CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.9. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng cây Huỷnh
Huỷnh là cây bản địa mộc nhanh, tái sinh dễ, mật độ, tổ thành lớn, gỗ thẳng đẹp có giá trị cao... Phù hợp với điều kiện sinh thái của lâm trường. Chính vì vậy việc gây trồng và phục hồi rừng với tổ thành cây bản địa có cây Huỷnh làm loài cây ưu thế là hướng đi đúng đắn, Qua đó tiến hành đưa ra một số giải pháp khoanh
nuôi phục hồi rừng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng bằng cây Huỷnh trên diện tí ch phân bố sinh thái của chúng như sau:
- Khoanh nuôi phục hồi rừng
+ Đối tượng: Gồm những diện tí ch đất trống có cây gỗ rải rác tổng số là 891,27ha tại các tiểu khu 276B; 274; 275; 277; 278; 279;280; 281; 299; 300; 301;
302; 303; 304; 305; 316; 317; 318; 326; 328; 329; 335; 336, trong đó:.
+ Biện pháp:Có 2 biện pháp tác động:
- Khoanh nuôi mức độ thấp (XTTS tự nhiên):
Hàng năm các đơn vị tiến hành thiết kế và lập hồ sơ khoanh nuôi không trồng bổ sung.
Giao khoán cho các hộ gia đình thành viên, hoặc cộng đồng, làng bản.
Tiến hành ngăn chặn các hoạt động có hại đến quá trì nh phục hồi rừng như:
Chăn thả súc vật, chặt củi, đốt nương làm rẫy...
Thời gian khoanh nuôi phục hồi rừng 5 năm.
- Khoanh nuôi mức độ cao (Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung):
Tiến hành thiết kế và lập hồ sơ khoanh nuôi có tác động.
Mật độ trồng từ 150 – 300 cây/ha.
Loài cây trồng: Huỷnh, Trường, Gội, Vạng, Gụ Lau, Lim Xanh, Giổi... Cây con có thể được lấy từ các khu rừng giàu và rừng trung bình, gần khu khoanh nuôi.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Chiều cao lớn hơn 0,5 m, sinh trưởng tốt.
Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thời gian thực hiện theo quy phạm kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung (QPN 21-98).
Căn cứ tì nh hì nh tái sinh trên vùng phân bố sinh thái Huỷnh thì tiến hành chia thành hai mức độ khoanh nuôi có tác động:
+ Mật độ cây tái sinh thuộc nhóm loài kinh doanh (Huỷnh, Gụ Lau, Lim Xanh, Trường Chua, Trường Vải...) có chiều cao H > 1 m, mật độ > 400 cây/ha, thì không cần trồng bổ sung, chỉ tiến hành phát dọn dây leo, bụi rậm, tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh phát triển.
+ Mật độ cây tái sinh thuộc nhóm loài mục đích có chiều cao H > 1 m, mật độ < 400 cây/ha, thì căn cứ vào mật độ tái sinh điều tra để quyết điịnh mật độ trồng bổ sung.
- Làm giàu rừng
+ Đối tượng: Bao gồm rừng phục hồi, rừng nghèo, có số lượng và chất lượng các loài cây gỗ tái sinh mục đích chưa phù hợp với yêu cầu kinh doanh.
+ Diện tích đưa vào làm giàu rừng là: 175 ha thuộc các tiểu khu rừng phục hồi, rừng nghèo (316; 305; 279; 304; 305; 316; 329)
+ Biện pháp:
- Tập đoàn cây trồng làm giàu rừng: Với mục đích kinh doanh rừng gỗ, dựa vào đặc điểm sinh thái của cây trồng làm giàu, tổ thành, đặc điểm của cây tái sinh thuộc vùng phân bố sinh thái cây Huỷnh. Đề xuất tập đoàn cây làm giàu như sau:
Huỷnh, Gụ Lau, Trường Chua, Trường Vải, Ngát
- Mục tiêu của làm giàu rừng là tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ, nhằm xây dựng rừng mới với cây trồng làm giàu chiếm ưu thế.
- Mật độ trồng làm giàu từ 150 – 300 cây/ha. Cây làm giàu phải có chiều cao lớn hơn 0,5 m, sinh trưởng tốt. Có thể lấy cây làm giàu từ những trạng thái rừng giàu và rừng trung bì nh có mật độ tái sinh lớn, nhưng phải có sự kiểm tra chặt chẻ.
- Kỹ thuật làm giàu, chăm sóc thực hiện theo quy phạm kỹ thuật QPN21 – 92 áp dụng cho rừng sản xuất gỗ.
- Nuôi dưỡng rừng
+ Đối tượng: Bao gồm rừng trạng thái có đủ các tiêu chuẩn về mật độ và chất lượng cây gỗ, cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh.
+ Diện tích đưa vào nuôi dưỡng thuộc vùng phân bố sinh thái cây Huỷnh là:
19.245,5 ha
+ Biện pháp:
- Điều chỉnh và tạo tổ thành cây đứng cũng như cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh.
- Loại bỏ những cây có phẩm chất xấu, sâu bệnh, cụt ngọn, cây kém giá trị
kinh tế, những cây chèn ép cây mục đích... Tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển nhanh và điều chỉnh rừng theo cấu trúc định hướng.
- Tất cả đối tượng rừng đưa vào nuôi dưỡng đều không được hạ thấp độ tàn che của rừng xuống dưới 0,5.
- Biện pháp kỹ thuật bài cây, số lần và thời điểm chặt thực hiện theo quy phạm kỹ thuật QPN14 – 92 áp dụng cho rừng sản xuất gỗ.
.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