BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ
2.5. Tổ chức kiểm tra kế toán
Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.5.2 Mục đích kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán nhằm xác định tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng.
Kiểm tra kế toán nhằm thúc đẩy việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán, phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, kinh phí, đôn đốc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về kế toán, tài chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.5.3. Nhiệm vụ của kiểm tra kiểm toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh.
- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của chế độ kế toán về các mặt:
Chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng; Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán, vận dụng và các phương pháp kế toán, kiểm tra về mặt tổ chức, lề lối làm việc, kết quả công tác của bộ máy kế toán.
- Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kỷ luật kế toán, tài chính.
- Từ kết quả điều tra kế toán đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán, trong công tác quản lý của đơn vị.
2.5.4. Nội dung kiểm tra kế toán Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán như:
+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ kế toán;
+ Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi;
+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ kế toán;
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính;
+ Kiểm tra việc tổ chức bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán;
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán;
+ Kiểm tra thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán.
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán gồm:
+ Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phaâ công phân nhiệm trong bộ máy kế toán của đơn vị. Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện quy định đối với cán bộ kế toán, thực hiện chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán;
+ Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận tổ chức kế toán và quan hệ giữa tổ cgức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị kế toán.
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2.5.5. Cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán
- Bộ tài chính quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán thuộc các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UBND các cấp tỉnh và đơn vị kế toán khác của Trung ương.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ và cơ quan khác ở Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý.
- Đơn vị kế toán cấp trên quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trực thuộc đơn vị kế toán cấp trên.
2.5.6. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra kế toán
- Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán, đồng thời có thẩm quyền thực hiện kiểm tra kế toán.
- Các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các đơn vị kế toán có quyền kiểm tra kế toán.
2.5.7. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra
- Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
- Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
- Trưởng đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
2.5.8. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị được kiểm tra kế toán - Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra kế toán
+ Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
+ Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
- Quyền hạn của đơn vị được kiểm tra kế toán
+ Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.5.9. Thời gian kiểm tra kế toán
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra;
thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật lao động.