CHƯƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Ảnh hưởng của giá thể đến đặc trưng hình thái quả thể nấm
3.3.3. Đường kính mũ nấm
Thị trường hiện chia ra 3 loại nấm sò với chất lượng khác nhau:
- Loại nhất: Đường kính mũ nấm chỉ 1 – 5 cm - Loại nhì: Đường kính mũ nấm chỉ 5 – 10 cm - Loại ba: Đường kính mũ nấm trên 10 cm
Tuy nhiên trong nghiên cứu, muốn hiểu rõ về khả năng thích ứng của nấm với cơ chất, thường đo nấm ở dạng phễu lệch chuyển sang dạng lá lục bình. Làm như vậy cũng đảm bảo cho trọng lượng nấm đạt tối đa.
Mỗi chủng nấm sò có nhu cầu riêng về chất dinh dưỡng. Lượng dinh dưỡng không cần nhiều, chỉ cần đủ. Lượng dinh dưỡng dư thừa cũng có thể ức chế nấm phát triển kích thước tai nấm. Kích thước tai nấm còn thể hiện được khả năng cho năng suất của nấm bởi, tai trọng lượng quả thể phụ thuộc vào kích thước tai nấm.
Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển đường kính tai nấm. Nhiệt độ, độ ẩm không tối thích cũng hạn chế sự phát triển đường kính tai nấm. Ngoài ra, hàm lượng CO2 quá cao cũng làm cho tai nấm nhỏ.
- Nấm sò trắng
+ Vụ Đông Xuân: Đường kính mũ nấm giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 7,4 – 8,7 cm. Các công thức thí nghiệm đều có đường kính mũ nấm thấp hơn so với VI. Trong các công thức thí nghiệm, công thức V có đường kính mũ nấm chênh lệch ít nhất so với VI và đạt 8,6 cm, tiếp đến công thức IV đạt 8,3 cm và công thức III đạt 8,1 cm. Công thức II có đường kính mũ nấm thấp nhất, đạt 7,4 cm và công thức I đạt 7,6 cm.
+ Vụ Xuân Hè: Nấm được nuôi trồng trên công thức V có kích thước mũ nấm lớn nhất, đạt 8,1 cm. Công thức IV có đường kính mũ lớn thứ 2, đạt 7,9 cm. Ngoại trừ hai công thức IV và V, tất cả các công thức còn lại đều có đường kính mũ nấm nhỏ hơn công thức VI (7,6 cm). Công thức I có đường kính mũ nấm nhỏ nhất, đạt 7,1 cm.
Các công thức II và III có đường kính mũ nấm lần lượt là 7,3 cm và 7,5 cm.
- Nấm sò tím
+ Vụ Đông Xuân: Đường kính mũ nấm giữa các công thức dao động từ 7,5 – 8,9 cm. Ngoại trừ công thức V, các công thức thí nghiệm còn lại có đường kính mũ nấm nhỏ hơn so với VI (8,6 cm). Công thức II có đường kính mũ nấm nhỏ nhất, tiếp đến công thức I, đạt 7,6 cm. Các công thức III và IV có đường kính mũ nấm lần lượt là 8,3 cm và 8,1 cm.
+ Vụ Xuân Hè: Cũng giống như vụ Đông Xuân, đường kính mũ nấm trên công thức V lớn nhất, đạt 7,9 cm, và là công thức duy nhất có đường kính mũ nấm lớn hơn so với VI (7,7 cm). Công thức I và công thức IV có đường kính mũ nấm nhỏ nhất, đạt 7,1 cm. Công thức II và III có đường kính mũ nấm lần lượt là 7,3 cm và 7,5 cm.
Hình 3.7. Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính mũ nấm Qua hình 3.7 cho thấy:
- Đường kính mũ giữa các vụ nuôi trồng trên cùng công thức có sự chênh lệch.
Nấm sò trắng được nuôi trồng trên các công thức trong vụ Đông Xuân có đường kính mũ nấm lớn hơn vụ Xuân Hè cùng công thức. Tương tự nấm sò trắng, nấm sò tím cũng có đường kính mũ nấm ở vụ Đông Xuân lớn hơn vụ Xuân Hè cùng công thức nuôi trồng.
- Đường kính mũ giữa các giống nuôi trồng trên các công thức có sự khác nhau.
Trong vụ Đông Xuân, nấm sò trắng có đường kính mũ nấm nhỏ hơn so với nấm sò tím cùng công thức thí nghiệm. Duy chỉ có công thức IV và VIĐC, có đường kính mũ nấm của nấm sò trắng lớn hơn nấm sò tím. Trong vụ Xuân Hè, ngoại trừ hai công thức II và
0 2 4 6 8 10
CT I CT II CT III CT IV CT V CT VI
cm
Đường kính mũ nấm
Nấm sò trắng - Vụ Đông Xuân Nấm sò trắng - Vụ Xuân Hè Nấm sò tím - Vụ Đông Xuân Nấm sò tím - Vụ Xuân Hè
VIĐC, các công thức còn lại đều có đường kính mũ nấm của nấm sò trắng lớn hơn nấm sò tím
3.4. Mức độ nhiễm côn trùng và nấm hại trên các loại giá thể trồng
So với các loài nấm trồng khác, thì nấm bào ngư là ít bệnh nhất. Chủ yếu thường gặp hai loại bệnh phổ biến là: nấm mốc xanh và ấu trùng ruồi nhỏ.
Sự bùng phát dịch hại trên nấm trồng nói chung và nấm sò nói riêng thì nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nuôi trồng không đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi trồng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho phòng nuôi trồng nấm. Ngoài ra, cần phải đảm bảo thực hiện các khâu, giai đoạn đúng kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập và bùng phát dịch hại.
Mức độ nhiễm hại được đánh giá dựa trên tổng của tỷ lệ nhiễm trong giai đoạn ươm sợi và tỷ lệ nhiễm trong giai đoạn thu hái. Mức độ nhiễm hại côn trùng và nấm hại của nấm sò được thể hiển ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm côn trùng và nấm hại trên cácloại giá thể trồng
Giống nấm
Công thức
Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè
Nấm mốc xanh (%)
Ấu trùng ruồi nhỏ (%)
Nấm mốc xanh (%)
Ấu trùng ruồi nhỏ (%)
Nấm sò trắng
I 0,0 81,1 0,0 54,4
II 0,0 45,6 1,1 42,2
III 3,3 10,0 14,4 34,4
IV 18,9 6,7 35,6 15,6
V 4,4 6,7 12,2 31,1
VI 1,1 6,7 13,3 32,2
Nấm sò tím
I 0,0 55,6 0,0 52,2
II 1,1 35,6 6,7 38,9
III 3,3 11,1 14,4 33,3
IV 11,1 3,3 46,7 15,6
V 5,6 6,7 20,0 32,2
VI 5,6 6,7 28,9 32,2