Bài 4: Xã hội nguyên thuỷ
1. Lao động và công cụ lao động
a. Mục tiêu:1
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu Hs quan sát các hình 4.2, 4.4, 4.5 và các thông tin bên dưới, em hãy:
+ kể tên các công cụ lao động của người nguyên thuỷ
+ làm thế nào mà em nhận biết đâu là hòn đá nhặt, đâu là hòn đá chế tác ?
“trên đường đi; họ lụm các cục đá, cục xương rơi dọc đường để đi không bị đau chân. Lụm vô số các cục đá, con người tìm đồ ăn. Đồ ăn dai nhách, cứng buộc họ phải phá ra, xẻ nhỏ ra. Muốn được thế, họ phải biến những cục đá, xương thú lượm ở dọc đường thành những vật sắc nhọn”.
- Quan sát hình 4.4, em hãy cho biết người nguyên thuỷ dùng cách nào để biến những cục đá, xương thú thành vật sắc bén để hoat động ? (đục mảnh xương thành các lỗ, ghè một hay hai mặt của hòn đá, vót cây thành mũi tên). Dễ hơn GV có thể hỏi: với mảnh xương con người làm gì để biến thành công cụ…
(tương tự như thế với các công cụ lao động còn lại)
- Những hòn đá, xương thú bị con người tác động làm thay đổi kích thước ban đầu thì trở thành công cụ lao động rất sắc bén. Các nhà khảo cổ gọi các công cụ lao động này là những cái gì ? (rìu tay, mảnh tước)
- Quan sát hình 4.2 và 4.5, em có nhận xét gì về hình dáng, kích thước của các rìu tay và mảnh tước. Họ làm những cái rìu tay, mảnh tước này để làm gì ? - Việc chế tạo được các công cụ lao động chứng tỏ con người đã biết ? (lao động). Theo em, “lao động” được hiểu như thế nào ? (Lao động là quá trình con người sử dụng chân tay tác động làm thay đổi môt vật theo ý muốn của họ). F.
Engels khẳng định: Lao động đã sáng tạo ra chính bản thân loài người (Tuyển tập Marx – Engels, tập 2, Nxb Sự thật Hà Nội 1962, tr. 119)
- Ở Việt Nam, công cụ lao động bằng đá của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ? - Khi người tinh khôn xuất hiện, họ còn chế tác công cụ nữa không ? Đó là những công cụ lao động nào ? (Còn, đó là rìu đá mài lưỡi, lao và cung tên). Họ
mài lưỡi cho sắc bén để làm gì ? (đó là những công cụ cải tiến – vì nó giúp mở đất nhanh hơn, kiếm được nhiều nguồn thức ăn hơn)
- Việc cải tiến công cụ lao động và lao động có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con người trong xã hội nguyên thuỷ ? (công cụ lao động ngày càng đa dạng hơn, đôi bàn tay dần khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động).
- Hs quan sát hình 4.7 kết hợp phần “em có biết”, chia nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ bức hình này vẽ cái gì ?
+ dựa vào bức vẽ và thông tin, cho biết: con người đã săn bắt các con vật bằng cách nào ? (dùng cung tên bắn, dùng đá ném… cho chết con vật)
+ sau khi săn bắn được con vật, con người sẽ làm gì tiếp theo ? (ăn thịt (dùng lửa nướng), nuôi)
+ ăn thịt được thì con người phải dùng những vật dụng gì ? (công cụ lao động, lửa). Vậy theo em, họ lấy lửa từ đâu ? (sấm sét đánh vào các khu rừng gây cháy rừng, lấy hai hòn đá cạ vào nhau)
* Vận dụng: hãy tưởng tượng em đang ở trong một khu rừng già, xa xôi, hoang vắng, chỉ có cây cối, hang đá và thú rừng; không có các vật dụng hiện tại như bật lửa, quẹt diêm, lương thực, áo mưa… Làm thế nào để em tồn tại ?
* Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Hs trình bày câu trả lời trước lớp
* Đánh giá thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét và mở rộng nội dung bài:
- Ban đầu, người tối cổ chỉ biết cầm hòn đá trên tay; về sau họ biết ghè đá tạo thành công cụ lao động, tạo ra lửa để sưởi ẩm và nướng thức ăn
- Người tinh khôn biết mài đá làm công cụ, làm cung tên nên nguồn thức ăn phong phú hơn.