XBL (2009) KRESS EAS PIA BOSD, HEIDE SCAR

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Sử dụng các trò chơi trong dạy học ngoại ngữ (Trang 129 - 141)

=I, 35-39

9. Maw (2016) 4#. Iba: Abate SAE Hh

10. ủ.(2020) AFUE A EK AF FIE/A HVE tir https://cn.usp- pl.com/index.php/jyyjuy/article/download/28358/28290. , truy cập ngày 22/8/2023

11.JRl#È.(1998) X7#jt23⁄“14J7-7/⁄.4LmẮ: ACRE SA HE

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIENG TRUNG HOC PHAN 1 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ThS.Vii Thùy Trang””

Tóm tắt: Sau hơn 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã có được những bước phát triển nhanh chóng về moi mặt. Với tam quan trọng ngày càng tăng toàn điện của Trung Quốc không ngừng được nâng cao, ngôn ngữ tiếng Trung Quốc cũng đang lan rộng và thịnh hành trên khắp thé giới. Là một trong những ngôn ngữ khó học nhất, làm thé nào để có nhiễu sinh viên quốc tế thành thạo tiếng Trung luôn là bài toán khó trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Trung như một ngoại ngữ. Và đặc biệt trong boi cảnh giảng dạy tiếng

Trung như một ngoại ngữ không chuyên cho sinh viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội, việc tim ra các phương pháp, cách thức làm tăng hiệu quả giảng day và học tập luôn

được đội ngũ giảng viên tiếng Trung của Nhà trường quan tâm nghiên cứu. Trong giai đoạn dau học tiếng Trung (môn tiếng Trung HP1), việc sử dụng phương pháp day học bằng trò chơi sẽ giúp sinh viên tăng hứng thú, giảm bớt sự nhàm chán và học tập một cách hiệu quả. Bài viết giải thích ngắn gọn, giới thiệu phương pháp day qua học trò

chơi ngôn ngữ, thực trạng sử dụng phương pháp dạy học qua trò chơi trong công tác

giảng dạy tiếng Trung HPI tại Trường Đại học Luật Hà Nội, qua đó đề xuất những trò

chơi phù hợp và hiệu quả cho sinh viên.

Từ khóa: Giảng dạy tiếng Trung; Phương pháp dạy học; Trò chơi ngôn ngữ.

1. Đặt van đề

Việt Nam — Trung Quốc là hai nước láng giềng có chung thê chế chính trị và có quá trình gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử. Trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đặc biệt ké từ khi hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn điện” vào tháng 5 năm 2008 trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nhu cầu giao lưu hai nước trên mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến đời song xã hội ngày một tang cao. Số lượng sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có nguyện vọng học ngoại ngữ tiếng Trung ngày càng tăng qua từng năm, điều này thé hiện sự quan tâm và hứng thú của các em đối với Trung Quốc. Nhưng đối với người nước ngoài, việc học tiếng Trung không phải là một việc dé dang. Đặc biệt đối với sinh viên học tiếng Trung HPI chính là giai đoạn học đầu tiên, các em sẽ gặp một số khó khăn về: ngữ âm, từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp... Nếu lớp học tiếng Trung quá nhàm chán thì sự hứng thú của người học cũng giảm sút. Đặc biệt đối tượng người học là sinh

viên — người trưởng thành. Người trưởng thành có khả năng tự chủ mạnh mẽ, có nhận thức hoàn thiện, có thê học ngôn ngữ chuyên sâu và nâng cao khả năng của mình thông

* Phòng Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội

qua các phương pháp học tập khác nhau thay vì chỉ dua vào việc bắt chước. Đồng thời, kinh nghiệm và nền tảng văn hóa của người trưởng thành cũng phong phú, đa dạng.

