 1 Số điểm: 0,25

Số câu: 2 Số điểm: 0,5

* Đề bài:

I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời mà em cho là đúng: (1đ) 1/ Xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào?

A - Địa chủ và nông dân C - Quý tộc và nông dân B - Quý tộc, nông dân và nô lệ D - Chủ nô và nô lệ 2/ Xã hội chiếm hữu nô lệ gồm những giai cấp cơ bản nào?

A - Quý tộc, nông dân và nô lệ. C - Chủ nô và nô lệ.

B - Địa chủ và nông dân D - Chủ nô và nông dân.

3/ Địa điểm phát hiện dấu tích của Người tối cổ ở nước ta là:

A - Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).

B – Sơn Vi (Phú Thọ).

C – Hạ Long (Quảng Ninh).

D – Bàu Tró (Quảng Bình).

4/ Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là:

A - Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn.

B - Dễ mang theo người để cắt gọt các vật khác.

C - Dễ chế tạo hơn, quý hơn.

D - Sắc hơn và cho năng suất lao động cao hơn.

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào dấu (…..) để được một đoạn văn đúng: (2đ)

a/ Vào khoảng ………, các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành trên lưu vực những con sông lớn.

Đó là các quốc gia: ……… ……… ……… ……….

b/ Vào khoảng ………, trên bán đảo Ban căng và Italia đã hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.

Đó là các quốc gia ……….

II/ Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1: Nêu những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông ? Trong những thành tựu đó, thành tựu văn hóa nào còn được sử dụng đến ngày nay?

(2đ)

Câu 2: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? (3đ)

Câu 3: Tại sao gọi nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước chuyên chế? (2đ)

* Đáp án:

I/ Phần trắc nghiệm: (3đ)

Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1/ B 2/ C 3/ A 4/ D Câu 2: Mỗi chỗ điền đúng được 0,5 điểm.

Từ cần điền vào dấu (…) là.

a/ + Cuối thiên niên kỷ IV, đầu thiên niên kỷ III TCN.

+ Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

b/ + Đầu thiên niên kỷ I TCN.

+ Hi Lạp và Rô ma.

II/ Phần tự luận: (7đ).

Câu 1: (2đ)

Những thành tựu văn hóa lớn của người cổ đại phương Đông:

- Sáng tạo ra lịch.

- Dùng chữ viết là chữ tượng hình.

- Phát minh ra chữ số và phép đếm từ 0 đến 9.

- Kiến trúc: xây dựng nên những công trình đồ sộ như thành Babilon, kim tự tháp Ai Cập...

Câu 2: (3đ)

Có 3 yếu tố làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã:

+ Công cụ bằng kim loại ra đời.

+ Sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng.

+ Của cải dư thừa và những người có quyền đã chiếm đoạt của cải dư thừa đó làm của riêng cho mình, vì vậy xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo.

Câu 3: (2đ)

Nhà nước cổ đại phương Đông được gọi là nhà nước chuyên chế vì:

- Nhà nước do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành và quyết định mọi công việc của đất nước. Vua được coi là thiên tử, là thần thánh.

- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính gồm toàn quý tộc.

* Hình thức: Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

4/ Củng cố:

- GV thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS trong giờ kiểm tra.

5/ Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Đọc trước bài 10 “NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ” và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Ngày soạn: 18/10/2011 Ngày giảng: 24/10 (6a1) 25/10 (6a2)

Tuần 11 - Tiết 11

Chương II: THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu được:

- Những chuyển biến lớn về ý nghĩa hết sức quan trọng trong đ/sống kinh tế của người nguyên thuỷ.

- Công cụ cải tiến (kỹ thuật chế tác đá tinh sảo hơn).

- Phát minh ra thuật luyện kim (công cụ bằng đồng xuất hiện) -> năng xuất lao động tăng nhanh.

- Nghề trồng lúa nước ra đời làm cho c/sống của người Việt ổn định hơn.

2. Thái độ:

- GD cho các em tinh thần lao động sáng tạo trong lao động.

3. Kỹ năng:

- Tiếp tục bồi dưỡng cho HS kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: Tranh ảnh, lược đồ.

2. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

- Sĩ số: 6a1: 6a2:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Những điểm mới trong đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy thời Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long.

3.Bài mới:

* Nêu vấn đề: Ở bài 8 các em đã biết về điều kiện tự nhiên, địa bàn sinh sống chủ yếu của người nguyên thuỷ. Đây là địa hình rừng núi rậm rạp, nhiều sông suối, có chiều dài giáp biển Đông…

người nguyên thuỷ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá…Như vậy từ miền rừng núi này con người đã từng bước di cư và đây là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế. Đó là những chuyển biến gì? Chúng.ta tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Hoạt động 1:

- GV giảng theo SGK.

? Vì sao họ lại di chuyển xuống vùng đất bãi ven sông.

(Dễ làm ăn, thuận lợi chăn nuôi, trồng trọt) - HS quan sát H.28, 29, 30 và nội dung sgk.

? Cho biết đó là những công cụ, đồ dùng gì.

(Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt lưỡi đục những bàn mài, những mảnh của đá, sừng, xương, gốm, bình, vò…)

? So sánh với công cụ thời trước, em có nhận xét gì.

? Những công cụ đồ dùng này được tìm thấy ở đâu và trong khoảng thời gian nào.

? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó.

(cải tiến ngày một tiến bộ, kỹ thuật cao, đa dạng, phong phú, có nhiều loại hình, nhiều chủng loại…)

- GV kết luận: Như vậy người nguyên thuỷ cải

Một phần của tài liệu giao an lich su 6 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w