Đặc điểm lâm phần nơi có loài Trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh Kon Tum (Trang 59 - 63)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA LOÀI TRẮC

3.3.2. Đặc điểm lâm phần nơi có loài Trắc

3.3.2.1. Tổ thành loài thực vật tầng cây cao có cây Trắc phân bố

Tôi tiến hành bố trí 20 OTC (500m2), tại những nơi xuất hiện cây Trắc. Sau khi tiến hành điều tra theo OTC và xử lý số liệu tôi thu được kết quả về tổ thành các loài thực vật ở tầng cây cao như sau:

-20 -10 0 10 20 30 40

0 100 200 300 400 500 600

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ

Lượng mưa (mm)

Tháng

Lượng mưa, nhiệt độ theo tháng

Bảng 3.9. Tổ thành các loài thực vật tầng cao ở rừng đặc dụng Đak Uy

STT Loài Tên khoa học Số cây

1 Chò xót Parashorea stellata Kury 194

2 Trắc Dalbergia cochinchinensis Pierre 85

3 Dẻ Castanea sativa 65

4 Thành ngạnh Cratoxylon formosum 23

5 Hà nu Ixonanthes reticulata 24

6 Sao đen Tepana odorata Roxb 36

7 Ngát Gironiera subaequelis Planch 30

8 Đẻn 3 lá 20

9 Ươi bay Storeulia lychnophlara Hance 26

10 Bưởi bung Acronychia pedunculata (L.) Miq 24

11 Trâm trắng Syzygium wightianum Wall. et Arg 24

12 Sao cát Homalium caryophyllaceum Benth 5

13 Kơ nia Irvingia malayana 10

14 Sổ xoan Dillenia indica. L 8

15 Cứt ngựa Archidendron balansae 1

16 Máu chó Knemaconferta var tonkinensis Warbg. 7

17 Dền 17

18 Trâm sánh Eugenia chalos Ganep 16

19 Lòng mang Pterospermum heterophyllum Hance 9

20 Cà chít Shorea roxburghii G.Don 3

21 Chè xim 9

22 Dạ hương Cestrum nocturrnum Linn. 5

23 Cò ke Grewia paniculata 1

24 Bời lời vàng Litsea pierrei 8

25 Giổi Michelia mediocris Dandy 3

26 Hoa sữa Alstonia scholaris 3

27 Xoan đào Prunus ceylanica 6

28 Cây Vừng Barringtonia acutangula 1

29 Xoan mộc Toona sureni 2

30 Trám trắng Canarium album 1

31 Dầu rái Dipterocarpus alatus 1

(Nguồn: Điều tra thực địa tại rừng đặc dụng Đak Uy)

Qua bảng 3.6 cho thấy tổng 667 cây, số loài là 31, số cây trung bình của một loài là:

667/31= 22 cây, những loài nào có số cây N > 22 cây là loài được tham gia vào công thức tổ thành rừng. Dựa vào biểu trên ta xác định được chỉ có cây ươi bay, bưởi bung, trâm trắng, chò xót, trắc, dẻ, thành ngạnh, hà nu, sao đen, ngát là tham ra vào công thức tổ thành

Bảng 3.10. Tỷ lệ tổ thành tầng cây cao theo số cây, thiết diện ngang và chỉ số quan trọng

TT Loài Tổng hiết

diện (G)

Tầng

số (F) N% G% F% IV%

1 Chò xót 162.827,8 174 19,71 21,24 14,15 18,37

2 Trắc 163.823,2 161 17,18 21,37 13,09 17,22

3 Dẻ 67.540,6 111 8,09 8,81 9,02 8,64

4 Thành ngạnh 57.913,4 66 4,69 7,56 5,37 5,87

5 Hà nu 55.067,8 54 4,40 7,18 4,39 5,32

6 Các loài khác 259288.80 566 33.83 33.83 53.98 44.58 (Nguồn: Điều tra thực địa tại rừng đặc dụng Đak Uy) Như bảng 3.7 trên ta thấy được tỷ lệ tổ thành loài cây theo số cây:

