CHƯƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng
Hiệu quả kinh tế nuôi trồng nấm sò trên các giá thể được thể hiện trong bảng 3.6.
3.6.1. Tổng chi
Đây là chi phí cho các nguyên – vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất, gồm có mùn cưa, cám gạo, bột nhẹ, bao nilon, than đốt… và công lao động. Các nguyên vật liệu trên được tính giá theo giá thị trường tại Thừa Thiên Huế. Mùn cưa cao su có giá 1.500 đ/kg khô, mùn cưa keo có giá 500 đ/kg khô, cám gạo có giá 6.500 đ/kg, bột nhẹ 10.000 đ/kg, bao nilon có giá 40.000 đ/kg, than đốt có giá 3.000 đ/kg… công lao động được tính 120.000 đ/công. Tùy thuộc vào mỗi công thức mà số lượng các nguyên – vật liệu khác nhau và làm cho chi phí cũng chênh lệch nhau. Chi phí giữa các giống và các vụ trên cùng công thức giống nhau.
Tổng chi của các công thức dao động từ 5.930,0 – 7.580,0 nghìn đồng. Tổng chi của các công thức tăng dần từ công thức I đến công thức IV. Các công thức thí nghiệm đều có tổng chi thấp hơn so với công thức đối chứng. Công thức I có tổng chi thấp nhất, tiếp đến công thức II với 6.255,0 nghìn đồng, công thức III với 6.580,0 nghìn đồng. Công thức IV có tổng chi cao hơn công thức V nhưng thấp hơn so với công thức đối chứng VI. Công thức IV có tổng chi là 7.230,0 nghìn đồng, công thức V có tổng chi là 7.080,0 nghìn đồng. Công thức đối chứng có tổng chi là 7.580,0 nghìn đồng.
3.6.2. Tổng thu
Được tính dựa trên năng suất và giá cả thị trường. Gía cả thị trường có sự khác nhau giữa các giống nuôi trồng và biến động theo thời vụ nuôi trồng. Trong vụ Đông Xuân giá trung bình cho nấm sò trắng là 25,0 nghìn đồng/kg và nấm sò tím là 35,0 nghìn đồng/kg. Trong vụ Xuân Hè, nấm sò trắng có giá 30,0 nghìn đồng/kg và nấm sò tím có giá 40,0 nghìn đồng/kg. Chính vì vậy nên tổng thu sẽ thay đổi tùy thuộc vào năng suất, giá cả thị trường và giống nuôi trồng. Trong cùng mùa vụ của một giống nhất định thì tổng thu giữa các công thức sẽ thay đổi, phụ thuộc vào năng suất.
- Nấm sò trắng
+ Vụ Đông Xuân: Tổng thu giữa các công thức dao động từ 3.887,5 – 18.639,0 nghìn đồng. Các công thức thí nghiệm đều có tổng thu thấp hơn so với đối chứng.
Công thức I có tổng thu thấp nhất, tiếp đến là công thức II (6,334.4 nghìn đồng). Công thức V có tổng thu chênh lệch ít nhất so với đối chứng (18.241,7 nghìn đồng), tiếp đến là công thức IV đạt 17.756,6 nghìn đồng. Còn công thức III đạt tổng thu là 9.668,2 nghìn đồng.
+ Vụ Xuân Hè: Công thức V đạt tổng thu cao nhất với 20.270,0 nghìn đồng, tiếp theo công thức IV đạt 18.235,0 nghìn đồng. Ngoài hai công thức IV và V, các công
thức còn lại đều có tổng thu thấp hơn so với VI (15.679,0 nghìn đồng) Các công thức I, II và III có tổng thu lần lượt là 4.497,5 nghìn đồng, 9.830,2 nghìn đồng và 13.040,0 nghìn đồng.
- Nấm sò tím
+ Vụ Đông Xuân: Tổng thu dao động từ 5.630,0 – 26.043,5 nghìn đồng. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có tổng thu thấp hơn so với VI. Công thức I với năng suất thấp nhất nên có tổng thu thấp nhất, tiếp đến là công thức II đạt tổng thu 10.716,5 nghìn đồng. Công thức IV và V có chênh lệch tổng thu ít nhất so với VIĐC, tổng thu của hai công thức lần lượt đạt 22.267,2 nghìn đồng và 23.818,7 nghìn đồng. Còn công thức III đạt tổng thu 19.065,3 nghìn đồng.
+ Vụ Xuân Hè: Tổng thu nấm sò trắng giữa các công thức dao động từ 5.610,0 – 26.043,5 nghìn đồng. Công thức V có tổng thu cao hơn so với các công thức khác và đối chứng. Tiếp theo công thức IV đạt 23.827,7 nghìn đồng, công thức III đạt 21.386,5 nghìn đồng và công thức VIđạt 21.300,8. Công thức I và II vẫn đạt tổng thu thấp nhất với lần lượt là 5.610,0 nghìn đồng và 16.999,2 nghìn đồng.
