CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.6. Kết cấu sinh khối khô
3.6.1. Kết cấu sinh khối khô cá thể
Bảng 3.11. Bảng sinh khối khô cá thể
(Đơn vị: Kg)
Trọng lượng Biến động %
Cá thể 60,06 3,4 – 107,6 100
Thân 49,07 2,2 – 90,4 81,7
Cành 6,97 0,5 – 12,9 11,6
Lá 4,2 0,7 kg – 6,6 6,7
Kết quả tính toán kết cấu sinh khối khô cá thể các bộ phận cây cho thấy tương tự như kết quả tính toán về sinh khối tươi
Kết quả tổng hợp sinh khối khô cá thể Keo lai cho thấy sinh khối khô trung bình cây cá thể là 60,06 kg, biến động từ 3,4 kg – 107,6 kg.
Bộ phận thân khô trung bình là 49,07 kg, chiếm 81,7 % so với toàn thân biến động từ 2,2 kg – 90,4 kg.
Bộ phận cành khô đạt trung bình là 6,97 kg, chiếm tỉ lệ 11,6 % so với cả cây, biến động từ 0,5 kg – 12,9 kg.
Bộ phận lá khô trung bình là 4,2 kg, chiếm tỉ lệ 6,7 % so với cả cây, biến động từ 0,7 kg – 6,6 kg.
81,7%
11,6%
6,7%
Thân Cành Lá
Hình 3.8. Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận của cây cá thể
So sánh tỷ lệ sinh khối khô bộ phận cá thể và tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận cá thể cho thấy đã có sự thay đổi trong một số bộ phận sinh khối cá thể. Trong khi tỷ lệ sinh khối tươi và sinh khối khô của bộ phận thân cây có xu hướng tăng lên thì ở bộ phận cành và lá cây có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ bộ phận cành và lá cây chứa nhiều nước hơn so với bộ phận thân cây.
Kết quả nghiên cứu sinh khối loài Keo lai của Nguyễn Thị Hạnh (2009) tại Tánh Linh, Bình Thuận cho thấy: Sinh khối cây cá thể khô đạt trung bình 59,23 kg/cây, trong đó thân chiếm 81,19 % (ở đề tài tỷ lệ thân cả vỏ là 81,7 %), cành 12,37
% (ở đề tài chiếm 11,6%) và lá 6,44 % (ở đề tài chiếm 6,7%)
Kết quả nghiên cứu sinh khối cá thể Keo lai tại quận 9, Tp. Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hà (2007) cho thấy sinh khối thân khô trung bình chiếm 78,64 % trong khi đó ở đề tài tỷ lệ thân cả vỏ là 81,7 %, cành khô chiếm 15,85% ở đề tài chiếm 11,6
%, lá khô chiếm 5,51 %, ở đề tài lá chiếm 6,7 %
Kết quả nghiên cứu sinh khối loài Keo tai tượng của Mai Văn Hòa (2014) tại Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho thấy: Sinh khối cây cá thể khô đạt trung bình 57,17+ 17,3 kg/cây, trong đó thân chiếm 61,18 %, Vỏ chiếm 10,02 % (ở đề tài tỷ lệ thân cả vỏ là 81,7 %), cành chiếm 16,85% (ở đề tài chiếm 11,6%) và lá 11,95 % (ở đề tài chiếm 6,7%)
Qua so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy sự khác nhau ở sinh khối từng bộ phân, từng vùng nghiên cứu từng loài cây khác nhau.
Ở đề tài nghiên cứu thì có kết quả sinh khối tương đồng với các đề tài nghiên cứu về Keo lai trên và sinh khối khô của bộ phận thân ở loài Keo lai chiếm tỷ lệ cao hơn loài Keo tai tượng và có tỷ lệ sinh khối khô ở bộ phận cành và lá ít hơn so với loài Keo tai tượng.
3.6.2. Kết cấu sinh khối khô lâm phần
Kết quả tính toán kết cấu sinh khối khô các bộ phận cây của lâm phần cho thấy tương tự như kết quả tính toán về sinh khối tươi của lâm phần
Kết quả tổng hợp sinh khối khô lâm phần Keo lai cho thấy sinh khối khô trung bình cây trong lâm phần là 116,216 tấn, biến động từ 6,579 tấn – 208,206 tấn.
Bộ phận thân khô trung bình là 94,950 tấn chiếm 81,7 % so với toàn thân của lâm phần biến động từ 4,257 tấn – 174,924 tấn.
