ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh Kon Tum (Trang 27 - 30)

2.1. MỤC TIÊU 2.1.1. Mục tiêu chung

Nắm rõ được điều kiện sinh trưởng của cây Trắc ((Dalbergia cochinchinensis) trên địa bàn tỉnh Kon Tum, làm cơ sở xác định điều kiện tái sinh thuận lợi nhất của cây trắc, từ đó tiến hành tái sinh nhân tạo cây Trắc.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích và xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố sinh thái của loài Trắc (Dalbergia Cochinchinensis) tại tỉnh Kon Tum

- Xác định phương thức gieo ươm tốt nhất cho loài Trắc tạo tiền đề cho việc nhân giống loài cây Trắc

- Phát triển phương án kỹ thuận lâm sinh phục hồi rừng bằng cây Trắc.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum và huyện Đăk Hà

- Điều kiện tự nhiên của địa phương (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, tài nguyên...)

- Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương (dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, nguồn thu nhập chính của người dân...)

- Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Trắc ở khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm sinh vật học của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu + Hình thái thân, hoa, quả, lá cây

+ Đặc điểm ra hoa, kết quả của cây Trắc + Thời vụ/mùa ra hoa, kết quả

- Đặc điểm phân bố sinh thái học của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu + Xác định các đặc điểm khí hậu: Lượng mưa, độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh sáng + Xác định và phân loại lập địa nơi có cây Trắc phân bố: Đặc tính vật lý của đất (Tầng dày, kết cấu, thành phần cơ giới của đất); đặc tính hoá học của đất (Độ pH, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng của đất)

+ Xác định đặc điểm địa hình nơi có cây Trắc phân bố

2.1.3. Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể và các thông tin cơ bản liên quan đến cây Trắc tạikhu vực nghiên cứu

- Xác định đặc điểm cấu trúc rừng có cây Trắc phân bố ở khu vực nghiên cứu + Cây thân gỗ: D13, Hvn, Hdc, Dt đưa ra được cấu trúc tổ thành thực vật

+ Cây tái sinh: đặc điểm tái sinh, tổ thành, cấp chiều cao, chất lượng→ đưa ra được mạng hình phân bố để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (đám, cụm, phân tán)

- Xác định các đặc điểm phân bố của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu + Đăc điểm phân bố theo sinh cảnh sống, kiểu rừng

+ Đặc điểm phân bố theo đai cao và địa hình

2.1.4. Đặc điểm tái sinh nhân tạo của loài Trắc (Dalbergia Cochinchinensis) - Đo đếm các chỉ tiêu về chất lượng hạt

- Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của phân và chế độ che bóng đối với phát triển của loài trắc trong giai đoạn 3 tháng tuổi

- Đo đếm, xử lý số liệu về tái sinh nhân tạo của loài trắc (Dalbergia Cochinchinensis)

2.1.5. Đề xuất các biện pháp phục hồi loài cây Trắc (Dalbergia Cochinchinensis) 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Khung lý thuyết của đề tài Khí hậu

Thảm thực vật Kinh tế – xã hội

Bản đồ phân bố/thích nghi của

loài Trắc tại tỉnh Kon Tum Đất đai

Điều tra tái sinh tự nhiên

Tái sinh nhân tạo

Kỹ thuật tái sinh

Phục hồi rừng

Trồng mới

Làm giàu rừng

Trồng theo hướng phân

tán Điều tra sinh

trưởng và phát triển

2.3.2. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan - Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội.

+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng;

+ Tài liệu khí hậu thuỷ văn;

+ Dân sinh kinh tế xã hội;

+ Bản đồ hiện trạng sinh học của tỉnh Kon Tum 2.3.3. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu

2.3.3.1. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái, lâm sinh học của cây Trắc

Lập tuyến điều tra, khảo sát đi qua các dạng địa hình nhằm xác định các chỉ tiêu sinh thái, đặc điểm phân bố của cây Trắc tại các quần thể rừng và tiến hành thu thập các yếu tố sinh trưởng của rừng theo ô tiêu chuẩn để xác định các đặc điểm cấu trúc rừng như sau:

a. Điều tra sơ thám

Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu và hướng các tuyến nghiên cứu, diện tích lâm phần có loài cây Trắc phân bố, xác định khối lượng công việc để xây dựng kế hoạch thời gian điều tra ngoại nghiệp. Đồng thời sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để chọn ra vùng có loài cây Trắc phân bố tập trung để tiến hành đặt OTC và số lượng loài chọn làm cây tiêu chuẩn nghiên cứu.

b. Điều tra tỉ mỉ

Phương pháp nghiên cứu các điều kiện sinh thái của loài Trắc

Tiến hành quan sát, thu thập tiêu bản, chụp ảnh để miêu tả hình thái cây Trắc (Dalbergia Cochinchinensis)tại rừng đặc dụng Đak Uy

Để điều tra về đặc điểm sinh thái của loài trắc tại tỉnh Kon Tum:

- Thu thập tài liệu về lượng mưa, nhiệt độ điều kiện tự nhiên tại khu vực có loài Trắc sinh trưởng và phát triển tại tỉnh Kon Tum.

- Tiến hành thu thập mẫu đất và phân tích mẫu đất đã thu được để xác định độ ẩm đất, các sinh vật trong đất, các chất dinh dưỡng trong đất.

Từ những tài liệu thu thập được ở rừng Đak Uy có thể xác định vùng phân bố của loài Trắc. Căn cứ vào điều kiện phân bố của loài Trắc tiến hành lập ÔTC để điều tra với diện tích mỗi ô là 500m2 .

Trong ÔTC điều tra tất cả những cây có D1.3 ≥ 6cm, tiến hành đo chu vi cây tại vị trí 1,3m, chiều cao vút ngọn Hvn và chiều cao dưới cành Hdc, đường kính tán Dt. Đo D1.3 bằng thước kẹp kích có khắc vạch tới mm, đo tất cả các cây có D1.3 ≥6cm. Đo

Hvn, đo Dt bằng thước dây, đo theo hai chiều Đông Tây, Nam Bắc, lấy trung bình. Đo Hdc bằng thước đo cao, đo từ gốc đến cành chính bắt đầu tham gia tạo tán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh Kon Tum (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)