Điều đó giúp họ hiểu và vận dụng tốt hơn kiến thức ngôn ngữ khi học tập, từ đó đạt được kết quả học tập hiệu quả. Tuy nhiên, người trưởng thành có thể bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc và tâm lý khi học một ngôn ngữ, họ có thể lo lắng và sợ mắc lỗi, đồng thời có thé cảm thấy xấu hỗ về một số lỗi bính âm hoặc ngữ pháp, điều này sẽ gây ra những hạn chế nhát định trong cách diễn đạt bằng lời nói. Bên cạnh đó người trưởng thành thận trọng hơn và thích suy nghĩ độc lập trước khi bày tỏ, điều này có thê khiến họ không thê hoặc có hạn chế khi bày tỏ ý kiến của minh một cách dé dàng như lứa tuôi thanh thiếu niên. Đây cũng là những khó khăn mà nhiều sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã chia sẻ với tác giả trong buổi đầu nhập môn. Hơn nữa, trong các lớp học tiếng Trung thường xuất hiện các vấn đề như trình độ tiếp thu ngoại ngữ của sinh viên khác nhau, tính cách khác nhau, nền tảng văn hóa đa dạng ... Trước những khó khăn đó, nếu giảng viên chỉ sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống như đọc chính tả, đọc, chép, sinh viên sẽ sớm mat hứng thú học tập, thậm chí khó tiếp thu nội dung giảng dạy, khiến các em mat tập trung, nhiệt tình trong giờ học. Phương pháp day học truyền thống dựa trên đầu ra tuy rất cần thiết nhưng lại không phát huy được tính chủ động, khơi dậy không khí lớp học của sinh viên, thiếu sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên hoặc

giữa sinh viên với sinh viên.

Dé giải quyết van dé này, bài viết dựa trên tình hình việc sử dụng phương pháp dạy học qua trò chơi các tại lớp học tiếng Trung HP1 - Trường Dai học Luật Hà Nội đưa ra những thuận lợi và khó khăn dé từ đó đề xuất các phương án day học ngoại ngữ qua trò chơi hiệu quả. Mặc dù phương pháp dạy học trò chơi có triển vọng sử dụng rộng rãi trong giảng dạy tiếng Trung, nhưng các phương pháp cụ thé cần được khám phá và cải tiến hơn nữa dé đáp ứng nhu cầu của người học ở các cấp độ khác nhau và thúc day tốt hơn việc nâng cao chất lượng và trình độ giảng dạy tiếng Trung.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm và tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học qua trò chơi ngôn ngữ

Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt: “Tro chơi học tập là loại trò chơi thực hiện nhiệm vụ dạy học đối với trẻ em, nhằm phát triển định hướng cảm giác, năng lực quan sát, chú ý, ghi nhớ, tư duy ngôn ngữ...”. Phương pháp dạy học qua các trò chơi được sử dụng cho nhiều cấp bậc học trong nhiều môn học. Phương pháp dạy học qua trò chơi ngôn ngữ là phương pháp phổ biến trong dạy học nói chung và ngoại ngữ nói

6 https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-

ttr%C3%B2%20ch%C6%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20t%E1%BA%ADDp ngày truy cập 05/09/2023

riêng. Đúng như tên gọi, phương pháp này sử dụng trò chơi làm phương tiện hỗ trợ nhằm thúc đây quá trình đạy học và nâng cao hiệu quả dạy học.

Khái niệm về phương pháp dạy học qua các trò chơi ở phương Tây có thê bắt nguồn từ khái niệm “sân chơi trẻ em” của nhà triết học Hy Lạp cô đại Platon. Platon định nghĩa “Trò chơi là những hoạt động mô phỏng có ý thức được tạo ra bởi nhu cầu của tất cả trẻ nhỏ dé phát triển khả năng và cuộc sống”. Trong tác phẩm “Quốc gia ly tưởng”, ông dé cập đến “giáo dục qua trò chơi” và khám phá những đặc điểm thiên bam

của trẻ em trong trò chơi.

Năm 1632, nhà giáo dục người Séc John Amos Comenius đã chỉ ra trong chuyên

luận “Đại giáo học luận” của mình: “Giang viên nên tìm mọi cách để sinh viên cảm thay việc học là một điều thú vi va không ngừng kích thích lòng khao khát kiến thức của người học””, chỉ khi sinh viên hứng thú với nội dung học tập thì các em sẽ tích cực đầu

tư vào việc học, hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao rõ rệt.

