Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới

Một phần của tài liệu Đề tài chiến lược ngoại giao kinh tế của việt nam giai đoạn 1986 đến nay (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới

Theo Elias G. Hadjikoumis (2021), sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đang trở thành thách thức lớn nhất hiện nay của toàn cầu, khiến một số vấn đề kinh tế trở nên trầm trọng, đặc biệt là sự suy giảm trong xu hướng toàn cầu hóa và thương mại tự do, xuất hiện thái độ bảo hộ với thương mại quốc tế và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Nếu như trước đây, chuỗi cung ứng kịp thời được coi là phương pháp hiệu quả nhất thì trong tương lai gần, nhiều quốc gia lựa chọn phát triển các chuỗi cung ứng phù hợp với mục đích phục hồi kinh tế.

Điển hình là trong đại dịch COVID-19, việc dựa vào hàng công nghiệp của Trung Quốc có thể gây tổn hại khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ, nên nước này đã khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung Quốc hoặc chuyển sang các quốc gia khác. Nhật Bản đã dành một quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các công ty của nước này chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. EU đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao kinh tế đối với 28

quốc gia thành viên, nhưng mỗi quốc gia đều có chiến lược ngoại giao kinh tế độc lập riêng, vì lợi ích cụ thể của một quốc gia có thể không phù hợp với lợi ích của EU.

Sự kiện Brexit là một minh chứng cụ thể về tầm quan trọng của việc mỗi quốc gia cần có chiến lược ngoại giao kinh tế độc lập. Dưới tác động của toàn cầu hoá, các quốc gia phải điều chỉnh lại chính sách và chiến lược kinh tế đối ngoại của mình đối với các quốc gia khác nhằm thúc đẩy lợi ích của quốc gia.

Trong bối cảnh đó, thúc đẩy phát triển ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới, Việt Nam cần chú trọng các giải pháp trọng tâm sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đội ngũ cán bộ liên quan đến ngoại giao kinh tế và cộng động doanh nghiệp về chiến lược ngoại giao kinh tế, đặc biệt là về những diễn biến mới, thách thức mới và các cách thức ứng phó như: Bảo hộ với thương mại quốc tế, đứt gãy chuối cung ứng, các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá…

Hai là, tiếp tục sửa đổi và ban hành các quy định pháp luật phục vụ cho hoạt động ngoại giao kinh tế, phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, mức độ tín nhiệm của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đảm bảo rằng, hệ thống luật pháp của quốc gia đó đối với các hoạt động kinh tế phải minh bạch, rõ ràng, tuân theo các nguyên tắc của thị trường và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cần có chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả và tính chủ động trong phối hợp liên ngành để triển khai các cam kết quốc tế.

Ba là, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách; đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu. Điều này càng phải được đẩy mạnh hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động đến hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Bốn là, xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng để mở rộng các hoạt động ngoại giao kinh tế: Các cơ sở hạ tầng cần cho hoạt động kinh tế đối ngoại là các cảng biển, đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế, sân bay quốc tế, các đường cao tốc nối từ các trung tâm kinh tế đến sân bay và cảng biển, hệ thống liên lạc, viễn thông, các trung tâm logistics... Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới; cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro hoạt động thương mại biên giới.

Năm là, đổi mới cơ cấu nhập khẩu theo hướng gia tăng nhập khẩu bằng phát minh sáng chế, các công nghệ mới...; chú trọng nhập khẩu các dịch vụ cần cho phát triển kinh tế đối ngoại, trước mắt như: Các dịch vụ tư vấn, các dịch vụ cung ứng vốn, các dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ viễn thông; tăng tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng, giảm bớt hàng rào bảo hộ.

Sáu là, nghiên cứu rà soát các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại. Cụ thể, rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, rà soát và ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu. Về mặt vĩ mô, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.

Bảy là, tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; Tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong việc hỗ trợ tìm kiếm thị trường, chính sách của quốc gia sở tại, cũng như tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới…

Tám là, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động ngoại giao kinh tế. Trong thời gian tới, tiếp tục cử các cán bộ đi học các lớp ngắn hạn ở nước ngoài chuyên về các quan hệ kinh tế quốc tế, kỹ thuật đàm phán quốc tế và luật pháp quốc tế. Tăng cường đầu tư cho các trường đại học đào tạo các chuyên ngành quốc tế, cho các viện nghiên cứu quốc tế, cho các bộ phận nghiên cứu tìm hiểu thị trường, cho các trường dạy những nghề phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại...

Một phần của tài liệu Đề tài chiến lược ngoại giao kinh tế của việt nam giai đoạn 1986 đến nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)