1.97CX + 1.72T + 0.81D + 0.45TN + 0.44HN + 3.38Lk

Ghi chú: T: Cây Trắc TN: Thành ngạnh CX: Chò xót D: Dẻ

HN: Hà Nu LK: Loài khác

Nhận xét: Theo kết quả điều tra cho thấy số lượng loài điều tra được là 31 loài, tuy nhiên chỉ có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là cây Chò xót chiếm 19.71%; Trắc chiếm 17.18%; Dẻ chiếm 8.09% tổng số cây trong lâm phần, Thành Ngạnh chiếm 4.69%, Hà nu chiếm 4.4%, 31 loài còn lại chiếm 33.83 %. Qua những số liệu ở trên ta có thể thấy rằng mức độ ưu thế của cây ưu thế với những loài còn lại là khác nhau không rõ rệt. Theo Thái Văn Trừng thì trong lâm phần loài nào có số lượng chiếm > 50% tổng số lượng cá thể của tầng cây cao thì được gọi là loài ưu thế, như vậy ta có thể kết luận cây Trắc chưa phải là loài chiếm ưu thế trong lâm phần. Một số loài tuy xuất hiện trong quá trình điều tra nhưng số lượng rất ít như: Hoa sữa, xoan đào, lộc vừng, xoan mộc, bình linh....

Công thức tổ thành viết theo tiết diện ngang:

2.1CX + 2.1T + 0.81D + 0.76TN + 0.71HN + 3.38Lk

Các loài tham gia vào công thức tổ thành theo tiết diện ngang lâm phần như sau, cây Chò xót đứng đầu chiếm 21.24% cũng như công thức tổ thành theo số cây.

Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng:

1,83CX + 1,72T + 0,86D + 0,59TN + 0,53HN + 4,5 Lk

Cũng giống như công thức tổ thành theo số cây và theo tiết diện ngang thì trong công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, chỉ có cây Trắc, cây Chò xót, Dẻ, Thành Ngạnh, Hà Nu là tham ra vào công thức tổ thành và mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần.

Trong đó cây Chò Xót có chỉ số quan trọng lớn nhất (18.3%) tiếp đó đến Trắc (17.22%) và Dẻ (8.64%), Thành ngạnh (5.87%), Hà Nu(5.32%) còn lại là các loài cây khác (44.58%). Như vậy có thể nói cây Chò xót là loài ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của lâm phần, đặc biệt là đặc điểm về cấu trúc của lâm phần.

Sau khi biết được công thức tổ thành theo ba cách ta có thể rút ra một nhận xét chung đó là: Cây Chò Xót là loài chiếm ưu thế so với các loài khác trong lâm phần, tuy nhiên mức độ chiếm ưu thế của nó không lớn lắm so với Trắc và Dẻ.

3.3.2.2. Phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố

Hình 3.11. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố tại rừng đặc dụng Đak UY

Lâm phần nơi có Trắc nơi phân bố có phân bố số cây theo đường kinh tuân theo hàm Mayer, với công thức N= 1182.038e-0.082D

Cấu trúc N loài/D của rừng rừng đặc dụng Đak Uy có kiểu dạng phân bố là dạng giảm liên tục, có nghĩa khi lên tầng cao, cấp kính lớn, số loài chiếm tỷ lệ thấp, đây là các loài ưu thế sinh thái.

N = 1182,038e-0,082D R2= 0,9213

0 50 100 150 200 250

10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90

Số cây (N)

Cấp D Histogram

Frequenc y

Expon.

(Frequenc y)

3.3.2.3. Phân bố số cây theo chiều cao của lâm phân nơi có Trắc phân bố

Hình 3.12. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố tại rừng đặc dụng Đak UY

Phân bố số cây theo chiều cao của lâm phần nơi có trắc phân bố tuân theo hàm số : y = 0.4586x3 - 13.907x2 + 106.66x - 31.034.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh Kon Tum (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)