Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của nông hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở VÙNG CÁT QUẢNG BÌNH

4.2.4. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của nông hộ

Thức ăn mà các hộ dân sử dụng cho bò ăn rất phong phú và đa dạng bao gồm các loại: cỏ tự nhiên, cỏ trồng, rơm lúa, thân ngô, thân cây chuối, ngọn mía, thân lạc, ngọn sắn, khoai lang, cám gạo, bột ngô, và các loại khác. Kết quả điều tra tình hình sử dụng các loại thức ăn cho chăn nuôi bò của các hộ ở vùng cát tỉnh Quảng Bình được thể hiện ở bảng 4.5 và 4.6 của 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch như sau:

Bảng 4.5. Tình hình sử dụng thức ăn cho chăn nuôi bò, phân theo loại hộ ở xã Võ Ninh

Loại thức ăn

Mùa nắng Mùa mưa

Hộ nghèo

(n=1)

Hộ trung

bình (n=31)

Hộ khá (n=13)

Hộ nghèo

(n=1)

Hộ trung

bình (n=31)

Hộ khá (n=13)

Cỏ trong tự nhiên 4.00 7 6 1 13 4

Cỏ trồng 5 19 12 7 21 13

Rơm lúa 7 25 13 7 25 13

Thức ăn tinh bột (bột cám gạo,

bột sắn) 4 8 2 3 10 4

Thức ăn hỗ hợp mua ở thị trường 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Thân chuối sau thu hoạch 0 0.00 0.00 5 13 6

Ngọn mía 0 7 0.00 0.00 0.00 0.00

Thân ngô 0 7 0.00 0.00 0.00 0.00

Ngọn sắn 0 7 0.00 0.00 0.00 0.00

Thân lạc 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Khoai lang 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)

Bảng 4.5 cho thấy, mùa nắng ở xã Võ Ninh người dân sử dụng nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò rất phong phú, từ thức ăn tự nhiên (các loại cây cỏ) cho đến thức ăn công nghiệp (các loại cám). Tuy nhiên, nguồn thức ăn được sử dụng nhiều nhất là thức ăn tự nhiên, đặc biệt là cỏ tự nhiên, cỏ trồng và rơm lúa. Có thể thấy vào mùa nắng nguồn thức ăn dồi dào nên thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò đa dạng. Đối với mùa mưa rét, nguồn thức ăn hạn hẹp hơn nên người dân thường bổ sung thức ăn là thân chuối sau thu hoạch cho bò ngoài rơm lúa, cỏ trồng và cỏ trong tự nhiên. Sở dĩ 3 loại thức ăn: cỏ trồng, cỏ tự nhiên và rơm lúa được các hộ dân sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi bò là do đây là các nguồn thức ăn yêu thích và rất thích hợp với bò, hơn nữa còn là nguồn có sẵn của địa phương, người dân tận dụng được trong trồng trọt, không tốn tiền mua, chỉ mất công chăm sóc nên tiết kiệm được chi phí.

Tình hình sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi bò của nông hộ ở xã Trung Trạch được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thức ăn cho chăn nuôi bò phân theo loại hộ ở xã Trung Trạch

Loại thức ăn

Mùa nắng Mùa mưa

Hộ nghèo

(n=6)

Hộ TB (n=33)

Hộ Khá (n=6)

Hộ nghèo

(n=6)

Hộ TB (n=33)

Hộ Khá (n=6)

Cỏ trong tự nhiên 6.00 33.00 6.00 5 18 1

Cỏ trồng 0.00 12.00 4.00 2 24 2

Rơm lúa 6.00 33.00 6.00 6 33 6

Thức ăn tinh bột (bột cám

gạo, bột sắn) 0.00 0.00 0.00 2 23 2

Thức ăn hỗ hợp mua ở thị

trường 0.00 0.00 0.00 0 4 0

Thân chuối sau thu hoạch 1.00 3.00 3.00 2 6 2

Ngọn mía 0.00 0.00 0.00 0 0 0

Thân ngô 0.00 2.00 4.00 1 6 1

Ngọn sắn 0.00 0.00 0.00 0 0 0

Thân lạc 0.00 0.00 0.00 0 0 0

Khoai lang 0.00 4.00 1.00 0 0 0

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)

Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy, mức độ sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi bò của các nhóm hộ ở xã Trung Trạch cũng giống với xã Võ Ninh. Các hộ dân chủ yếu sử dụng 3 loại thức ăn là cỏ tự nhiên, cỏ trồng và rơm lúa. Tuy nhiên vào mùa mưa, các hộ ở đây còn sử dụng thêm thức ăn công nghiệp, thân ngô cùng với thân chuối sau thu hoạch.

