CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Cấu trúc tổ thành của rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố
3.5.2. Tổ thành cây tái sinh
Kết quả điều tra và tính toán tổ thành loài cây tái sinh tại hai khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên TXG tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình
Loài ni ntbi n% Hệ số tổ thành
Huỷnh 34 1.0 6.7 0.7
Mán Đỉa 29 0.8 5.7 0.6
Máu chó 29 0.8 5.7 0.6
Ngát 29 0.8 5.7 0.6
Nhọc vàng 29 0.8 5.7 0.6
Săng mây 29 0.8 5.7 0.6
Trường chôm 29 0.8 5.7 0.6
Vạng trứng 34 1.0 6.7 0.7
Xoan đào 29 0.8 5.7 0.6
Dẻ đỏ 29 0.8 5.7 0.6
25 Loài Khác 206 5.9 4.1
Tổng 503 100 100
(Nguồn: số liệu điều tra 2019) Qua bảng 3.5 ta nhận thấy: Chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh chỉ có 10 loài, gồm Huỷnh, Mán đỉa, Máu chó, Ngát, Nhọc vàng, Săng mây, Trường chôm, Vạng trứng, Xoan đào, Dẻ đỏ (59 % về hệ số tổ thành). Trong đó Huỷnh chiếm hệ sô tổ thành 0,7 tức là trong trang thái rừng TXG loài cây Huỷnh tái sinh là mạnh và lượng cây tái sinh lớn với 34caay/OTC (907 cây/ha).Trong khi 25 loài còn lại chỉ chiếm 41 %. Điều này chứng tỏ khả năng gieo giống của cây bố mẹ các loài trên là rất tốt. Huỷnh cùng với các loài cây ưu thế lập nên một ưu hợp với số lượng cây tái sinh khá đông đảo dưới tán rừng. Có thể viết công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái rừng TXG như sau:
7 Huỷnh+ 6 Mán đĩa+ 6 Máu chó+ 6 Ngát+ 6 Nhọc vàng+ 6 Săng mây+ 6 Trường chôm+ 7 Vạng trứng+ 6 Xoan đào+ 6 Dẻ đỏ+ 41 Loài khác
Bảng 3.6. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên TXB tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình
Loài ni ntbi n% Hệ số tổ thành
Bời lời 29 1.051546392 7 0.7
Chân chim 25 0.901325479 6 0.6
Chủa 21 0.751104566 5 0.5
Gụ lau 34 1.201767305 8 0.8
Huỷnh 21 0.751104566 5 0.5
Khổng 29 1.051546392 7 0.7
Săng lẻ 29 1.051546392 7 0.7
Trâm đỏ 29 1.051546392 7 0.7
Trường chôm 29 1.051546392 7 0.7
19 Loài Khác 160 3.9
408
(Nguồn: số liệu điều tra 2019) Qua bảng 3.6 ta nhận thấy: Chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh chỉ có 9 loài, gồm Bời lời, Chân chim, chủa, Gụ lau,Huỷnh, Khổng, Săng lẻ, Trâm đỏ, Trường chô, (61 % về hệ số tổ thành). Trong đó Huỷnh có hệ sô tổ thành 05% cho thấy Huỷnh có khả năng tái sinh khá mạnh không thua kém nhiều so với các loài cây khác. Trong khi 25 loài còn lại chỉ chiếm 39 %. Điều này chứng tỏ khả năng gieo giống của cây bố mẹ các loài trên là rất tốt. Có thể viết công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái rừng TXG như sau:
8 Gụ lau+ 7 Bời lời + 5 Huỷnh+ 7 Khổng+ 7 Săng lẽ+ 7 Trâm đỏ+ 7 Trường chôm+ 6 Chân chim+ 5 Chủa + 39 Loài khác
Bảng 3.7. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên TXN tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình
Loài ni ntbi n% Hệ số tổ thành
Chua khét 35 1.2595 9.1837 0.9
Giẻ đỏ 27 0.9796 7.1429 0.7
Trường vải 24 0.8397 6.1224 0.6
Nổ 27 0.9796 7.1429 0.7
Vạng trứng 20 0.6997 5.102 0.5
Xoan đào 24 0.8397 6.1224 0.6
22 Loài Khác 227 5.9
256
(Nguồn: số liệu điều tra 2019) Qua bảng 3.7 ta nhận thấy: Chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh chỉ có 6 loài, gồm Chua khét, Giẻ đỏ, Nổ, Trường vải, Vạng trứng, Xoan đào, Vạng trứng (41 % về hệ số tổ thành). Với trạng thái rừng TXN thì Huỷnh chiếm hệ sô tổ thành thấp nên không tham được vào công thức tổ thành tức là khả nang tái sinh của loài Huỷnh ở trang thái rừng này là khá kém so với các loài ưu thé khác. Trong khi 22 loài còn lại chiếm 59 %.
Điều này chứng tỏ ở trạng thái TXN khả năng gieo giống của cây bố mẹ các loài khá kém hơn so với các trạng thái rừng khác. Có thể viết công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái rừng TXG như sau:
9 Chua khét+ 7 giẻ đỏ+ 7 nổ + 6 Trường vải+ 5 Vạng trứng+ 6 Xoan đào+ 5 Vạng trứng+ + 59 Loài khác
Kết quả trên cho thấy, tổ thành loài cây tái sinh ở các ô đo đếm của các trạng thái rừng dao động từ 28 - 35 loài, số loài cây tái sinh chiếm ưu thế ở mỗi trạng thái rừng từ 6 – 10 loài. Trong tất cả các trạng thái rừng điều tra tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình thì ở trạng thái rừng Giàu và trạng thái rừng Trung Bình là có loài Huỷnh tham gia vào công thức tổ thành tái sinh và chiếm 5 – 7%. Thành phần loài tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh tương đối giống so với các loài tham gia vào công thức thức tổ thành tầng cây cao.