Yêu cầu về thái độ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của phòng truyềnthông và các hoạt động truyền thông tại côngty cổ phần misa (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÀM TRUYỀN THÔNG

2.3. Yêu cầu về thái độ

Nói đến thái độ yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc chủ động trong công việc. Một người có thái độ làm việc tốt tốt là người luôn chủ động giải quyết các vấn đề. Yếu tố chủ

động trong công việc thể hiện ở 2 yếu tố: Chủ động với kế hoạch của bản thân, và chủ động với công việc chung.

Những người có thái độ tốt thường là những người luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mà không cần nhắc nhở. Đôi khi những người có thái độ tốt cũng cần có kiến thức tốt. Bạn cần phân biệt giữa người chủ động trong công việc với người làm việc mù quáng.

Chủ động cần kết hợp với quyết định, và phải có hàm lượng kiến thức trong đó.

- Thái độ hợp tác trong công việc

Nói đến thái độ bạn không thể không nhắc đến thái độ hợp tác. Người có thái độ tốt là người biết kiểm soát cái tôi, đề cao cái chung. Họ biết cách làm việc cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng để đạt được kết quả tốt. 1 người theo tư tưởng cá nhân không thể là người có thái độ làm việc tốt.

Đôi khi có những người trầm tính, họ không thích giao tiếp với mọi người. Nhưng trong công việc bắt buộc họ phải hợp tác, chia sẻ thông tin. Kẻ chống đối khác với người có khí chất trầm tính..

- Thái độ làm việc trung thực.

Yếu tố thứ 3 cấu thành nên thái độ tốt đó là trung thực. Trung thực đi kèm với trách nhiệm, và giám nhận trách nhiệm. Kẻ trung thực không phải là kẻ không bao giờ nói dối. Trung thực ở đây là trung thực với bản thân, đồng nghiệp, và công việc. Người này biết khi nào cần chia sẻ thông tin gì, cái gì tốt cái gì xấu.

Người có thái độ làm việc là người luôn nhận trách nhiệm khi làm sai, và không đổ lỗi. Những người ngày có tinh thần cầu tiến và chấp nhận khó khăn cao hơn những người khác

- Động lực làm việc

Thái độ tốt không thể thiếu năng lượng làm việc, hay còn gọi là động lực. Không một kẻ nào làm việc với tin thần uể oải được coi là thái độ tốt. Năng lượng, nhiệt huyết sẵn sàng chấp nhật khó khăn là yếu tốt cấu thành nên người thành công.

Mỗi người sẽ có một động lực khác nhau để làm việc. Nhưng tựu chung lại họ đều phải là người tìm thấy ngọn lửa trong công việc. Cống hiến, nỗ lực để đạt được mục tiêu cá nhân và kết quả chung. Tại sao lại là mục tiêu cá nhân và kết quả chung? Với 1 tổ

chức, khi bạn làm việc bạn cần phải đạt được mục tiêu chung. Nhưng song song với đó bạn cũng phải có động lực để đạt được những mực tiêu cá nhân.

- Khả năng học hỏi.

Nhiều người nói rằng thái độ tốt là chấp hành mệnh lệnh cấp trên; hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên người có thái độ tốt nhất định phải là người không ngừng học hỏi.

Những người không chịu học hỏi không thể tốt lên, đồng thời cũng không thể hoàn thành công việc mới.

Chính vì vậy trong các yếu tố, việc không ngừng học hỏi, và tự học được đánh giá cao. Sẽ chẳng có kẻ nào chấp nhận thử thách mới bằng kiến thức cũ cả.

- Thái độ Tôn trọng

Người có thái độ làm việc tốt là người tôn trọng kết quả của tập thể. Họ luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người, ý kiến cấp trên… Tôn trọng không phải là dăm dắp tin theo và chấp hành. Trong tổ chức tôn trọng phải gắn về với thay đổi và đóng góp. Kẻ tôn trọng theo kiểu gật đầu đồng ý là kẻ u lì chậm tiến không thể coi là người có thái độ tốt được

- Những thái độ khác.

Ngoài những thái độ kể trên để có thái độ làm việc tốt bạn cần rèn luyện thêm một số yếu tố khác như: Tự hào về bản thân; Mở rộng mối quan hệ; tìm kiếm cơ hội mới….

Tuy nhiên cho dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa; người có thái độ tốt phải là người luôn luôn đảm bảo công việc chung và mục tiêu cá nhân. Họ luôn giữ lửa là truyền lửa cho những người xung quanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, những ai làm công tác truyền thông bên ngoài xã hội đã cảm thấy khó khăn, huống chi những người đang thi hành sứ vụ truyền thông Tin Mừng càng gặp khó khăn gấp bội. Họ phải đối diện với những cơ hội và thách đố của thời đại. Do đó, các bài viết, các mẩu tin, các phóng sự hay những thước phim về các sự kiện, các sinh hoạt đạo đức, phải chuyển tải sứ điệp của Tin Mừng.

Người làm truyền thông phải trau dồi và củng cố cho mình đức tin mạnh mẽ, để không khi nào làm nô lệ cho dư luận. Người làm truyền thông phải viết sao cho vừa đơn sơ, chân thực, khách quan lại vừa có chiều sâu và mang đậm tính nhân văn. Có thể nói: sự thành thật chính là chương đầu tiên của cuốn sách làm người. Do đó, tiêu chuẩn tối hậu của người làm truyền thông là phải viết thật, viết thật nhưng không được thô cứng, viết chau truốt ngôn từ nhưng không được sáo rỗng. Một thông tin sai lệch hoặc méo mó, thì hậu quả thật khôn lường. Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực sẽ có sức lan tỏa và tác động tích cực cho đời sống con người và xã hội. Ngôn ngữ ấy phải được chắt lọc sao cho thích hợp với mọi tầng lớp công chúng, làm sao để người tri thức cũng hiểu mà kẻ thường dân cũng hay. Chúng ta cần học cách viết trung dung nhất để bậc tiến sĩ, giáo sư không cảm thấy vô vị, nhạt nhẽo, mà người bình dân cũng có thể thấu hiểu, am tường. Ngòi bút của người làm truyền thông phải như nguồn sáng dẫn đường, để mọi người cùng hướng về đỉnh cao của Chân – Thiện – Mỹ. Do đó, những ai dấn thân trong công việc này luôn phải trau dồi cho mình những kỹ năng và tri thức cần thiết, nhằm mang lại lợi ích cho độc giả. Thật không dễ dàng để có thể vừa viết đúng vừa viết hay, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

CHƯƠNG 3.

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHUYÊN NGÀNH CHO BẢN THÂN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của phòng truyềnthông và các hoạt động truyền thông tại côngty cổ phần misa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)