Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

2) Các phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập các thông tin đã có sẵn của các đơn vị, cơ quan quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn (số lượng, chủng loại, vị trí phân bố, số lượng cây bị chết, bị gãy đổ

hay chặt hạ, di dời hàng năm, tình hình sâu bệnh hại và các yếu tố gây tổn hại khác...) + Thừa kế kết quả điều tra do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

* Phỏng vấn các bên liên quan

Sử dụng bản câu hỏi có định hướng trên các phiếu điều tra để phỏng vấn các bên liên quan:

❖ Đối tượng phỏng vấn:

o Nhà quản lý chuyên môn (các lĩnh vực Cây xanh, Quy tắc đô thị, Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên Môi trường, Kiểm lâm...)

o Chính quyền địa phương (UBND Phường, Quận...)

o Cán bộ chuyên trách quản lý cây xanh o Công nhân công trình đô thị

o Người dân địa phương và du khách

❖ Nội dung các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

o Nhận thức về pháp luật (các bộ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị...) có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị, cây cổ thụ, cây di sản.

o Quan điểm, nguyện vọng, thái độ đối với nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài (Tán thành? Ủng hộ? Tham gia? Đề nghị...)

o Thông tin về phân bố, chủng loại, nguồn gốc và lịch sử của các cá thể cây cổ

thụ trên địa bàn (cây gì, ở đâu, có từ bao giờ, do ai trồng, hiện do ai quản lý...)

o Các thông tin về chiều hướng, diễn biến số lượng, chất lượng, chủng loại cây cổ thụ trên địa bàn...

o Các giá trị của cây cổ thụ (cảnh quan, môi trường, lịch sử, văn hóa, kinh tế...); các loài và cá thể cây cổ thụ cần ưu tiên bảo tồn tại địa phương.

o Các mối đe dọa phổ biến đối với hệ thống cây xanh nói chung và cây cổ thụ

nói riêng

o Kinh nghiệm, tri thức bản địa trong bảo tồn cây cổ thụ

o Các sáng kiến và ý kiến đề xuất nhằm quản lý, bảo tồn cây cổ thụ có hiệu quả trên địa bàn.

* Phương pháp điều tra trên hiện trường - Điều tra thực địa để thu thập, bổ sung số liệu:

• Định vị cây bằng bản đồ cầm tay, GPS và bản đồ số hóa.

• Điều tra xác định thành phần chủng loại cây xanh bằng phương pháp so sánh hình thái, thu thập lưu trữ mẫu tiêu bản, mẫu ảnh.

• Điều tra hiện trạng sinh trưởng cây xanh bằng cách đo đếm các chỉ tiêu, chiều cao cây bằng thước đo cao kỹ thuật chuyên dụng, đo đường kính thân, kích thước tán bằng thước dây.

• Điều tra đánh giá chất lượng cây bằng phương pháp mục trắc thân, tán cây để xếp theo 5 nhóm:

+ Thân cong vênh, thân nghiêng, xiêu vẹo, tán lệch, tán khuyết (gọi tắt là cong vênh).

+ Cây còi cọc, cằn cỗi, khô cành (gọi tắt là còi cọc).

+ Cụt ngọn, gãy đổ thân chính (gọi tắt là cụt ngọn).

+ Sâu ăn lá, đụt thân, mối mọt, bệnh hại, bọng ruột (gọi tắt là sâu bệnh).

+ Bị cây kí sinh, phụ sinh, hoại sinh đeo bám nhiều có nguy cơ ngừng sinh trưởng hoặc chết dần (gọi tắt là bị kí sinh).

* Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Sử dụng tài liệu chuyên môn để phân loại đối tượng nghiên cứu.

- Sử dụng ma trận và tiêu chí đánh giá để bình chọn đối tượng ưu tiên và nhân tố chủ yếu.

- Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích các bên liên quan trong quản lý và bảo tồn cây cổ thụ.

- Phương pháp SWOT (Strong, Weaknees, Opportunity, Threaten) để phân tích các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị và cây cổ thụ, cây di sản trên địa bàn.

- Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và một số phần mềm máy tính chuyên dụng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)