Dewey, một nhà giáo dục người Mỹ, cho rằng việc thiết lập các khóa học trò chơi đặc biệt trong trường học là rất cần thiết, ông ủng hộ “dạy hoạt động” và tuân thủ quan niệm “học từ thực tiễn” hơn là sử dụng mô hình dạy học truyền thống. Dé sinh viên có thể học từ thực hành và tích lũy kinh nghiệm, “trò chơi” là một hình thức “thực hành”

quan trọng. Ông cũng tin rằng các trường học nên chú ý đến “trò chơi”, coi “trò chơi”

là đối tượng đáng dé nghiên cứu và thực sự đưa chúng vào kế hoạch giảng dạy chứ

không phải chủ nghĩa hình thức hoi hot.

Ở Trung Quốc, khái niệm dạy trò chơi của Trung Quốc lần đầu tiên được phản ánh trong “tư tưởng vui học” của Không Tử. Không Tử tin rằng “người biết không bằng người biết rõ, người giỏi không bằng người thích học”Š.

Wang Heling (2000) định nghĩa: “Dạy học qua trò chơi là phương pháp giảng dạy dưới

dạng trò chơi để giúp sinh viên nắm vững nội dung và kiến thức trong sách giáo khoa một cách vô thức trong sự hứng thú và cạnh tranh”.

Việc dạy ngôn ngữ tiếng Trung qua trò chơi được chia thành sáu phan: day phát âm, dạy chữ Hán, dạy từ vựng, dạy ngữ pháp, dạy diễn ngôn và rèn luyện giao tiếp. Xu

Muzhu chia việc dạy trò chơi thành ba khía cạnh: dạy bính âm, day từ vựng và dạy ngữ

pháp trong "Nghiên cứu sơ bộ về phương pháp dạy trò chơi trong dạy tiếng Trung như

một lớp học ngoại ngữ” (2009). S1 Yiyang chia trò chơi dạy học thành bảy loại trong

cuốn "Sử dụng trò chơi trong dạy tiếng Trung như ngoại ngữ" (2011): trò chơi bài, trò

7 John Amos Comenius, “Dai giáo học luận”, NXB NewYork, 1967

https://archive.org/details/cu3 192403 1053709/page/n7/mode/2up?ref=ol& autoReadAloud=show&view=theate ngày truy cập 05/09/2023

8 Không Tử, Luận Ngữ

° Wang Heling, Thảo luận ngắn gọn về việc sử dụng phương pháp dạy học trò chơi Tạp chi của Đại học Sư phạm

Yanbei, 2000.

chơi chữ, trò chơi hành động, trò chơi biểu diễn, trò chơi trí nhớ, trò chơi bài hát và các

trò chơi khác.

Các nghiên cứu trên không chỉ đưa ra định nghĩa về dạy học trò chơi mà còn phân

loại việc dạy học, trò chơi theo môi trường và nội dung khác nhau. Trong phạm vi nội

dung bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu, đề xuất các trò chơi học tập phù hợp với chương trình giảng day của ngoại ngữ tiếng Trung HP1, đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp của trò chơi với nội dung giảng dạy, đối tượng người học và thời lượng học.

2.2. Mục đích, nguyên tắc của phương pháp dạy học qua trò chơi ngôn ngữ

Mục đích của phương pháp dạy học qua các trò chơi ngôn ngữ là phục vụ hiệu

quả cho việc dạy học trên lớp. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các trò chơi được thiết kế xoay quanh những điểm khó giảng dạy là đạt được việc học ngôn ngữ và giao tiếp sử dụng. Theo bai viết “Sử dụng trò chơi trong việc tiếp thu và dạy ngôn ngữ thứ hai” của

học giả Zeng Jian: “mục đích của trò chơi là làm tăng sự hứng thú của người học trong

việc học một ngôn ngữ, đồng thời rèn luyện và thực hành các tương tác giao tiếp trong giao tiếp thực dụng nhất định. Đề đạt được hiệu qua dạy học như mong doi’”!®. Ngoài ra

phương pháp dạy học qua các trò chơi ngôn ngữ còn có mục đích là giúp sinh viên củng

có những kiến thức đã học trong không khí thoải mái, dé chịu.

Một lớp học ngoại ngữ dạy tiếng Trung hiệu quả cần phải dạy sao cho phát triển được khả năng giao tiếp và phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên. Quá

trình giảng dạy phải tích cực và có khả năng huy động được sự nhiệt tình học tập của

sinh viên. Vì vậy, việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học cần tuân thủ những nguyên tac sau.