Bộ phận cành khô đạt trung bình là 13,486 tấn, chiếm tỉ lệ 11,6 % so với cả cây của lâm phần, biến động từ 0,967 tấn – 24,961 tấn.
Bộ phận lá khô trung bình là 8,127 tấn, chiếm tỉ lệ 6,7 % so với cả cây của lâm phần, biến động từ 0,7 tấn – 6,6 tấn.
3.6.3. Tương quan giữa sinh khối khô với D1,3
Sinh khối khô của cá thể cây rừng là chỉ tiêu quan trọng trong các nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của rừng. Sinh khối tươi của cá thể cây sau khi sấy đến nhiệt độ nhất định ta có được sinh khối khô, từ sinh khối khô qua phân tích ta xác định được hàm lượng carbon tích lũy trong cơ thể thực vật và từ đó tính được lượng CO2
mà cây đã hấp thụ.
Kết quả thăm dò mối tương quan giữa sinh khối khô cây (Wtk), thân khô (Wthk), cành khô (Wcak), lá khô (Wlak) với D1,3 cho thấy những phương trình thử nghiệm đều thỏa mãn yêu cầu về thống kê như: Hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ nằm trong phạm vi cho phép, phương trình và các tham số của phương trình đều tồn tại.
Các phương trình được chọn là phương trình có hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ và các tham số phương trình tồn tại, mức độ tính toán đơn giản dễ áp dụng, các phương trình đã chọn được tổng hợp tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối khô cá thể với D1,3 (Wtk/D1,3)
Phương trình lập được Số hiệu
Chỉ tiêu thống kê
R Sy/x Pa Pb
Wthk = 0,0363107*d13^3,04613 (3.24) 0,968119 0,415794 0,0194 0,0015 Wcak = 0,0158039*d13^2,59528 (3.25) 0,987271 0,220568 0,0009 0,0002
Wlak = 0,0761327*d13^1,72275 (3.26) 0,989392 0,133443 0,0008 0,0002 Wtk = 0,0767674*d13^2,82777 (3.27) 0,97674 0,327492 0,0205 0,0008
Phương trình (3.24) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối thân khô với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,968119
Phương trình (3.25) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối cành khô với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,987271
Phương trình (3.26) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối lá khô với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,989392
Phương trình (3.27) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối khô cá thể với D1,3 với hệ số xác định R2 = 0,97674
SKK-D1,3
0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0
3,62 7,99 9,57 11,18 12,16 12,90
D1,3
SKK w thtn
Wthlt
Hình 3.9. Tương quan sinh khối khô với D1,3 (Wtk/D1,3)
3.6.4. Tương quan giữa sinh khối khô với Hvn
Kết quả thăm dò mối tương quan giữa sinh khối khô cây (Wtk), thân khô (Wthk), cành khô (Wcak), lá khô (Wlak) với Hvn cho thấy những phương trình thử nghiệm đều thỏa mãn yêu cầu về thống kê như: Hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ nằm trong phạm vi cho phép, phương trình và các tham số của phương trình đều tồn tại.
Các phương trình được chọn là phương trình có hệ số tương quan cao, sai số tiêu chuẩn nhỏ và các tham số phương trình tồn tại, mức độ tính toán đơn giản dễ áp dụng, các phương trình đã chọn được tổng hợp tại bảng 3.13. dưới đây
Bảng 3.13. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối khô cá thể với Hvn (Wtk/Hvn)
Phương trình lập được Số hiệu
Chỉ tiêu thống kê
R Sy/x Pa Pb
Wtk = 0,0732486*Hvn^2,63467 (3.28) 0,991221 0,201936 0,0035 0,0001 Wthk = 0,0334497*Hvn^2,85149 (3.29) 0,987096 0,265801 0,0036 0,0002
Wcak = 0,0163666*Hvn^2,38499 (3.30) 0,988204 0,212377 0,0008 0,0002
Wcak = 0,0842772*Hvn^1,54993 (3.31) 0,969543 0,224981 0,224981 0,0014 Qua bảng 3.13. ta thấy:
Phương trình (3.28) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối khô với Hvn với hệ số xác định R2 = 0,991221
Phương trình (3.29) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối thân khô với Hvn với hệ số xác định R2 = 0,987096
Phương trình (3.30) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối Cành khô với D1,3
với hệ số xác định R2 = 0,988204
Phương trình (3.31) được chọn để tính tương quan giữa sinh khối lá khô cá thể với Hvn với hệ số xác định R2 = 0,969543
0 20 40 60 80 100 120
4,06 8,65 12,66 13,84 14,70 15,59
Hvn
SKKt SKKttn
SKKtlt