Hình 3.11. Tổng thu của nấm sò trên các giá thể nuôi trồng Qua hình 3.11 cho ta thấy:
0,0 5000,0 10000,0 15000,0 20000,0 25000,0 30000,0
CT I CT II CT III CT IV CT V CT VI
1000đ
Tổng thu
Nấm sò trắng - Vụ Đông Xuân Nấm sò trắng - Vụ Xuân Hè Nấm sò tím - Vụ Đông Xuân Nấm sò tím - Vụ Xuân Hè
- Tổng thu giữa các vụ nuôi trồng trên các công thức có sự khác biệt. Nhìn chung, ở cả hai chủng giống có tổng thu vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Xuân Hè. Ngoại trừ công thức VIcó tổng thu vụ Đông Xuân cao hơn vụ Xuân Hè ở cả hai chủng giống nấm thí nghiệm.
- Giữa các giống thí nghiệm, tổng thu cũng có sự khác nhau. Tổng thu của nấm sò trắng thấp hơn nấm sò tím trên cùng công thức ở cả hai vụ nuôi trồng.
3.6.3. Lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng các giá thể trong sản xuất. Lợi nhuận phụ thuộc vào tổng thu và tổng chi. Cho nên có những giá thể có tổng thu lớn hơn vẫn có thể có lợi nhuận thấp hơn.
Các giống thí nghiệm trong hai vụ trên công thức I có lợi nhuận âm, đồng nghĩa với việc nuôi trồng nấm trên công thức I sẽ không cho lợi nhuận hoặc bị lỗ vốn.
- Nấm sò trắng
+ Vụ Đông Xuân: Công thức V đạt lợi nhuận cao nhất 11.161,7 nghìn đồng, các công thức công thức còn lại đều thấp hơn so với VI (11.059,6 nghìn đồng). Các công thức còn lại, công thức IV có lợi nhuận chênh lệch ít nhất, đạt 10.526,5 nghìn đồng.
Công thức II có lợi nhuận rất thấp, đạt 79,4 nghìn đồng, còn công thức III đạt 3.088,2 nghìn đồng.
+ Vụ Xuân Hè: các công thức II, III, IV, V, VIĐC dao động từ 3.575,2 – 13.190,0 nghìn đồng. Công thức IV và V cao hơn so với VIĐC (8.099,0 nghìn đồng) và công thức V đạt lợi nhuận cao nhất, công thức IV đạt lợi nhuận 11.005,0 nghìn đồng. Lợi nhuận của các công thức II và III lần lượt đạt 3.575,2 nghìn đồng và 6.460,0 nghìn đồng.
- Nấm sò tím
+ Vụ Đông Xuân: Lợi nhuận giữa các công thức dao động từ 4.461,5 – 18.463,5 nghìn đồng (không tính công thức I). Tất cả các công thức thí nghiệm có lợi nhuận thấp hơn so với VI. Trong các công thức thì công thức V có lợi nhuận chênh lệch so với VI ít hơn các công thức còn lại, đạt 16.738,0 nghìn đồng, tiếp theo là công thức IV đạt 15.037,2 nghìn đồng. Công thức III đạt lợi nhuận 12.485,3 nghìn đồng.
+ Vụ Xuân Hè: Công thức III, IV và V có lợi nhuận cao hơn so với VIĐC
(13.720,8 nghìn đồng), công thức V đạt cao nhất với 19.609,5 nghìn đồng, tiếp theo là công thức IV đạt 16.597,7 nghìn đồng và công thức III đạt 14.806,5 nghìn đồng. Còn công thức II đạt 10.744,2 nghìn đồng.
Qua hình 3.12 cho ta thấy:
- Nhìn chung lợi nhuận giữa các vụ nuôi trồng của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau. Lợi nhuận trong vụ Đông Xuân thấp hơn trong vụ Hè Thu trên cùng
công thức thí nghiệm. Chỉ có công thức VIcó lợi nhuận trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Xuân Hè ở cả hai chủng giống.
- Lợi nhuận giữa hai chủng giống cùng công thức cũng có sự khác biệt. Tất cả các công thức thí nghiệm có lợi nhuận của nấm sò tím cao hơn nấm sò trắng trong các vụ nuôi trồng.
Hình 3.12. Lợi nhuận của nấm sò trên các giá thể nuôi trồng -5000,0
0,0 5000,0 10000,0 15000,0 20000,0 25000,0
CT I CT II CT III CT IV CT V CT VI
1000đ
Lợi nhuận
Nấm sò trắng - Vụ Đông Xuân Nấm sò trắng - Vụ Xuân Hè Nấm sò tím - Vụ Đông Xuân Nấm sò tím - Vụ Xuân Hè