Đầu tiên, thời gian dành cho trò chơi nên vừa phải. Chức năng chính của trò chơi trong lớp là kích thích không khí, khơi dậy hứng thú học tập và khuyến khích sinh viên tập trung. Vì vậy, thời gian trò chơi trên lớp không nên quá dài, khoảng 5 đến 10 phút là tối ưu. Nếu thời gian quá ngắn thì các điểm kiến thức không thể được ôn lại một cách hiệu qua, nếu thời gian quá dài sé dé dẫn đến xao nhãng va ảnh hưởng đến việc phát triển liên kết day học tiếp theo.

Thứ hai, việc lựa chọn trò chơi phải có mục tiêu. Mục đích của trò chơi trên lớp

là củng cô kiến thức, vì vậy giảng viên cần can thận lựa chọn loại hình trò chơi dua trên nội dung trọng tâm của bai học. Vi dụ, nếu môn học mới tập trung vào từ mới và phát âm, giảng viên có thé chọn các trò chơi luyện nghe như “Microphone”; khi bước vào giai đoạn ôn tập, tóm tắt có thé sử dụng các trò chơi biểu diễn và sử dụng toàn diện như diễn tình huéng, đóng vai dé cho phép sinh viên sử dụng kiến thức đã học một cách linh

hoạt đê nâng cao hơn nữa kỹ năng giao tiêp của mình.

10 Zeng Jian, “Sử dụng trò chơi trong việc tiếp thu và dạy ngôn ngữ thứ hai”, Tạp chí Giáo dục đại học, Hồ Bắc, 2006

Thứ ba, việc lựa chọn trò chơi cần kết hợp với giao lưu văn hóa. Khi thiết kế và lựa chọn trò chơi, giảng viên nên tính đến bản chất văn hóa của trò chơi, chăng hạn khi chơi trò chơi biểu diễn có thé lay chủ dé là các câu chuyện văn hóa cỗ xưa của Trung Quốc. Giảng viên nên cố gang sử dụng trò chơi dé cho phép sinh viên cảm nhận tiếng Trung từ nhiều góc độ khác nhau và đánh giá cao vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhằm dat được vai trò truyền tải tiếng nói của Trung Quốc, kế chuyện Trung Quốc và quảng bá văn hóa Trung Quốc.

Thứ tư, thiết kế trò chơi cần đề cao tính thực tế. Mặc dù các trò chơi trong lớp bắt đầu rất vui nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là nắm vững và chuyên hóa kiến thức ngôn ngữ. Vì vậy, khi thiết kế trò chơi trong lớp học, giảng viên nên chú trọng đến tính thực tiễn. Trò chơi tiếng Trung phải có khả năng thích ứng với trình độ ngôn ngữ của sinh viên, tập trung vao việc trau dồi toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để ngôn ngữ có thê được nói và sử dụng một cách thực sự.

Thứ năm, trò chơi nên tập trung vào sự hợp tác. Mặc dù học tập là một hành vi

cá nhân nhưng giao tiếp không phải là nỗ lực đơn độc. Sự hợp tác có thê giúp việc thực hành ngôn ngữ hiệu quả hơn. Khi lựa chọn trò chơi, giảng viên cần chú ý đến tính hợp tác. Cố gắng chọn những trò chơi cho phép sinh viên hợp tác theo cặp và nhóm, chăng hạn như đối đầu nhóm, hợp tác dé hoàn thành nhiệm vụ, v.v., những trò chơi này không chỉ rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp của sinh viên mà còn rèn luyện tinh thần làm việc nhóm của sinh viên.

2.3. Đặc điểm của phương pháp dạy học qua trò chơi ngôn ngữ

So với các phương pháp dạy học thông thường như phương pháp nhận biết,

phương pháp giảng bai chuyên sâu, phương pháp đọc, phương pháp dạy hoc qua trò chơi trong lớp có những nét độc đáo riêng.

Đầu tiên, trò chơi khiến việc dạy tiếng Trung trở nên mở rộng hơn. Trò chơi trong lớp học tiếng Trung là một hoạt động ngôn ngữ mở yêu cầu giảng viên và sinh viên cùng nhau tham gia. Trò chơi có thé tạo ra môi trường học tập cởi mở dé sinh viên tham gia.

