Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ X Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
1. Nhà nước Văn Lang
1.1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Dựa vào các thông tin trong bài và bản đồ 14.1, các em trả lời một số câu hỏi sau:
- Em hãy kể tên các con sông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trên lược đồ (sông Hồng, sông Mã, sông Cả)
- Trong số các sông này, con sông nào chính là nơi phát tích (nơi ra đời) nhà nước Văn Lang ? (sông Hồng)
- Đọc đoạn tư liệu sau và nhận xét về sông Hồng (mặt thuận lợi, khó khăn). Vì sao cư dân Việt cổ chọn lưu vực sông Hồng làm nơi định cư và xây dựng nhà nước Văn Lang ?
“Sông Hồng chảy xuyên qua các loại địa hình từ núi cao của thượng du xuống đồng bằng thấp. Do địa hình ở thượng lưu khá cao, nhiều núi non hiểm trở (độ dốc 45%) ảnh hưởng nhiều đến tốc độ chảy của sông. Ở Lào Cai sông ở độ cao 73 mét (so với mực nước biển), nhưng đến Yên Bái sông còn ở độ cao 55 mét.
Sự thay đổi đột ngột độ cao khiến tốc độ dòng chảy của sông rất lớn, gây ra lũ lụt rất mạnh nên người dân thường xuyên phải đắp đê phòng lụt (khoảng 3.000 km đê ngăn lũ của hệ thống sông, 1.500 km đê biển ngăn sóng lớn và các cơn bão từ vịnh Bắc Bộ vào). Phần lớn các trung tâm đông dân đều nằm dưới mực nước lũ sông Hồng (56% có độ cao không hơn 2 mét; còn lại cao từ 0,4 đến 12 mét), vì vậy khi mưa quá to và lũ phá đê làm nhiều người thiệt mạng.
Cứ mỗi lần mưa to, đồng bằng sông Hồng nhận nước và phù sa từ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước. Với đặc trưng là đồng bằng châu thổ sông Hồng liền kề với vùng biển nên phù sa được bồi đắp thường xuyên tạo thuận lợi cho sự định cư của cư dân.
+ Tìm hiểu các truyền thuyết hình thành quốc gia Văn Lang:
- GV cho Hs quan sát các bức tranh mô tả các truyền thuyết của Việt Nam thời dựng nước, sắp xếp theo nội dung: dựng nước, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm (con rồng cháu tiên, thánh Gióng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh).
- Phân biệt huyền thoại lịch sử và sự thật lịch sử về sự ra đời của nhà nước Văn Lang (đánh dấu X vào ô tương ứng:
- Đọc tài liệu và trả lời câu hỏi sau:
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và ghi nội dung chính:
- Thế kỷ VII TCN, nhà nước Văn Lang được thành lập với người đứng đầu là Hùng Vương (18 đời), đóng đô ở Phong Châu
1.2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho Hs thảo luận nhóm cặp đôi về các nội dung: thời gian ra đời, vua, tên nước, tên kinh đô; hoặc GV có thể hỏi cá nhân Hs.
- GV yêu cầu Hs đọc thông tin và ra các câu hỏi gợi ý để HS: đứng đầu nhà nước là ai ? Giúp việc cho vua là ai ? Lạc tướng, Lạc hầu làm việc gì ? Vua chia đất nước thành mấy Bộ, đứng đầu Bộ là ai ?
- GV có thể treo sơ đồ tư duy lên, yêu cầu Hs điền vào theo cá nhân/hoặc chia nhóm cặp cùng thảo luận điền vào:
+ GV hỗ trợ giải thích giúp HS các định nghĩa:
*Bồ chính: người đứng đầu các chiềng, chạ (làng mạc) thời Văn Lang – Âu Lạc
* Lạc hầu: chức quan lo việc dân sự (giấy tờ, văn bản của vua), gọi là “quan văn”
* Lạc tướng: chức quan lo việc quân sự (tổ chức lực lượng quân đội), gọi là
“quan võ”.
- Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội chưa ?
- Em có nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang ? (bộ máy nhà nước được hình thành từ Trung ương đến địa phương, nhưng còn sơ khai và đơn giản)
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và ghi nội dung chính:
- Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội
=> Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai, nhưng đã là tổ chức quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương