Một số tồn tại, hạn chế trong công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chiến lược ngoại giao kinh tế của việt nam giai đoạn 1986 đến nay (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO KINH TẾ TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY

2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam

Sau hơn 35 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế đối ngoại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cán bộ về kinh tế đối ngoại nói riêng và kinh tế quốc tế nói chung vẫn còn hạn chế. Trong đó, sự chuyển biến về nhận thức và hành động ở các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài chưa thật sự đồng đều, toàn diện…

Thứ hai, công tác phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật sâu rộng ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương và cả trong

cộng đồng doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin tham mưu chiến lược về tình hình kinh tế thế giới, về đối tác, thị trường trong thời gian qua đã được tăng cường, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới... Khả năng nhận định, đánh giá và dự báo tình hình chưa cao, các vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác động trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhìn chung còn yếu.

Thứ ba, hiệu quả hợp tác chưa được như kỳ vọng, ngoại giao đa phương chưa phát huy hết các lợi thế, chưa tận dụng tốt các cơ hội để kinh tế nước ta hội nhập quốc tế nhanh và sâu hơn. công tác quảng bá hình ảnh đất nước, hỗ trợ xúc tiến kinh tế đối ngoại chưa ngang tầm với tiềm năng quan hệ giữa Việt Nam và đối tác. Về mặt chính sách, Việt Nam đang thiếu một Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tăng cường hiệu quả và tính chủ động trong phối hợp liên ngành để triển khai các cam kết quốc tế.

Thứ tư, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, cần tiếp tục được nâng cao năng lực và trang bị những kỹ năng cần thiết, nhất là trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật kinh tế quốc tế, kỹ năng thương lượng, đàm phán, vận động… Đội ngũ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ngoại giao kinh tế đã tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các công ty hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn chủ yếu là các công ty quốc doanh, không hoạt động xuyên quốc gia, không đa dạng hóa các hoạt động...

khiến lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế thua kém các công ty xuyên quốc gia của các quốc gia khác.

2.4. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cũng còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là chưa tận dụng được hết những cơ hội mà quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế đem đến mà ngược lại hội nhập kinh tế quốc tế còn làm trầm trọng hơn những khó khăn nội tại của nền kinh tế, cụ thể:

Thứ nhất, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế càng nhanh, càng rộng thì áp lực cạnh tranh đối với sản xuất trong nước càng lớn trong khi đó năng lực sản xuất trong nước chậm cải thiện, đặc biệt là ở các ngành công nghiệp hỗ trợ nên nhập siêu đã liên tục tăng lên (chủ yếu nhập các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất). Trong khi đó, sự chuẩn bị trong nước về cơ bản là chưa đầy đủ, chưa có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng để tận dụng cơ hội từ hội nhập. Do đó, cơ cấu kinh tế còn chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả. Tình trạng phát triển dàn trải, không có trọng tâm của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực hạn chế đang kìm hãm khả năng tăng trưởng vượt bậc và bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, khu vực tư nhân mặc dù đã phát triển song quy mô còn nhỏ và còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính. Ngoài ra, các vấn đề về đất đai, lao động, vốn và công nghệ còn chưa phát triển đồng bộ … tất các những vấn đề này đều tác động và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Thứ hai, năng lực kiểm soát và điều tiết các dòng vốn còn yếu khiến cho hiệu quả của FDI cũng như ODA chưa cao. Hội nhập KTQT đã mang lại cho Việt nam cơ hội thu hút các dòng vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy bên cạnh những tác động tích cực, chất lượng kiểm soát và điều tiết, quản lý các dòng vốn này chưa cao nên những vấn đề từ thu hút FDI (ô nhiễm môi trường, chuyển giá, thất thu thuế, tác động lan tỏa từ khu vực kinh tế nhà nước sang các khu vực khác kém…), hiệu quả sử dụng ODA, ổn định kinh tế vĩ mô… đều là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thế. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều

bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện.

Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Thứ tư, khả năng nhận định, đánh giá và dự báo trước tình hình diễn biến trên thực tế để chủ động xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến lược ngoại giao kinh tế của việt nam giai đoạn 1986 đến nay (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)