Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Phân tích và lựa chọn dòng keo ưu tú vượt trội làm giống sử dụng cho các vùng đất cát ven biển
Dựa vào kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả ở bảng 3.4 đến bảng 3.31 chỉ tiêu pH là đồng nhất hay không có sự sai khác giữa các dòng trội. Vì vậy đề tài dựa vào các chỉ tiêu tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, khối lượng nốt sần, lượng vật rơi rụng, ẩm độ, nhiệt độ, mùn và sinh khối để lựa chọn dòng tốt nhất. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.32, 3.33, 3.34 và bảng 3.35:
Những dòng được đánh dấu X là những dòng được xếp vào nhóm trội nhất ở các chỉ tiêu đánh giá.
Bảng 3.32. Tổng hợp chọn dòng ưu tú trên vùng đất cát nội đồng Thừa Thiên Huế
Dòng Tỷ lệ
sống Hvn Do Sinh khối
Vật rơi rụng
Sinh khối nốt sần
Mùn pH đất
Nhiệt độ đất
Ẩm độ đất
A.Cr.N.147 x x x x x x x
A.Cr.N.34 x x x x x x x x x x
A.Cr.N.81 x x x x
A.Cr.N.84 x x x x x x x x x x
A.Cr.N.86 x x x x
A.Cr.N.87 x x x x
A.Cr.S.38 x x x
A.Cr.S.51 x x x x
A.Cr.S.6 x x x x x x x x
ĐC
Qua bảng 3.32 đã chọn được các dòng Keo lá liềm ưu tú trên vùng đất cát nội đồng Thừa Thiên Huế là A.Cr.N.34, A.Cr.N.84. Các dòng ưu tú có độ vượt trội rõ rệt so với các dòng còn lại ở tất cả các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu sinh trưởng, vượt từ 21,3% đến 21,4% so với đối chứng.
Bảng 3.33. Tổng hợp chọn dòng ưu tú trên vùng đất cát ven biển Thừa Thiên Huế
Dòng Tỷ lệ
sống Hvn Do Sinh khối
Vật rơi rụng
Sinh khối nốt sần
Mùn pH đất
Nhiệt độ đất
Ẩm độ đất
A.Cr.N.147 x x x x x x x x x x
A.Cr.N.34 x x x x x x x
A.Cr.N.81 x x
A.Cr.N.84 x x x x x x x x
A.Cr.N.86 x
A.Cr.N.87 x
A.Cr.S.38 x x
A.Cr.S.51 x x
A.Cr.S.6 x x x x x x
ĐC
Qua bảng 3.33 đã chọn được các dòng Keo lá liềm ưu tú trên vùng đất cát ven biển Thừa Thiên Huế là A.Cr.N.147. Dòng ưu tú có độ vượt trội rõ rệt so với các dòng còn lại ở tất cả các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu sinh trưởng, vượt 22% so với đối chứng.
Bảng 3.34. Tổng hợp chọn dòng ưu tú trên vùng đất cát nội đồng Quảng Nam
Dòng Tỷ lệ
sống Hvn Do Sinh khối
Vật rơi rụng
Sinh khối nốt sần
Mùn pH đất
Nhiệt độ đất
Ẩm độ đất
A.Cr.N.147 x x x x x x
A.Cr.N.34 x x x x x x x
A.Cr.N.81 x
A.Cr.N.84 x x x x x x x
A.Cr.N.86 x
A.Cr.N.87 x x
A.Cr.S.38 x
A.Cr.S.51 x x
A.Cr.S.6 x x x x x x x x x x
ĐC
Qua bảng 3.34 đề tài đã chọn được các dòng Keo lá liềm ưu tú trên vùng đất cát nội đồng Quảng Nam là A.Cr.S.6. Dòng ưu tú có độ vượt trội rõ rệt so với các dòng còn lại ở tất cả các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu sinh trưởng, vượt 20% so với đối chứng.
Bảng 3.35. Tổng hợp chọn dòng ưu tú trên vùng đất cát ven biển Quảng Nam
Dòng Tỷ lệ
sống Hvn Do Sinh khối
Vật rơi rụng
Sinh khối
nốt sần Mùn pH đất
Nhiệt độ đất
Ẩm độ đất
A.Cr.N.147 x x x x x x
A.Cr.N.34 x x x x x x x
A.Cr.N.81 x x
A.Cr.N.84 x x x x x x x
A.Cr.N.86 x x x
A.Cr.N.87 x x x
A.Cr.S.38 x
A.Cr.S.51 x x
A.Cr.S.6 x x x x x x x
ĐC
Qua bảng 3.35 ta thấy: có các dòng trội ở một số chỉ tiêu, nhưng không có dòng Keo lá liềm nào được chọn là dòng ưu tú trên vùng đất cát ven biển Quảng Nam. Do không có dòng nào trội hoàn toàn so với các dòng còn lại ở tất cả các chỉ tiêu. Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu độ vượt trội về sinh khối có thể chọn được dòng A.Cr.147 là có độ vượt trội so với đối chứng là 20,8%.