Thứ hai, trò chơi làm cho việc dạy tiếng Trung trở nên thú vị. Đối với sinh viên nước ngoài nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng, tiếng Trung là một ngôn ngữ phức tạp. Một số lượng lớn các ví dụ cho thấy khi trò chơi được sử dụng hợp lý trong lớp học, khả năng tập trung và sự tham gia của sinh viên được cải thiện rất nhiều, khả năng nam vững các điểm kiến thức cũng tương đối được cải thiện. Vi vay, SO VỚI VIỆC luyện đọc va viết nhàm chán, việc lựa chọn trò chơi dạy học phù hợp có thể kích thích sự hứng thú của các em, đồng thời giúp sinh viên tích cực học hỏi kiến thức mới trong bau không khí thoải mái, dé chịu.

Thứ ba, trò chơi làm cho việc dạy tiếng Trung có tính tương tác và giúp sinh viên chủ động hơn. Trò chơi là một quá trình đầu vào và đầu ra hai chiều, thông qua các hình thức trò chơi khác nhau nhưng có mục tiêu cao, giảng viên và sinh viên có thể tương tác, trong quá trình hỏi và trả lời cũng sinh viên có thể đạt được hiệu ứng “ngắm ngoại ngữ tự nhiên” hay chuyền đổi tư duy một cách tự nhiên. Giảng viên hướng dẫn sinh viên khám phá và giải quyết vẫn đề trong trò chơi, giúp sinh viên phát triển hiểu biết và tư duy sâu hon; trò chơi cũng có thé khiến sinh viên chuyền từ bị động sang chủ động và học tập tích cực hơn; các trò chơi trải nghiệm như biểu diễn tình huống cũng có thể giúp sinh viên thực sự hiểu tiếng Trung.

2.4. Tình hình sử dụng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ qua trò chơi doi với sinh viên học tiếng Trung HPI tại Trường Đại học Luật Ha Nội

Hiện nay, Nga — Pháp — Trung là một số những ngôn ngữ ngoài tiếng Anh đang

được giảng dạy như một môn ngoại ngữ không chuyên tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Môn học tiếng Trung HP1 giảng day tại Nhà trường sử dụng “Giáo trình Hán ngữ - Quyền thượng” của nhà xuất bản Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh, năm 2006 với tổng cộng 15 bai học. Môn học được giảng dạy với thời lượng là 42 tiết, tương đương với 3 tín chỉ.

Theo kết quả phỏng van budi đầu nhập môn hang năm tại các lớp học tiếng Trung HP1 tại Nhà trường, hầu hết các bạn sinh viên đều trả lời mình lựa chọn học tiếng Trung vì kết quả cũng như năng lực học tập tiếng Anh chưa tốt và mong muốn thử sức với một tiếng ngoại ngữ mới như tiếng Trung . Như vậy với đối tượng học môn tiếng Trung HP1 tại Trường đại học Luật Hà Nội là những sinh viên có nên tảng, kĩ năng học ngoại ngữ phần lớn chưa tốt hoặc ở mức trung bình khá. Trong khi đó, quá trình học tiếng Trung giai đoạn đầu ở HPI nhiều sinh viên gặp khó khăn không chi ở việc học phát âm mà chữ tượng hình cũng là một trở ngại rất lớn. Nhiều em cảm thấy tiếng Trung rất khó học và dễ bỏ cuộc trong quá trình học tập. Việc xuất hiện hiện tượng này tất yếu đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải cân thận hơn trong quá trình giảng dạy, khắc phục những khuyết điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và bổ sung thêm yếu tổ tương tác trong lớp học nhằm giúp sinh viên hòa nhập với không khí học tập tiếng Trung. Các loại hình học tập khác nhau phù hợp với các phương pháp giảng dạy khác nhau, chỉ bằng cách lựa chọn các phương pháp dạy trò chơi khác nhau tùy theo đối tượng giảng dạy, mục tiêu giảng dạy và nội dung giảng dạy cụ thé, chúng ta mới có thé đạt được kết quả gap đôi với một nửa công sức'!. Giảng viên tiếng Trung của Nhà trường đều chú trọng tới việc phong phú các hình thức, phương pháp dạy học mà trong số đó thì việc sử dụng các

SF WER ACAIE TEM SPD BCE FAY DL [J].2019.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Sử dụng các trò chơi trong dạy học ngoại ngữ (Trang 129 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)