Nhìn chung, người dân vùng cát Quảng Bình nuôi bò phần lớn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương nên cỏ tự nhiên và rơm lúa vẫn là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi bò của các nhóm hộ. Phần lớn các loại cây nông nghiệp đều có nguồn phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bò, nhưng số lượng không lớn và mang tính thời vụ.

Cỏ tự nhiên vẫn là nguồn thức ăn truyền thống không thể thiếu trong chăn nuôi bò của nông hộ (83,33% - 100%). Một mặt giảm chi phí thức ăn, mặt khác là nguồn thức ăn chính trong mùa mưa rét.

Cỏ trồng là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng đã được đưa vào và ứng dụng để chăn nuôi bò ở nông hộ. Tất cả các hộ nuôi bò ở đây đều trồng cỏ, với diện tích từ 0.5-2 sào/hộ. Một điều đáng chú ý nữa là người dân ở đây tận dụng tốt quỹ đất hoang hóa để trồng cỏ như: bãi bồi ven sông, bờ ruộng, dọc kênh mương, ven đường, … Điều này thể hiện sự quan tâm của nông hộ trong hoạt động chăn nuôi bò khi không đủ thức ăn như trời rét, nắng hạn thì dùng cỏ trồng làm thức ăn chính. Trong thời gian vừa qua Trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm khuyến nông huyện đã thực hiện các mô hình về trồng cỏ, chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ Voi và giúp người dân chuyển đổi chăn nuôi bò sang phương thức bán thâm canh. Người dân đã chuyển đổi một phần diện tích đất trồng màu sang trồng cỏ để nuôi bò. Đất màu này vốn được sử dụng để trồng các loại cây như lạc, khoai, ngô và đậu xanh. Hiện nay ở địa phương có rất nhiều giống cỏ trồng phục vụ cho chăn nuôi bò như: cỏ Voi, cỏ Sữa, VA06, … nhưng phổ biến nhất là cỏ Voi vì giống cỏ này năng suất chất xanh cao, vừa chống chịu tốt và thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Có thể nói trồng cỏ và diện tích trồng cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi bò trong nông hộ hiện nay.

Rơm lúa cũng là nguồn thức ăn chủ yếu và truyền thống. Rơm được phơi khô xây thành cột và cho ăn dần dần. Đây là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng vào mùa mưa rét, và nắng hạn. Thân chuối cũng đóng vai trò quan trọng trong nguồn thức ăn bổ sung cho bò vào mùa mưa. Thức ăn này chủ yếu được trồng ở trong vườn, những hộ nuôi nhiều thì phải mua thêm cho bò ăn vào lúc mưa rét không chăn bò ngoài đồng ruộng được. Những năm gần đây, thời tiết liên tục thay đổi thất thường. Mùa đông, nhiệt độ giảm sâu hơn, các đợt rét đậm rét hạị đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, nông dân. Cũng chính vào thời điểm này lượng thức ăn của bò gặp nhiều khó khăn do không chăn thả được, chủ yếu dùng đến rơm lúa phơi khô. Rơm khô có

nhiều chất dinh dưỡng, nếu được chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt cho bò, thay thế hoàn toàn nguồn cỏ tươi do vậy đây là loại thức ăn phổ biến nhất vào mùa này được bà con sử dụng.

Một số phụ phẩm từ các loại cây nông nghiệp như: thân ngô, dây lạc,

…cũng được sử dụng làm thức ăn cho bò nhưng nó mang tính mùa vụ nên chỉ cho ăn lúc thu hoạch.

Ngoài những loại thức ăn thô xanh, nông hộ còn bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như: bột ngô, bột sắn, cám gạo …. Qua điều tra nông hộ tại địa phương các hộ nuôi bán thâm canh thường bổ sung thêm lượng thức ăn tinh trong quá trình nuôi. Đây là những loại thức ăn tinh có sẵn, hầu hết đều do gia đình tự sản xuất được. Do đó, họ không phải mua, chủ động trong việc sử dụng và giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng hộ mà thức ăn tinh được sử dụng trong các hộ là khác nhau.

Bên cạnh những loại thức ăn tinh có sẵn. Người dân còn bổ sung thêm các loại thức ăn được chế biến như: rơm được ủ Urê, …Tuy nhiên, chỉ được số ít hộ sử dụng và sử dụng cũng không thường xuyên, tỷ lệ trong khẩu phần ăn cũng không đáng kể.

Người dân chỉ tập trung vào giai đoạn thúc béo để bán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)