Tóm lại: Qua kết quả phân tích tỷ lệ sống, sinh trưởng, sinh khối và khả năng cải tạo đất của các dòng trội Keo lá liềm, đề tài đã chọn ra được 4 dòng Keo lá liềm ưu tú nhất để phục vụ nhân giống cho vùng đất cát ven biển miền Trung đó là: A.Cr.N.34, A.Cr.N.84, A.Cr.N.147, A.Cr.S.6.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
- Kết quả đánh giá khả năng thích nghi của các dòng keo trội ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam:
Qua phân tích đánh giá ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn được các dòng Keo lá liềm có tỷ lệ sống tốt nhất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.S.6, A.Cr.N.34, A.Cr.N.84 và các dòng có tỷ lệ sống tốt nhất ở vùng đất cát ven biển là A.Cr.N.147, A.Cr.N.84.
Tại tỉnh Quảng Nam đã chọn được các dòng có tỷ lệ sống cao nhất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.N.34, A.Cr.S.6 và các dòng có tỷ lệ sống cao nhất ở vùng đất cát ven biển là A.Cr.N.84, A.Cr.N.34, A.Cr.S.6.
- Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng của các dòng keo và lựa chọn dòng ưu tú
Kết quả phân tích và đánh giá sinh trưởng của các dòng Keo lá liềm khu vực vùng cát nội đồng và vùng cát ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn được các dòng Keo lá liềm có sinh trưởng cao nhất trồng trên vùng đất cát nội đồng là A.Cr.N.147, A.Cr.N.34, A.Cr.N.84, A.Cr.S.6. và các dòng Keo lá liềm sinh trưởng cao nhất trên vùng đất cát ven biển là A.Cr.N.147, A.Cr.N.34, A.Cr.N.84, A.Cr.S.6.
Qua kết quả phân tích và đánh giá sinh trưởng của các dòng Keo lá liềm khu vực vùng cát nội đồng và vùng cát ven biển ở tỉnh Quảng Nam đã chọn được các dòng Keo lá liềm có sinh trưởng cao nhất trồng trên vùng đất cát nội đồng là A.Cr.N.147, A.Cr.S.6 và các dòng Keo lá liềm sinh trưởng cao nhất trên vùng đất cát ven biển là A.Cr.N.84, A.Cr.N.34.
- Kết quả đánh giá sinh khối của các dòng keo và lựa chọn dòng ưu tú
Qua nghiên cứu và đánh giá, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đề tài đã chọn được các dòng Keo lá liềm có sinh khối lớn nhất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.S.6, A.Cr.N.84, A.Cr.N.34 và các dòng Keo lá liềm có sinh khối lớn nhất ở vùng đất cát ven biển là A.Cr.N.147. Tại tỉnh Quảng Nam đã chọn được các dòng Keo lá liềm có sinh khối cao nhất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.N.84, A.Cr.S.6, A.Cr.N.34. Và các dòng Keo lá liềm có sinh khối lớn nhất ở vùng đất cát ven biển là A.Cr.S.6, A.Cr.N.147.
- Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng cải tạo đất của các dòng keo và lựa chọn dòng ưu tú
Qua nghiên cứu và đánh giá, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đề tài đã chọn được các dòng Keo lá liềm có sinh khả năng cải tạo đất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.N.84, A.Cr.N.34 và các dòng Keo lá liềm có khả năng cải tạo đất tốt nhất ở vùng đất cát ven
biển là A.Cr.N.147. Tại tỉnh Quảng Nam đã chọn được dòng Keo lá liềm có khả năng cải tạo đất tốt nhất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.S.6.
Kết luận chung: Từ kết quả phân tích tỷ lệ sống, sinh trưởng, sinh khối và khả năng cải tạo đất của các dòng trội Keo lá liềm, đề tài đã chọn ra được 4 dòng Keo lá liềm ưu tú nhất để phục vụ nhân giống cho vùng đất cát ven biển miền Trung đó là:
A.Cr.N.34, A.Cr.N.84, A.Cr.N.147, A.Cr.S.6.
Kiến nghị
Về nghiên cứu: Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng, sinh khối và khả năng cải tạo đất của các dòng Keo lá liềm được lựa chọn trồng.
Về thực tiễn sản xuất: Đề nghị tạo cây giống và trồng rừng của 4 dòng Keo lá liềm đã được lựa chọn bao gồm các dòng A.Cr.N.34, A.Cr.N.84, A.Cr.N.147 và dòng A.Cr.S.6